Địa đạo Kỳ Anh là tên gọi của hệ thống địa đạo xã Kỳ Anh, nay là xã Tam Thăng, thành phố Tam Kỳ. Cùng với địa đạo Vĩnh Mốc (Quảng Trị), địa đạo Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh), địa đạo Kỳ Anh ra đời trong bối cảnh lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ vào giai đoạn ác liệt nhất. Xuất phát từ tình hình thực tế nhu cầu của cách mạng, để giữ vững căn cứ địa, đồng thời tạo ra mối liên hoàn giữa vùng đông và vùng tây Tam Kỳ, Đảng bộ Tam Kỳ đã chỉ đạo quân, dân Kỳ Anh quyết tâm thực hiện phương châm “một tấc không đi, một ly không rời”, “bám đất, bám làng” tận dụng mọi thời cơ đánh địch.
Địa đạo Kỳ Anh được bắt đầu đào từ năm 1965, hoàn thành năm 1967 với tổng chiều dài 32km, chiều rộng từ 0,5 - 0,8m, chiều cao từ 0,8 - 1m. Đặc biệt, hầm chỉ huy cao đến 2,5m. Chiều dài các đoạn địa đạo tùy theo địa thế của mỗi thôn, trong lòng có nơi rất hẹp nhằm để phòng khi địch phát hiện miệng địa đạo dùng hơi cay hay lựu đạn ném xuống, ta dễ dàng bịt kín, ngăn đoạn còn lại để thoát, tránh thương vong.
Di tích địa đạo Kỳ Anh được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia năm 1997. Mặc dù qua một số lần trùng tu, tôn tạo nhưng do địa hình đất cát, địa đạo rất dễ bị sụt lún. Nhằm phát huy hơn nữa lợi thế du lịch của địa đạo Kỳ Anh, thành phố Tam Kỳ đã tập trung nhiều nguồn lực để đầu tư xây dựng mới, cải tạo trùng tu một số công trình tại khu di tích như: nhà đón tiếp, nhà trưng bày, hầm chỉ huy, chòi nghỉ chân,…
Sản phẩm du lịch Di tích lịch sử cách mạng địa đạo Kỳ Anh ra đời sẽ góp phần quan trọng vào chuỗi du lịch phía Nam của tỉnh Quảng Nam.
Cùng ngày, thành phố Tam Kỳ đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam khai trương, đưa vào hoạt động làng nghệ thuật cộng đồng Tam Thanh; xác lập Kỷ lục Việt Nam về bộ tranh thuyền thúng đầu tiên và nhiều nhất Việt Nam.
Trên con đường ven biển của xã Tam Thanh, Ban Tổ chức đã sắp đặt 111 thuyền thúng (tương ứng với 111 năm Phủ lỵ Tam Kỳ). Tại đây có 5 điểm sắp đặt thuyền thúng nghệ thuật để du khách chiêm ngưỡng. Trong đó, những tác phẩm trên thuyền thúng như những bộ sưu tập thể hiện giá trị, văn hóa bản địa. Bên cạnh đó, để góp phần tạo ra sự đa dạng trong sản phẩm du lịch, UBND thành phố Tam Kỳ đã lập ra Tổ du lịch lưu trú cộng đồng theo hình thức homestay, trước mắt có 10 hộ tham gia; tổ chức việc đưa du khách tham quan trên sông Trường Giang; tạo không gian trưng bày văn hóa gồm những hình ảnh, hiện vật của người dân miền biển tại Nhà Văn hóa thôn Hạ Thanh 1.
Tất cả những tác phẩm trên, với điểm nhấn là Làng Bích họa Tam Thanh và Con đường nghệ thuật thuyền thúng đã tạo nên sự đa dạng về sắc màu trong việc tạo ra nhưng sản phẩm du lịch độc đáo, phát triển sinh kế với sự tham gia của cộng đồng…
Di tích địa đạo Kỳ Anh đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia năm 1997. Ảnh minh họa: Internet. |
Địa đạo Kỳ Anh được bắt đầu đào từ năm 1965, hoàn thành năm 1967 với tổng chiều dài 32km, chiều rộng từ 0,5 - 0,8m, chiều cao từ 0,8 - 1m. Đặc biệt, hầm chỉ huy cao đến 2,5m. Chiều dài các đoạn địa đạo tùy theo địa thế của mỗi thôn, trong lòng có nơi rất hẹp nhằm để phòng khi địch phát hiện miệng địa đạo dùng hơi cay hay lựu đạn ném xuống, ta dễ dàng bịt kín, ngăn đoạn còn lại để thoát, tránh thương vong.
Di tích địa đạo Kỳ Anh được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia năm 1997. Mặc dù qua một số lần trùng tu, tôn tạo nhưng do địa hình đất cát, địa đạo rất dễ bị sụt lún. Nhằm phát huy hơn nữa lợi thế du lịch của địa đạo Kỳ Anh, thành phố Tam Kỳ đã tập trung nhiều nguồn lực để đầu tư xây dựng mới, cải tạo trùng tu một số công trình tại khu di tích như: nhà đón tiếp, nhà trưng bày, hầm chỉ huy, chòi nghỉ chân,…
Làng nghệ thuật cộng đồng Tam Thanh. Ảnh minh họa: TTXVN. |
Sản phẩm du lịch Di tích lịch sử cách mạng địa đạo Kỳ Anh ra đời sẽ góp phần quan trọng vào chuỗi du lịch phía Nam của tỉnh Quảng Nam.
Cùng ngày, thành phố Tam Kỳ đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam khai trương, đưa vào hoạt động làng nghệ thuật cộng đồng Tam Thanh; xác lập Kỷ lục Việt Nam về bộ tranh thuyền thúng đầu tiên và nhiều nhất Việt Nam.
Những tác phẩm trên thuyền thúng như những bộ sưu tập thể hiện giá trị, văn hóa bản địa. Ảnh minh họa: Internet. |
Trên con đường ven biển của xã Tam Thanh, Ban Tổ chức đã sắp đặt 111 thuyền thúng (tương ứng với 111 năm Phủ lỵ Tam Kỳ). Tại đây có 5 điểm sắp đặt thuyền thúng nghệ thuật để du khách chiêm ngưỡng. Trong đó, những tác phẩm trên thuyền thúng như những bộ sưu tập thể hiện giá trị, văn hóa bản địa. Bên cạnh đó, để góp phần tạo ra sự đa dạng trong sản phẩm du lịch, UBND thành phố Tam Kỳ đã lập ra Tổ du lịch lưu trú cộng đồng theo hình thức homestay, trước mắt có 10 hộ tham gia; tổ chức việc đưa du khách tham quan trên sông Trường Giang; tạo không gian trưng bày văn hóa gồm những hình ảnh, hiện vật của người dân miền biển tại Nhà Văn hóa thôn Hạ Thanh 1.
Tất cả những tác phẩm trên, với điểm nhấn là Làng Bích họa Tam Thanh và Con đường nghệ thuật thuyền thúng đã tạo nên sự đa dạng về sắc màu trong việc tạo ra nhưng sản phẩm du lịch độc đáo, phát triển sinh kế với sự tham gia của cộng đồng…
Nguyễn Sơn (TTXVN)