Thanh tra Chính phủ đã ban hành Kết luận thanh tra số 263/KL-TTCP về thanh tra trách nhiệm UBND tỉnh trong quản lý, sử dụng đất đai, đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường; hoạt động khai thác cát, đất, sỏi và quản lý đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Kết luận đã chỉ rõ một loạt sai phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản giai đoạn 2016 – 2020 tại tỉnh này.
Tỉnh Lai Châu đang đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư nhằm khai thác hiệu quả các lĩnh vực tiềm năng, thế mạnh. Tỉnh ban hành cơ chế chính sách, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư vào tìm hiểu, triển khai thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh. Từ đó, đưa Lai Châu phát triển nhanh, bền vững, góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân.
Trong tháng 3/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực, nổi bật là các chính sách liên quan đến tổ chức bộ máy các bộ, ngành; quy định mới về chế độ bảo hiểm xã hội đối với dân quân thường trực; khai thác khoáng sản.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, thảo luận ở hội trường về dự án Luật Địa chất và khoáng sản chiều 28/6, các đại biểu thống nhất tờ trình của Chính phủ và báo cáo của cơ quan thẩm tra về sự cần thiết ban hành Luật và tên gọi này là phù hợp; đồng thời cho rằng, cần có đánh giá tổng thể về trách nhiệm lập quy hoạch khoáng sản, cũng như định giá quyền khai thác khoáng sản, tránh thất thoát tài sản của Nhà nước.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh Lê Văn Hẳn vừa chỉ đạo thủ trưởng các sở, ban, ngành và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản; phối hợp, trao đổi thông tin, kiểm tra, xử lý hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nhằm ngăn chặn tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn tỉnh.
Ông Nguyễn Hữu Lực, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Văn Chấn (Yên Bái) cho biết: Sau khi nhận được thông tin có hoạt động khai thác khoáng sản (vàng) trái phép tại khu vực giáp ranh giữa hai xã Đại Lịch và xã Chấn Thịnh. Trong sáng 13/4, UBND huyện Văn Chấn đã chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp với UBND xã Chấn Thịnh tiến hành kiểm tra, ngăn chặn và xử lý.
Ngày 23/11, Ủy ban nhân dân huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai cho biết, các bãi tập kết sản phẩm nạo vét lòng hồ Thủy điện Ialy do các công ty, doanh nghiệp thực hiện đều nằm trong phạm vi an toàn hồ đập của Nhà máy Thủy điện Ialy (dưới cao trình 517) thuộc đơn vị này quản lý. Đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng các quy định về bảo vệ công trình thủy lợi, hành lang an toàn công trình thủy điện.
Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành văn bản số 4766/BTNMT-KSVN gửi UBND nhiều tỉnh, thành phố về việc hướng dẫn khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường phục vụ các Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc được áp dụng cơ chế đặc thù.
Xã Sen Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình 10 năm trước là vùng cát trắng, cây cối khó phát triển. Do đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cấp phép khai thác khoáng sản cho các đơn vị khai thác khoáng sản titan. Việc khai thác khoáng sản và hoàn thổ lại diện tích đã khai thác là điều bắt buộc. Những năm qua, việc hoàn thổ diện tích khai thác khoảng sản đã đạt kết quả tốt. Hiện nay, hàng trăm hecta vùng đồi cát cằn cỗi nay đã được phủ xanh bằng các loại cây thích ứng với môi trường.
Thời gian qua, tình trạng ngang nhiên khai thác khoáng sản trái phép quy mô lớn diễn ra tràn lan đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, gây thất thoát nguồn tài nguyên, thuế của nhà nước và tạo dư luận xấu trong nhân dân ở Gia Lai.
Thái Nguyên là địa phương có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng với trên 200 điểm mỏ, gồm nhiều loại khoáng sản như: Vonfram, than, sắt, thiếc, chì, kẽm... Thời gian qua, công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực. Hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản từng bước được chấn chỉnh, dần đi vào nền nếp, nạn khai thác khoáng sản trái phép cơ bản được ngăn chặn…
Ngày 19/3, thông tin từ UBND huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai cho biết, qua kiểm tra, Công an huyện Đăk Đoa đã phát hiện tại khu vực nhà “đầm” của 14 hộ dân thuộc làng KonMahar, xã Hà Đông có 2 điểm có dấu hiệu nghi vấn khai thác khoáng sản vàng trái phép.
Là địa phương có nguồn tài nguyên khoáng sản nhiều nhất tỉnh Thái Nguyên, huyện Đại Từ hiện có 34 điểm mỏ của 23 doanh nghiệp được cấp phép hoạt động khai thác, thăm dò khoáng sản, trong đó có nhiều loại khoáng sản quý, hiếm, có trữ lượng lớn như: Vonfram, than, Titan, cao lanh, thiếc, sắt, barit, đất sét... Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có nhiều điểm mỏ khoáng sản cát sỏi làm vật liệu xây dựng thông thường phân bố ở hầu hết các xã, thị trấn trong huyện. Do làm tốt công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động khai thác, tập kết, chế biến, vận chuyển khoáng sản trên địa bàn nên hiện nay, các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản ở Đại Từ đã cơ bản được kiểm soát và từng bước đi vào nề nếp. Các vụ việc khai thác khoáng sản trái phép nhỏ lẻ được xử lý, giải tỏa ngay từ khi mới xảy ra. Trên địa bàn huyện không còn hiện tượng khai thác, khoáng sản trái phép.
Thông tấn xã Việt Nam kịch liệt lên án tình trạng hành hung, đe dọa tính mạng cũng như xâm phạm phương tiện hoạt động nghiệp vụ của phóng viên tại Tuyên Quang, đồng thời yêu cầu cơ quan chức năng vào cuộc để bảo vệ tính mạng, tài sản công dân nói chung và phóng viên nói riêng.