Khai mạc lễ hội Hoa Anh Đào - Điện Biên Phủ năm 2024

Khai mạc lễ hội Hoa Anh Đào - Điện Biên Phủ năm 2024

Tối 12/1, tại Quảng Trường 7/5, thành phố Điện Biên Phủ, UBND tỉnh Điện Biên tổ chức khai mạc lễ hội Hoa Anh Đào - Điện Biên Phủ năm 2024 chủ đề “Trải nghiệm Pá Khoang - Ngắm Hoa Anh Đào”. Đây là sự kiện văn hóa tiêu biểu của tỉnh Điện Biên, góp phần tăng cường hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam - Nhật Bản, theo tinh thần quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á; tăng cường quan hệ hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước nói chung, với tỉnh Điện Biên nói riêng.

Khai mạc lễ hội Hoa Anh Đào - Điện Biên Phủ năm 2024 ảnh 1Tiết mục văn nghệ đặc sắc kết hợp biểu tượng hoa Ban và hoa Anh Đào với vòng đại xòe đặc trưng của người Thái. Ảnh: Trung Kiên - TTXVN

Dự lễ khai mạc có Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Bùi Thị Minh Hoài, ngài Takio Yamada, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam, đại diện một số tỉnh, thành phố trong nước, đông đảo nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên.

Khai mạc lễ hội Hoa Anh Đào - Điện Biên Phủ năm 2024 ảnh 2Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên Vừ A Bằng phát biểu khai mạc Lễ hội hoa Anh Đào. Ảnh: Trung Kiên - TTXVN

Phát biểu khai mạc, ông Vừ A Bằng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, Điện Biên miền đất lịch sử giàu truyền thống yêu nước, là phên dậu biên cương Tổ quốc, nơi đây có 19 dân tộc cùng sinh sống với sắc màu văn hóa đặc sắc. Đây là vùng đất được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh sắc tươi đẹp thơ mộng, hùng vỹ, khí hậu hài hòa, trong lành. 10 năm trước, năm 2014, Hội Quán đạo đức Nhật Bản trao tặng tỉnh Điện Biên 1.000 cây Hoa Anh Đào - Quốc hoa của Nhật Bản, “đất nước của mặt trời mọc” để trồng trên địa bàn tỉnh. Quá trình sinh trưởng cây Anh Đào tương thích, phát triển phù hợp điều kiện khí hậu, đất đai, thổ nhưỡng của tỉnh.

Khai mạc lễ hội Hoa Anh Đào - Điện Biên Phủ năm 2024 ảnh 3Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Takio Yamada phát biểu tại Lễ khai mạc. Ảnh: Trung Kiên - TTXVN

Hoa Anh Đào - Điện Biên Phủ đến nay trở thành thương hiệu, điểm đến hấp dẫn, thu hút khách trong và ngoài nước, làm phong phú thêm nguồn tài nguyên, sản phẩm du lịch đặc sắc của tỉnh. Qua đó góp phần tăng cường giao lưu, thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết hữu nghị, đưa hình ảnh, văn hóa Nhật Bản đến đông đảo nhân dân tỉnh Điện Biên và khu vực Tây Bắc, hình thành liên kết phát triển du lịch giữa các tỉnh trong vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ theo tinh thần Nghị quyết số 11-NQ/TW, ngày 10/2/2022 của Bộ Chính trị, là điều kiện mở ra cơ hội hợp tác đầu tư, giúp quảng bá, lan tỏa hình ảnh, bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên đến với bạn bè quốc tế. Đồng thời, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, tạo không khí vui tươi, phấn khởi, làm phong phú đời sống tinh thần nhân dân.

Khai mạc lễ hội Hoa Anh Đào - Điện Biên Phủ năm 2024 ảnh 4Tiết mục văn nghệ mang đậm màu sắc và nét văn hóa của các dân tộc tỉnh Điện Biên. Ảnh: Trung Kiên - TTXVN

Lễ hội Hoa Anh Đào - Điện Biên Phủ năm 2024 là dịp quảng bá hình ảnh con người và quê hương Điện Biên, thu hút, kêu gọi nhà đầu tư, du khách Nhật Bản đến tìm hiểu khả năng hợp tác đầu tư, thương mại du lịch. Đặc biệt thúc đẩy sự phát triển của Khu du lịch Pá Khoang - Mường Phăng, đưa “Đảo hoa” trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn thu hút du khách, góp phần làm phong phú thêm nguồn tài nguyên và các sản phẩm du lịch của Điện Biên. Qua đây nhằm giới thiệu, bảo tồn, phát huy các loại hình di sản văn hóa dân tộc của tỉnh Điện Biên; gắn bảo tồn văn hóa với phát huy tiềm năng thế mạnh du lịch, phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển.

Khai mạc lễ hội Hoa Anh Đào - Điện Biên Phủ năm 2024 ảnh 5Tiết mục văn nghệ kết hợp trang phục truyền thống của hai nước Việt Nam - Nhật Bản. Ảnh: Trung Kiên - TTXVN

Trong khuôn khổ lễ hội, người dân, du khách được trải nghiệm hoạt động biểu diễn giao lưu văn hóa, tiệc rượu “Sa Kê - Mông Pê”, Lẩu thắng cố - Lẩu Ô den, phiên chợ rau, quả, nông sản và triển lãm sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao năm 2024; thi ẩm thực chủ đề “Hương sắc Điện Biên”...Cùng với đó là hoạt động giao lưu, thi đấu thể thao sôi động như, Giải chạy việt dã “Điện Biên Phủ Marathon 2024”, Giải đua thuyền Kayak mở rộng và hoạt động trải nghiệm không gian văn hóa: chơi bài lá Karuta, đánh cầu Hanctsuki...của Nhật Bản.

Lễ hội Hoa Anh Đào - Điện Biên Phủ năm 2024 được tổ chức từ ngày 12 - 14/1/2024. Hoạt động này mở màn cho nhiều sự kiện chính trị, văn hóa, du lịch lớn của tỉnh Điện Biên trong năm 2024 như: Lễ hội Hoa Ban 2024, Năm Du lịch Quốc gia Điện Biên, kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 115 năm thành lập tỉnh (28/6/1909 -28/6/2024) và 75 năm thành lập Đảng bộ tỉnh (10/10/1949 - 10/10/2024).

Dự kiến trong năm nay, Điện Biên sẽ có gần 170 sự kiện cấp quốc gia và cấp tỉnh được diễn ra. Đây là cơ hội để địa phương thực hiện mục tiêu đón 1,3 triệu khách du lịch nhằm quảng bá, kêu gọi, thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch, qua đó, từng bước đưa Điện Biên trở thành một trong những trung tâm du lịch của Trung du, miền núi phía Bắc.

Phan Quân

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Độc đáo văn chương trong Gốm Thiệp

Độc đáo văn chương trong Gốm Thiệp

Ngày 4/4/2025, triển lãm Gốm Thiệp bắt đầu mở cửa tự do cho những người yêu mỹ thuật tới thưởng lãm tại địa chỉ 22 Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4) năm 2025

Tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4) năm 2025

Từ ngày 17/4 đến ngày 21/4, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ban Quản lý Làng Văn hóa – Du lịch các Dân tộc Việt Nam sẽ tổ chức “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” 19/4 năm 2025.

Độc đáo bài văn bia được khắc trên núi đá từ 700 năm trước

Độc đáo bài văn bia được khắc trên núi đá từ 700 năm trước

Bia Ma Nhai là một chứng tích lịch sử duy nhất còn lại trên mảnh đất Con Cuông, Nghệ An được khắc vào núi đá, có niên đại cách ngày nay gần 700 năm (1335). Năm 2011, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận bia Ma Nhai là Di tích lịch sử cấp quốc gia.

Phú Thọ: Hoành tráng đêm khai mạc “Sắc màu Du lịch Đất Tổ”

Phú Thọ: Hoành tráng đêm khai mạc “Sắc màu Du lịch Đất Tổ”

Tối 3/4 (tức mùng 6/3 Âm lịch), Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ tổ chức khai mạc chương trình "Sắc màu Du lịch Đất Tổ" và phát động hưởng ứng Chương trình kích cầu Du lịch năm 2025 với chủ đề "Phú Thọ - Đi để yêu". Đây là sự kiện tiêu biểu nằm trong chuỗi các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch phục vụ du khách về dự Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ 2025.

Lễ hội Bạch Đằng: Tôn vinh lịch sử, khơi dậy niềm tự hào dân tộc

Lễ hội Bạch Đằng: Tôn vinh lịch sử, khơi dậy niềm tự hào dân tộc

Sông Bạch Đằng không chỉ là chứng nhân lịch sử mà còn là biểu tượng của lòng yêu nước và tinh thần quật khởi của dân tộc Việt Nam. Đây là nơi đã diễn ra 3 trận thủy chiến vang dội, khắc ghi chiến công anh hùng của ông cha ta trong công cuộc chống ngoại xâm. Đây là lời tri ân được nhấn mạnh tại Lễ Khai hội truyền thống Bạch Đằng năm 2025 được thị xã Quảng Yên (tỉnh Quảng Ninh) tổ chức tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Bạch Đằng tối 3/4.

Khơi mạch nguồn tranh dân gian Làng Sình

Khơi mạch nguồn tranh dân gian Làng Sình

Từ khởi nguồn là loại tranh dùng để thờ cúng trong dân gian từ hơn 400 năm trước, tranh dân gian Làng Sình trải qua nhiều thăng trầm, đến nay vẫn có sức sống, chậm rãi hòa vào dòng chảy văn hóa dân gian vùng đất Huế.

Phát huy giá trị văn hóa Chăm Pa trên vùng đất Phú Yên

Phát huy giá trị văn hóa Chăm Pa trên vùng đất Phú Yên

Phù điêu Kala Núi Bà (Phú Yên) thuộc nền văn hóa Chăm Pa là một trong 33 hiện vật, nhóm hiện vật được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia theo Quyết định số 1712/QĐ-TTG ngày 31/12/2024. Để phát huy những giá trị văn hóa lịch sử này, tỉnh đã tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá; đồng thời tiếp tục nghiên cứu các hiện vật khác nhằm lưu giữ, tôn vinh giá trị văn hóa Chăm Pa trong dòng chảy lịch sử địa phương.

Các hoạt động tháng 4 với chủ đề “Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Các hoạt động tháng 4 với chủ đề “Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Từ ngày 1/4 đến ngày 4/5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ diễn ra các hoạt động tháng 4 với chủ đề “Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam”. Các sự kiện văn hóa góp phần hưởng ứng tôn vinh Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4). Qua đó giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc tại “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, góp phần quảng bá, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của các dân tộc, tăng cường giao lưu giữa các dân tộc, đa dạng phong phú các hoạt động thu hút khách du lịch trong dịp nghỉ lễ.

Khánh thành nhà rông thôn Kon Leang

Khánh thành nhà rông thôn Kon Leang

Chiều 30/3, Công đoàn Văn phòng Trung ương Đảng phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam và Ủy ban nhân dân huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) tổ chức Lễ khánh thành nhà rông thôn Kon Leang (thị trấn Măng Đen).

Bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên trong trường học

Bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên trong trường học

Nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk đã tích cực phối hợp cùng ngành Văn hóa triển khai nhiều chương trình, giải pháp với các hoạt động đa dạng, phong phú, mang đến cho học sinh nhiều kiến thức về nét đẹp truyền thống, giúp các em biết trân trọng, giữ gìn và lan tỏa.

Phú Thọ sẽ có tháp Hùng Vương

Phú Thọ sẽ có tháp Hùng Vương

Tháp Hùng Vương là 1 trong 6 nhóm dự án quan trọng trong Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử Đền Hùng của tỉnh Phú Thọ đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Ngày nay "Hầm bí mật in tài liệu của Ban Tuyên Huấn Hoa Vận" là di tích lịch sử thu hút du khách quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại thành phố Hồ Chí Minh.

"Địa chỉ đỏ" in báo cách mạng giữa lòng Sài Gòn

Trong kháng chiến chống Mỹ, hầm bí mật đặt tại ngôi nhà số 341/10 Gia Phú (quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh) là nơi Ban Tuyên Huấn Hoa Vận in ấn tài liệu, Bản tin giải phóng tiếng Hoa của Ban Tuyên huấn Hoa vận, Đặc khu Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định... với nhiều bài báo yêu nước, kêu gọi nhân dân xuống đường tranh đấu, ủng hộ cách mạng. Ngày nay, hầm in bí mật được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia.

Khánh Hòa: Triển lãm 50 năm thành tựu và phát triển 1975 - 2025

Khánh Hòa: Triển lãm 50 năm thành tựu và phát triển 1975 - 2025

Chiều 25/3, tại thành phố Nha Trang, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Khánh Hòa tổ chức triển lãm ảnh "Khánh Hòa - 50 năm thành tựu và phát triển", nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Khánh Hòa (2/4/1975 - 2/4/2025) và 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Trưng bày hơn 500 hiện vật chuyên đề “95 năm dưới cờ Đảng quang vinh”

Trưng bày hơn 500 hiện vật chuyên đề “95 năm dưới cờ Đảng quang vinh”

Chiều 25/3, tại Trung tâm Văn hóa Điện ảnh thành phố Huế, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Huế tổ chức khai mạc Trưng bày chuyên đề “95 năm dưới cờ Đảng quang vinh”, “Dấu ấn 50 năm - Huế vươn mình vào kỷ nguyên phát triển mới”, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Huế (26/3/1975-26/3/2025).

Lễ ăn mừng đầu lúa mới của đồng bào Raglai

Lễ ăn mừng đầu lúa mới của đồng bào Raglai

Đồng bào Raglai sở hữu một kho tàng tri thức dân gian đồ sộ, từ sử thi, truyện cổ, dân ca đến luật tục… Không chỉ vậy, đồng bào còn lưu giữ nhiều lễ hội dân gian đặc sắc như Lễ ăn mừng đầu lúa mới, lễ bỏ mả, các nghi lễ vòng đời… Trong đó lễ ăn mừng đầu lúa mới đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, khẳng định gái trị văn hóa sâu sắc và vai trò quan trọng trong đời sống, tinh thần của cộng đồng người Ragalai.

Nghệ nhân người Bahnar Kriêm ở thôn Hà Ri giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình. Ảnh: Lê Phước Ngọc - TTXVN

Cơ hội mới cho nghề dệt thổ cẩm Hà Ri ở Bình Định

Dệt thổ cẩm Hà Ri, thôn Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) vừa được UBND tỉnh Bình Định công nhận đạt chuẩn làng nghề theo quy định tại khoản 3, Điều 5 Nghị định số 52/2018-NĐ/CP của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn. Đây là tín hiệu vui và là “luồng sinh khí” mới giúp nghề dệt thổ cẩm tại địa phương vượt qua khó khăn, thách thức, nắm bắt cơ hội để duy trì bền vững, phát huy tối đa giá trị, bản sắc vốn có.

Những bước chân tri ân trên mảnh đất Vị Xuyên anh hùng

Những bước chân tri ân trên mảnh đất Vị Xuyên anh hùng

Ngày 22/3, Hiệp hội Du lịch tỉnh Hà Giang tổ chức chương trình trải nghiệm “Hành quân theo bước chân anh và Hành trình biên cương xanh” tại xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên. Chương trình thu hút hàng trăm cựu chiến binh, du khách từ nhiều tỉnh, thành phố và đoàn viên thanh niên. Tất cả khoác lên mình trang phục Bộ đội Cụ Hồ, cùng sống lại những ký ức hào hùng của một thời máu lửa, đồng thời thể hiện lòng tri ân với các Anh hùng Liệt sĩ đã hy sinh để bảo vệ từng tấc đất biên cương.

Nhà trình tường, di sản văn hóa người Mông ở Hà Giang

Nhà trình tường, di sản văn hóa người Mông ở Hà Giang

Những ngôi nhà trình tường với kiến trúc cổ truyền được coi là một nét văn hoá của người Mông ở vùng Cao nguyên đá ở Hà Giang. Theo quan niệm của họ, ngôi nhà trình tường truyền thống chính là thước đo đánh giá sự giàu có của mỗi gia đình, mỗi dòng họ, đây cũng là căn cứ để xác định đâu là người Mông cư trú lâu nhất vùng.

Thành phố Đà Lạt nhận 2 giải thưởng lớn trong Festival châu Á 2025

Thành phố Đà Lạt nhận 2 giải thưởng lớn trong Festival châu Á 2025

Theo ông Nguyễn Văn Sơn, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng), tối 20/3, tại Hội nghị thượng đỉnh Festival toàn cầu năm 2025 tổ chức tại Trung tâm hội nghị HICO ở Gyeongju (Hàn Quốc), thành phố Đà Lạt vinh dự nhận cùng lúc 2 giải thưởng Festival châu Á 2025.