Những trận mưa kéo dài 1 - 2 giờ thường gây ngập đường Võ Văn Ngân, Tô Ngọc Vân (quận Thủ Đức), đường Đỗ Xuân Hợp, Lê Văn Việt, Xa lộ Hà Nội - đoạn chân cầu Rạch Chiếc (quận 9) với mực nước 30 – 50 cm … Có những trận mưa làm giao lộ Tô Ngọc Vân với đường sắt ngập cao 80 cm khiến giao thông qua khu vực tắc nghẽn do hàng trăm xe xếp hàng không dám chạy qua. Tương tự, hơn 400 m đường dưới chân cầu Rạch Chiếc (đường Xa lộ Hà Nội) cũng là nỗi ám ảnh của nhiều người dân do thường ngập hơn 1/2 m mỗi khi có mưa lớn.
Theo đại diện Ban quản lý đầu tư xây dựng công trình quận Thủ Đức, trên địa bàn quận hiện còn hơn 130 tuyến đường chính chưa có cống thoát nước (chiếm gần 40% các tuyến đường chính trên địa bàn). Để giải quyết tình trạng ngập ở khu vực này cần triển khai nhiều dự án mở rộng đường và đầu tư hệ thống cống thoát nước. Tuy nhiên do kinh phí chống ngập lớn nên hầu hết dự án phải chờ được phê duyệt, cấp vốn, cộng với quy trình đầu tư nhiều khâu nên mất nhiều thời gian.
Trong khi đó, theo Lãnh đạo Ủy ban nhân dân quận 9, nguyên nhân chính gây ngập các khu vực trên địa bàn quận là do dù là nơi có địa hình cao hơn nhiều địa phương khác nhưng vẫn có những khu vực trũng thấp so với địa hình xung quanh làm nước mưa đổ dồn về gây ngập. Bên cạnh đó, quận 9 có khoảng 140 tuyến đường chưa được đầu tư hệ thống cống thoát nước, 800 hẻm chưa có cống nhỏ đấu nối ra hệ thống. Sự thiếu đồng bộ này dẫn đến tình trạng ngập kéo dài.
Kỹ sư xây dựng cầu đường Lê Văn Tài, người thiết kế và giám sát nhiều hệ thống thoát nước cho các tuyến đường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết: So với cao độ quốc gia thì độ cao của quận Thủ Đức, quận 9 cao hơn 5 - 8 m nên khu vực này không có khả năng bị ngập do triều cường. Tuy nhiên, thời gian qua một số tuyến đường trên địa bàn này vẫn xảy ra tình trạng ngập khi trời mưa là do có chưa hệ thống cống thoát nước hoặc cống thoát nước bị nghẹt làm nước không thoát kịp. Trong khi trời mưa, chỉ cần một miệng cống bị nghẹt sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ dòng chảy trong hệ thống cống làm tình trạng ngập trở nên nghiêm trọng hơn.
Theo kỹ sư Lê Văn Tài, tình trạng ngập do mưa còn phụ thuộc vào diện tích bề mặt bê tông hóa mặt đường, công trình. Những khu vực đô thị hóa đang nóng như quận 9, quận Thủ Đức phát triển ồ ạt không có quy hoạch kỹ lưỡng rất dễ xảy ra tình trạng ngập cục bộ do trời mưa.
Kỹ sư Lê Văn Tài cho biết thêm: Giải pháp giải quyết tình trạng ngập tại một số tuyến đường ở quận Thủ Đức, quận 9 là đầu tư hệ thống cống thoát nước ở những nơi chưa có hệ thống cống và nạo vét, gia cố hệ thống cống có sẵn, trong đó lắp các tấm ngăn rác thải ở các miệng cống để tránh tình trạng nghẹt cống gây ngập cục bộ. Ngoài ra, ở những tuyến đường có độ dốc cao, để tránh nước đổ dồn xuống dưới gây ngập vùng trũng cần lắp đặt miệng cống thoát nước nằm liên tiếp ở dưới dốc để thu lượng nước phía trên chảy xuống.
Nhằm giải quyết tình trạng ngập cục bộ, Ủy ban nhân dân quận 9 đang lên kế hoạch nạo vét hệ thống cống thoát nước, dự kiến năm 2018 sẽ thực hiện dự án nâng cấp, mở rộng đường Lê Văn Việt (đoạn từ ngã tư Thủ Đức đến Lã Xuân Oai) và đường Lã Xuân Oai với hệ thống cống thoát nước hoàn chỉnh đảm bảo thoát nước kịp thời không gây ngập cục bộ trong khu vực./.
Chiều 19/5/2017, một cơn mưa kéo dài gần 1 giờ xảy ra trên địa bàn TP Hồ Chí Minh khiến nhiều khu vực bị ngập sâu. Trong đó, ngập nặng nhất là trên xa lộ Hà Nội đoạn cầu Rạch Chiếc, (thuộc quận 2, 9 và Thủ Đức) làm hàng loạt phương tiện bị chết máy, giao thông ngặp nhiều khó khăn.Trong ảnh: Mưa ngập trên đường xa lộ Hà Nội khiến các phương tiện bị chết máy. Ảnh: TTXVN Phát |
Theo đại diện Ban quản lý đầu tư xây dựng công trình quận Thủ Đức, trên địa bàn quận hiện còn hơn 130 tuyến đường chính chưa có cống thoát nước (chiếm gần 40% các tuyến đường chính trên địa bàn). Để giải quyết tình trạng ngập ở khu vực này cần triển khai nhiều dự án mở rộng đường và đầu tư hệ thống cống thoát nước. Tuy nhiên do kinh phí chống ngập lớn nên hầu hết dự án phải chờ được phê duyệt, cấp vốn, cộng với quy trình đầu tư nhiều khâu nên mất nhiều thời gian.
Trong khi đó, theo Lãnh đạo Ủy ban nhân dân quận 9, nguyên nhân chính gây ngập các khu vực trên địa bàn quận là do dù là nơi có địa hình cao hơn nhiều địa phương khác nhưng vẫn có những khu vực trũng thấp so với địa hình xung quanh làm nước mưa đổ dồn về gây ngập. Bên cạnh đó, quận 9 có khoảng 140 tuyến đường chưa được đầu tư hệ thống cống thoát nước, 800 hẻm chưa có cống nhỏ đấu nối ra hệ thống. Sự thiếu đồng bộ này dẫn đến tình trạng ngập kéo dài.
Kỹ sư xây dựng cầu đường Lê Văn Tài, người thiết kế và giám sát nhiều hệ thống thoát nước cho các tuyến đường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết: So với cao độ quốc gia thì độ cao của quận Thủ Đức, quận 9 cao hơn 5 - 8 m nên khu vực này không có khả năng bị ngập do triều cường. Tuy nhiên, thời gian qua một số tuyến đường trên địa bàn này vẫn xảy ra tình trạng ngập khi trời mưa là do có chưa hệ thống cống thoát nước hoặc cống thoát nước bị nghẹt làm nước không thoát kịp. Trong khi trời mưa, chỉ cần một miệng cống bị nghẹt sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ dòng chảy trong hệ thống cống làm tình trạng ngập trở nên nghiêm trọng hơn.
Theo kỹ sư Lê Văn Tài, tình trạng ngập do mưa còn phụ thuộc vào diện tích bề mặt bê tông hóa mặt đường, công trình. Những khu vực đô thị hóa đang nóng như quận 9, quận Thủ Đức phát triển ồ ạt không có quy hoạch kỹ lưỡng rất dễ xảy ra tình trạng ngập cục bộ do trời mưa.
Kỹ sư Lê Văn Tài cho biết thêm: Giải pháp giải quyết tình trạng ngập tại một số tuyến đường ở quận Thủ Đức, quận 9 là đầu tư hệ thống cống thoát nước ở những nơi chưa có hệ thống cống và nạo vét, gia cố hệ thống cống có sẵn, trong đó lắp các tấm ngăn rác thải ở các miệng cống để tránh tình trạng nghẹt cống gây ngập cục bộ. Ngoài ra, ở những tuyến đường có độ dốc cao, để tránh nước đổ dồn xuống dưới gây ngập vùng trũng cần lắp đặt miệng cống thoát nước nằm liên tiếp ở dưới dốc để thu lượng nước phía trên chảy xuống.
Nhằm giải quyết tình trạng ngập cục bộ, Ủy ban nhân dân quận 9 đang lên kế hoạch nạo vét hệ thống cống thoát nước, dự kiến năm 2018 sẽ thực hiện dự án nâng cấp, mở rộng đường Lê Văn Việt (đoạn từ ngã tư Thủ Đức đến Lã Xuân Oai) và đường Lã Xuân Oai với hệ thống cống thoát nước hoàn chỉnh đảm bảo thoát nước kịp thời không gây ngập cục bộ trong khu vực./.
TTXVN/Báo ảnh Dân tộc và Miền núi