
Hơn 2.700 ha lúa non bị ảnh hưởng do mưa lớn kéo dài ở Quảng Trị
Ngày 9/2, Phòng Nông nghiệp huyện Hải Lăng (tỉnh Quảng Trị) cho biết, hơn 2.700 ha lúa non bị ngập sâu trong nước do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài.
Ngày 9/2, Phòng Nông nghiệp huyện Hải Lăng (tỉnh Quảng Trị) cho biết, hơn 2.700 ha lúa non bị ngập sâu trong nước do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài.
Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Ngãi, mưa lớn trong hai ngày (27-28/12) đã khiến nước sông Trà Câu dâng cao vượt trên mức báo động 3; gây ngập gần 60 nhà dân ở Tổ dân phố 1, phường Phổ Minh, thị xã Đức Phổ.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 1 giờ ngày 23/12, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 10,9 độ Vĩ Bắc; 113,6 độ Kinh Đông, trên khu vực Trường Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Bắc, với tốc độ 20-25km/h.
Nhận định về tình hình mưa thời gian tới, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia Nguyễn Văn Hưởng cho biết, khoảng ngày 23-27/12, khu vực Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ khả năng xảy ra một đợt mưa lớn, lượng mưa phổ biến trong đợt này từ 100-300mm.
Tại Ninh Thuận, mưa lớn kéo dài từ chiều tối 14 đến sáng 15/12 làm cho các vùng trũng thấp tại một số địa phương trong tỉnh bị ngập sâu. Mưa lớn cũng đã bổ sung lượng lớn nước cho các hồ chứa; đặc biệt sáng 15/12, nhiều hồ chứa đã phải mở cửa van xả lũ, đảm bảo an toàn công trình.
Ngày 13/12, nhà máy thủy điện sông Hinh (tỉnh Phú Yên) bắt đầu vận hành việc xả nước về hạ du. Việc xả nước được thực hiện theo quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Ba đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhằm chủ động trước dự báo cường suất mưa lớn.
Nhận định về tình hình không khí lạnh, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Nguyễn Văn Hưởng cho biết, ngày 26/11, không khí lạnh ảnh hưởng tới khu vực phía Tây Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ. Do ảnh hưởng của không khí lạnh, từ ngày 26/11 trở đi, phía Đông Bắc Bộ, phía Tây Bắc Bộ, các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế xảy ra đợt rét với nhiệt độ thấp nhất ở khu vực Bắc Bộ phổ biến khoảng 16-18 độ C, vùng núi có nơi từ 11-13 độ C, vùng núi cao dưới 10 độ C.
Ngày 25/11, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Công điện số 8940/CĐ-BNN-ĐĐ gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố từ Hà Tĩnh đến Phú Yên; các Bộ: Quốc phòng, Công an, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Công Thương, Thông tin và Truyền thông; Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam về việc ứng phó với mưa lớn khu vực Trung Bộ.
Những ngày qua, tại các huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam có mưa lớn kéo dài, gây sạt lở đất, làm nhiều tuyến đường bị chia cắt.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 25/11, khu vực từ Quảng Trị đến Phú Yên có mưa, mưa vừa, cục bộ có nơi mưa to và dông với lượng mưa từ 15-40mm, cục bộ có nơi trên 80mm; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Mưa lớn cục bộ có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp; lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc.
Mưa với lưu lượng rất lớn ở thượng nguồn huyện miền núi Ba Tơ trong những ngày qua khiến nước lũ đổ về hạ nguồn sông Trà Câu đoạn qua thị xã Đức Phổ, gây sạt lở kè, ngập úng nhiều nhà dân ở phường Phổ Minh, thị xã Đức Phổ (Quảng Ngãi).
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ đêm 21/11 đến đêm 22/11, khu vực từ Thừa Thiên-Huế đến Bình Định có mưa vừa, mưa to, cục bộ có mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến từ 50-120mm, có nơi trên 180mm; cảnh báo nguy cơ có mưa cục bộ cường suất lớn. Ngoài ra, ngày 21/11, khu vực từ Hà Tĩnh đến Bình Định có mưa, mưa rào, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 70mm.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 7, mưa lớn kèm lốc xoáy đã khiến 38 nhà dân ở xã Phổ Thuận, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi bị tốc mái, hư hỏng nặng vào tối 12/11. Lực lượng chức năng đang khẩn trương hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả lốc xoáy, ổn định cuộc sống người đân.
Ngày 12/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định đã có văn bản đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố, các sở, ban ngành có liên quan triển khai kế hoạch chủ động ứng phó với mưa lớn.
Ông Phạm Xuân Tiện, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đạ Tẻh thông tin, trận mưa lớn kèm theo lốc xoáy kéo dài hơn 30 phút vào chiều 5/11, tại Tổ dân phố 7 (thị trấn Đạ Tẻh) và thôn 7 (xã Đạ Kho) đã làm bật gốc, gãy đổ hơn 330 cây trồng các loại của khoảng 15 hộ dân.
Chiều tối 4/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu đã có báo cáo nhanh về tình hình sản xuất nông nghiệp và thủy sản bị ảnh hưởng, thiệt hại sau trận mưa lịch sử được ghi nhận là lớn nhất trong hơn 40 năm qua tại Bạc Liêu.
Ngày 3/11, UBND tỉnh Quảng Bình đã có công điện yêu cầu các sở, ngành, đơn vị, địa phương chủ động ứng phó với mưa lớn có thể kéo dài trong những ngày tới.
Cơ quan chức năng tỉnh Quảng Trị cảnh báo, từ ngày 3 - 10/11, ở tỉnh nguy cơ xảy ra các đợt mưa lớn trên diện rộng, đặc biệt là những trận mưa cường suất lớn gây lũ lớn trên báo động 3, ngập úng diện rộng, lũ quét, sạt lở đất ở khu vực vùng núi. Nguyên nhân là do tỉnh chịu ảnh hưởng của các hình thế thời tiết xấu gồm: Vùng xoáy thấp xuất hiện khu vực Nam và giữa Biển Đông, đợt không khí lạnh mạnh thường xuyên tăng cường, đới gió Đông hoạt động mạnh trên độ cao từ 1.500 - 5.000m.
Do ảnh hưởng bão số 6, ở tỉnh Quảng Bình vẫn mưa lớn khiến số nhà dân bị ngập nặng tiếp tục tăng. Tính đến 5 giờ sáng 29/10, toàn tỉnh có 32.767 nhà dân bị ngập nặng; mưa lũ khiến một người chết và một người mất tích.
Trong những ngày qua, triều cường và mưa lớn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đã gây ngập úng trên một số loại cây trồng. Ngành nông nghiệp đã thống kê được trên 120 ha cây trồng bị ngập úng do triều cường.
Những ngày gần đây, mưa lớn ở vùng thượng nguồn đã khiến nước lũ tràn về, kết hợp một số hồ thủy lợi trên địa bàn xả tràn, gây ngập úng nhiều nhà cửa, cây trồng, cuốn trôi gia súc, gia cầm của người dân ở một số xã thuộc huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận.
Chiều 8/10, một trận mưa lớn kéo dài xảy ra trên địa bàn xã Ninh Gia (huyện Đức Trọng, Lâm Đồng) đã gây ngập một số nhà dân cùng nhiều tài sản, diện tích hoa màu. Lực lượng chức năng đã nhanh chóng di dời người dân đến nơi an toàn.
Do ảnh hưởng bởi trận mưa lớn từ ngày 30/9 đến ngày 1/10, tại Thanh Hóa đã xảy ra sự cố sạt lở đất, sạt lở bờ sông, đe dọa đến hàng trăm hộ dân ở các huyện Vĩnh Lộc, Thường Xuân và Thạch Thành.
Do ảnh hưởng của rãnh áp thấp kết hợp với hội tụ gió trên cao, từ 19 giờ ngày 30/9 đến 16 giờ ngày 1/10, nhiều khu vực trong tỉnh Yên Bái có mưa to đến rất to, lượng mưa phổ biến 70 đến 200mm, một số nơi cao hơn 200mm.
Theo thống kê của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Yên Bái, tổng lượng mưa đo được tại các trạm đo mưa trên địa bàn từ 19 giờ ngày 30/9 đến chiều 1/10 dao động từ trên 70 - 200 mm. Mưa lớn kéo dài gây ra lũ ở các khe suối và sạt lở đất tại nhiều nơi ở huyện Văn Yên, gây thiệt hại về nhà cửa và sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.
Đêm 30/9 và rạng sáng 1/10, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có mưa to đến rất to (lượng mưa đo được tại các trạm tính đến trưa 1/10 từ 55,8mm đến 147,2mm) gây thiệt hại về nhà ở, nông nghiệp, giao thông.
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới sau bão số 4, những ngày qua trên địa bàn tỉnh Nghệ An liên tục mưa to. Tại nhiều địa phương miền núi Nghệ An, tình trạng sạt lở diễn biến phức tạp, đe dọa cuộc sống hàng trăm hộ gia đình, chính quyền địa phương phải tổ chức lực lượng di dời người dân đến nơi an toàn.
Mưa lớn gây ngập úng cục bộ tại một số địa phương, hàng nghìn học sinh ở các huyện Hương Sơn, Đức Thọ, Hương Khê… phải nghỉ học.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 23/9, khu vực Thanh Hóa, Nghệ An có mưa vừa, mưa to và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa từ 20-50mm, cục bộ có nơi trên 100mm. Từ sáng sớm 22/9 đến đêm 23/9, khu vực từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên-Huế có mưa vừa, mưa to và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 30-60mm, cục bộ có nơi trên 120mm; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Cảnh báo, từ ngày 24/9 mưa lớn giảm dần ở các tỉnh Trung Bộ. Cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lốc, sét cấp 1.
Chiều 22/9, UBND huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa) thông tin, từ ngày 20-22/9, ở huyện có mưa lớn, lượng mưa tại Trạm khí tượng thủy văn Mường Lát đo được đạt 106,6mm, đã gây sạt lở đất, đá. Nước từ thượng nguồn suối Xim, sông Mã đang dâng lên rất nhanh, gây thiệt hại một số tài sản của nhà nước và nhân dân. Nhận thấy tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp, UBND huyện Mường Lát đã di dời khẩn cấp hơn 200 hộ dân đến nơi an toàn.