Trình diễn Lễ ru con, dặn con biết đi làm nương, làm ruộng của đồng bào dân tộc Thái đen tại huyện Quỳnh Nhai. Ảnh: Quang Quyết – TTXVN

Sơn La gìn giữ, bảo tồn văn hóa truyền thống của các dân tộc huyện Quỳnh Nhai

Huyện Quỳnh Nhai (Sơn La) có 7 dân tộc anh em cùng sinh sống, mỗi dân tộc có những nét độc đáo riêng với các Lễ hội, văn hóa truyền thống. Phát huy những giá trị tốt đẹp đó, huyện Quỳnh Nhai đã có nhiều giải pháp để gìn giữ, bảo tồn, nhất là những di sản văn hóa có ý nghĩa quan trọng đối với cộng đồng và khôi phục những nét văn hóa truyền thống đặc trưng của các dân tộc.

Thu nhập cao từ nuôi cá lồng trên lòng hồ Thủy điện Sơn La

Thu nhập cao từ nuôi cá lồng trên lòng hồ Thủy điện Sơn La

Khi công trình Nhà máy thủy điện Sơn La hoàn thành, đã tạo ra vùng lòng hồ rộng lớn với hơn 25.000 ha. Khai thác lợi thế này, người dân tại huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La đã phát triển chăn nuôi các loại cá lồng thương phẩm. Nhờ được nuôi thả trong môi trường tự nhiên, theo quy trình VietGAP, nên thịt cá săn chắc, thơm ngon, bán được giá hơn so với nuôi ở vùng khác, giúp nhiều hộ có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Giữ màu xanh cho những cánh rừng

Giữ màu xanh cho những cánh rừng

Huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La hiện có khoảng 52.000 ha rừng; trong đó, hơn 49.000 ha rừng tự nhiên và gần 1.200 ha rừng trồng. Công tác bảo vệ rừng ở đây đã được chính quyền và người dân hết sức chú trọng, nhiều khu vực rừng được trồng mới, tái sinh. Nhờ đó, đến nay, tỷ lệ độ che phủ rừng đạt trên 47%.
Cả gia đình ở Chiềng Khay nhập viện vì ăn phải nấm độc

Cả gia đình ở Chiềng Khay nhập viện vì ăn phải nấm độc

Ngày 3/3/2021, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, Trung tâm đang điều trị cho 2 bệnh nhân chẩn đoán ngộ độc nấm độc. Đây là 2 bệnh nhân trong gia đình gồm 4 người: 2 vợ chồng và 2 người con cùng ăn nấm và bị ngộ độc.
Tạo thương hiệu cá tép dầu sông Đà

Tạo thương hiệu cá tép dầu sông Đà

Cá tép dầu khô sông Đà là một trong những đặc sản của huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La và hiện hiện đang mang lại thu nhập ổn định cho các hộ dân tái định cư thủy điện Sơn La. Cá tép dầu khô sông Đà tựa như cá chỉ vàng của vùng biển nước mặn nhưng lại có vị thơm ngon khác lạ, được mọi người ưa thích và cũng là một món ăn không thể thiếu của đồng bào dân tộc Thái nơi đây.
No ấm bản người Mông Phiêng Ban

No ấm bản người Mông Phiêng Ban

Từng được nghe kể về sự nỗ lực vươn lên thoát đói nghèo của bà con đồng bào dân tộc Mông bản Phiêng Ban, xã Mường Giàng, huyện Quỳnh Nhai (Sơn La), nhưng chúng tôi vẫn không khỏi ngỡ ngàng khi được tận mắt chứng kiến những nương đồi đang được phủ màu xanh của cây cà phê, cây chè, cây dược liệu sa nhân; các tuyến đường nội bản được đổ bê tông; gia đình nào cũng có tivi, radio, xe máy... Chúng tôi cảm nhận cuộc sống no ấm, bình yên ở bản vùng cao này.
Nghề làm đệm truyền thống của người Thái ở Chiềng Khoang

Nghề làm đệm truyền thống của người Thái ở Chiềng Khoang

Cuộc sống hiện đại, xuất hiện nhiều loại đệm với nguyên liệu khác nhau, nhưng ở xã Chiềng Khoang, huyện Quỳnh Nhai (Sơn La), người phụ nữ dân tộc Thái vẫn giữ được nghề làm đệm truyền thống đã có từ lâu đời. Những sản phẩm đệm nằm, đệm ngồi bằng bông gạo, bông lau do chính bàn tay khéo léo của người phụ nữ Thái làm ra không chỉ có giá trị về mặt kinh tế, mà còn góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Độc đáo chợ phiên ngày Tết vùng cao Quỳnh Nhai

Độc đáo chợ phiên ngày Tết vùng cao Quỳnh Nhai

Tết Nguyên đán Kỷ Hợi năm 2019 đang đến gần. Tại Sơn La các phiên chợ họp những ngày này diễn ra nhộn nhịp, tấp nập kẻ bán người mua. Một trong những chợ phiên có nhiều người tìm đến ở huyện Quỳnh Nhai (tỉnh Sơn La) là chợ phiên Huổi Cuổi họp 5 ngày một lần. Chợ bày bán nhiều mặt hàng nông sản, thực phẩm, sản phẩm may mặc và các mặt hàng mang đậm những nét văn hóa rất riêng của đồng bào dân tộc Thái.
Luồng sinh khí mới cho người dân xã Pá Ma Pha Khinh

Luồng sinh khí mới cho người dân xã Pá Ma Pha Khinh

Đến Pá Ma Pha Khinh (huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La) những ngày này, có thể cảm nhận rõ sự “thay da đổi thịt” của xã vừa được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Nhà nhà thi đua xây dựng đời sống văn hóa, tăng gia sản xuất để có thu nhập, nâng cao đời sống. Những tuyến đường liên xã, liên bản đã được đổ bê tông rộng và đẹp. Các công trình phúc lợi, trường học được xây dựng khang trang, kiên cố, khuôn viên nhà cửa sạch đẹp. Con em trong xã phấn khởi đến trường trong những phòng học đầy đủ cơ sở vật chất…
Dự án 600 Phó Chủ tịch xã: Những hạt giống đỏ trên vùng đất khó (Bài 2)

Dự án 600 Phó Chủ tịch xã: Những hạt giống đỏ trên vùng đất khó (Bài 2)

Ươm trên những vùng đất cằn, gần 600 trí thức trẻ - những hạt giống đã nảy mầm, sinh sôi từ Dự án thí điểm tuyển chọn 600 trí thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học tăng cường về làm Phó Chủ tịch UBND xã thuộc 64 huyện nghèo (Dự án 600 Phó Chủ tịch xã) đã mang lại sắc thái mới cho miền sơn cước. Các em thực sự là những hạt giống đỏ trên vùng đất khó.