Sáng 17/5, tại thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền (thành phố Cần Thơ), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã dự và phát biểu tại lễ công bố huyện Phong Điền đạt chuẩn Quốc gia nông thôn mới năm 2016. Tham dự buổi lễ còn có lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, lãnh đạo các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, các sở ban ngành của thành phố Cần Thơ và đông đảo người dân của huyện Phong Điền. Đây là huyện nông thôn mới đầu tiên của thành phố Cần Thơ và là huyện nông thôn mới thứ 2 ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Chiều 12/8, Bí thư Thành ủy Cần Thơ Nguyễn Văn Hiếu cùng lãnh đạo UBND thành phố, các sở, ngành chức năng, huyện Phong Điền đi kiểm tra tiến độ thi công Dự án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử Lộ Vòng Cung.
Ngày 2/5, Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự - Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Cần Thơ cho biết, trong hai ngày 29 - 30/4 đã liên tiếp xảy ra 4 vụ sạt lở, sụt lún tại quận Thốt Nốt và huyện Phong Điền, ảnh hưởng 6 căn nhà của người dân.
Tết quân dân không chỉ là dịp để người dân vui Xuân đón Tết, mà còn là một biểu tượng của sự đoàn kết và phát triển. Năm 2024, Tết quân dân được thành phố Cần Thơ tổ chức tại huyện Phong Điền, sự kiện này đánh dấu năm thứ 18 của truyền thống chung tay xây dựng nông thôn mới, qua đó thể hiện sự gắn kết giữa quân đội và nhân dân.
Chiều 20/12, ông Nguyễn Ngọc Hè, Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ chủ trì cuộc họp Hội đồng thẩm định xét, đề nghị công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu đối với 3 xã Trường Long, Mỹ Khánh (huyện Phong Điền) và Đông Hiệp (huyện Cờ Đỏ). Đây là những xã đầu tiên ở Cần Thơ được xét công nhận xã nông thôn mới kiểu mẫu.
Ngày 29/8, tại huyện Phong Điền, Trường Đại học Nông lâm thuộc Đại học Huế phối hợp hợp với Viện Nghiên cứu Lúa gạo quốc tế (IRRI) tổ chức tập huấn, trình diễn công nghệ và thiết bị sản xuất phân bón hữu cơ từ rơm cho bà con nông dân trên địa bàn tỉnh.
Nhằm góp phần giúp cho các địa phương thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, ngày 8/7, tại huyện Phong Điền, Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp phối hợp với Hội Nông dân thành phố Cần Thơ và các đơn vị liên quan tổ chức chương trình tọa đàm "Bác sĩ nông học".
Nhân kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (18/11/1930- 18/11/2022), sáng 17/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại liên ấp Nhơn Thọ 1, Nhơn Thọ 1A, Nhơn Thọ 2, xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ. Cùng dự có đại diện lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và thành phố Cần Thơ.
Ngày 17/8, Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ thành lập Hội đồng Khoa học và Công nghệ nghiệm thu dự án "Quản lý và phát triển nhãn hiệu sầu riêng Tân Thới" (huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ). Dự án do Chi nhánh Công ty Trách nhiệm hữu hạn Công nghệ NHONHO (Viện Khoa học và Công nghệ Mekong Cần Thơ) chủ trì.
Tỉnh Thừa Thiên - Huế đang đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng hữu cơ, an toàn sinh học gắn với chuỗi giá trị nhằm đảm bảo phòng, chống dịch bệnh hiệu quả, ổn định thị trường đầu ra và nâng cao thu nhập cho người nông dân.
Thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã đưa giống cây atiso đỏ vào trồng trên những diện tích đất kém hiệu quả, cho thu nhập cao; mở ra triển vọng phát triển kinh tế cho bà con nông dân từ loại cây dược liệu này, nhất là tại các vùng gò đồi.
Từ thành công của mô hình chuyển đổi trồng cây sen, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đang phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trường Đại học Nông Lâm thuộc Đại học Huế và các trung tâm nghiên cứu trong và ngoài tỉnh nghiên cứu và đưa vào bảo tồn, phát triển nguồn gen sen Huế thông qua phương pháp nuôi cấy mô. Qua đó, phát triển bền vững nghề trồng sen, tăng hiệu quả kinh tế và thu nhập cho người dân trồng sen trên địa bàn tỉnh.
Sau 5 ngày ngăn đập, nắn dòng suối Rào Trăng thành công, sáng 22/11, hơn 200 cán bộ, chiến sỹ bộ đội, dân quân tự vệ, công an, biên phòng và công nhân Nhà máy thuỷ điện Rào Trăng 3 cùng nhiều phương tiện có mặt tại hiện trường để chuyển sang giai đoạn mới - tìm kiếm 12 nạn nhân mất tích ở dưới lòng suối Rào Trăng sau vụ sạt lở đất ngày 12/10.
Những nơi nào khó khăn nhất do thiên tai, địch họa là nơi đó có màu áo xanh của những người lính Cụ Hồ. Truyền thống đó lại được tô thắm trong suốt quá trình tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn 17 công nhân bị mất tích do sạt lở núi xảy ra tại khu vực nhà máy Thủy điện Rào Trăng 3 (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế) vào ngày 12/10.
Tối 14/10, theo thông tin từ Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, cùng với các lực lượng khác, Bộ Quốc phòng đã giao cho nhiều đơn vị tham gia ứng cứu, tìm kiếm những người bị mất liên lạc trong vụ sạt lở tại tại khu vực Thủy điện Rào Trăng 3 ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên- Huế. Sở Chỉ huy tiền phương đang tiếp tục chỉ đạo các lực lượng quyết liệt triển khai biện pháp tìm kiếm người mất tích.
Sáng 14/10, Ban Chỉ đạo Sở Chỉ huy tiền phương đóng tại xã Phong Xuân, huyện Phong Điền (Thừa Thiên - Huế) đã chia thành hai hướng đường thủy và đường bộ tiến vào khu vực sạt lở để đưa những người bị thương và thi thể nạn nhân vụ sạt lở tại Thủy điện Rào Trăng 3 ra ngoài.
Sáng 13/10, tỉnh Thừa Thiên – Huế phối hợp với Quân khu 4 triển khai các giải pháp mở đường vào Thủy điện Rào Trăng 3, xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, nơi xảy ra sạt lở đất có thể làm nhiều người bị vùi lấp vì đây là khu vực có các công nhân đang thi công công trình.
Cao su, là cây trồng chủ lực ở vùng gò đồi tỉnh Thừa Thiên – Huế, giúp bà con nơi đây phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền vững. Tuy nhiên, cơn bão số 5 đã làm hơn 860 hecta cao su trên địa bàn tỉnh bị gãy đổ, khiến nhiều người trồng cao su trắng tay. Hiện nay, chính quyền địa phương các cấp đang tích cực triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ để chung tay gỡ khó cho bà con nông dân.
Để hỗ trợ người dân nhanh chóng thu hoạch diện tích lúa chín bị ngã đổ do mưa lớn kéo dài thời gian qua, ngày 29/4, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang tỉnh Thừa Thiên-Huế đã về huyện Phong Điền để hợp sức với người dân gặt lúa.
Tỉnh Thừa Thiên – Huế hiện có hơn 1.000 ha sắn bị nhiễm bệnh khảm lá, nhiều diện tích phải nhổ bỏ hoàn toàn. Ngành nông nghiệp tỉnh đang tích cực triển khai các giải pháp ngăn chặn bệnh lây lan, bùng phát trên diện rộng gây thiệt hại cho bà con nông dân trên địa bàn tỉnh.
Chiều 9/12, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Trần Thanh Mẫn đã đến dự Lễ khánh thành căn nhà Đại đoàn kết của gia đình chị Tô Thị Bé Thu, tại xã Tân Thới, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.
Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, một số hộ dân ở xã Phong An, huyện Phong Điền (Thừa Thiên - Huế) đã trồng thành công hơn 4 ha cây atiso đỏ. Giống cây này dễ trồng, dễ chăm sóc, có thể chế biến ra nhiều sản phẩm phục vụ nhu cầu thị trường.
Viện Bảo tồn di tích (Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch) vừa thông qua Đồ án quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế theo tỷ lệ 1/500. Đồ án quy hoạch này là cơ sở pháp lý xây dựng theo quy hoạch; đồng thời trùng tu, bảo tồn, tôn tạo, giữ được tính nguyên gốc của các giá trị làng cổ; xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ nhằm lưu giữ, tiếp nối và phát huy những giá trị truyền thống của làng cổ Phước Tích, vốn đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích cấp quốc gia.
Tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa hoàn thành trùng tu, bảo tồn và đưa vào khai thác, sử dụng 5 ngôi nhà rường tại làng cổ Phước Tích (xã Phong Hòa, huyện Phong Điền), với tổng giá trị đầu tư hơn 3,6 tỷ đồng, từ nguồn kinh phí của Đề án "Chính sách hỗ trợ, bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn Huế đặc trưng" trong năm 2018.