Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), sáng sớm 27/1, một trận động đất có độ lớn 3.8 đã xảy ra tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam; không gây thương vong về người và tài sản.
Những năm vừa qua, gần 240 hộ dân có hộ khẩu tại xã Trà Vinh, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam sinh sống, làm ăn ở xã Đăk Nên, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đã khiến lực lượng chức năng hai tỉnh gặp nhiều khó khăn trong quản lý nhân khẩu, thực hiện chính sách hỗ trợ.
Lồng ghép nhiều nguồn lực, đặc biệt là Nghị quyết số 13 ngày 22/9/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh về quy định mức hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 - 2025, Quảng Nam được xem là địa phương đi đầu trong việc xóa nhà tạm, tạo điều kiện ổn định đời sống người dân khó khăn...
Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), sáng 30/9, 2 trận động đất có độ lớn từ 2.6 đến 3.1 đã xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum và khu vực huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.
Sáng 28/4, Ủy ban nhân dân huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) cho biết, các cơ quan chức năng của huyện đang phối hợp với chính quyền xã Trà Cang làm rõ việc cá chết hàng loạt trên sông Nước Bươu (thuộc khu vực xã Trà Cang).
Là một trong những xã vùng sâu, vùng xa nhất của tỉnh Quảng Nam, trước mùa mưa lũ năm nay, xã Trà Leng (huyện Nam Trà My) đã chủ động dự trữ lương thực, hàng hóa thiết yếu để cung cấp cho đồng bào. Tuyến đường độc đạo dài hơn 16 Km nối từ Quốc lộ 40B về Trà Leng bị hư hỏng nặng cũng được đầu tư nâng cấp, đảm bảo giao thông thông suốt, giúp đồng bào không còn bị cô lập với bên ngoài trong những ngày mưa lũ.
Lễ hội sâm Ngọc Linh tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam sau 3 ngày tổ chức (từ ngày 1-3/8) đã thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia. Lễ hội đã tái hiện văn hóa đồng bào các dân tộc vùng cao huyện Nam Trà My.
Xã Trà Linh, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam là một xã đặc biệt khó khăn, cách trung tâm huyện hơn 32 km; các thôn làng nằm rải rác, không tập trung. Toàn xã có 3 thôn, 23 làng với 728 hộ hơn 3.000 nhân khẩu, dân tộc thiểu số chiếm hơn 97%; có 229 hộ nghèo (chiếm 31, 46%). Ngoài những hộ khá nhờ cây sâm Ngọc Linh, địa phương vẫn còn rất nhiều hộ thuộc diện nghèo. Trước thực trạng đó, Đảng ủy xã đã thống nhất chủ trương thực hiện mô hình “Một đảng viên quản lý, giúp đỡ 10 hộ dân”.
Tối 30/11, Chủ tịch UBND xã Trà Cang, huyện Nam Trà My (Quảng Nam) Ngô Tấn Lạc thông tin: Lúc 16 giờ 30 cùng ngày, một quả đồi lớn thuộc làng Măng Tông, thôn 5, xã Trà Cang bất ngờ đổ ập xuống đường, nơi người dân và học sinh thường xuyên qua lại. Tuy nhiên nhờ được chủ động cảnh giới nên vụ sạt lở kinh hoàng với hàng nghìn mét khối đất đá đã không gây thiệt hại về người.
Một vụ sạt lở bất ngờ đã xảy ra khoảng 9 giờ ngày 24/10 ở thị trấn Tắc Pỏ, xã Trà Mai, huyện miền núi cao Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam khiến ít nhất 6 ngôi nhà bị hư hỏng, rất may không có thiệt hại về người. Sạt lở đã làm sập phần sau nhà của 6 hộ dân sống ngay tại khu vực trung tâm xã Trà Mai.
Từ ngày 16/10 đến nay, trên địa bàn huyện miền núi Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) có mưa to, có nơi đến rất to, kéo dài liên tục khiến mực nước sông, suối trên địa bàn huyện dâng cao, nước chảy rất mạnh làm nhiều công trình, tài sản, hoa màu của nhà nước và nhân dân trên địa bàn huyện bị hư hỏng, thiệt hại.
Sau một năm bị gián đoạn không tổ chức được do ảnh hưởng của dịch COVID-19, từ ngày 1 - 3/4, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam đã tổ chức Phiên chợ sâm Ngọc Linh lần thứ 39 năm 2021.
Mùa xuân 2021 đã về. Những cơn mưa rừng dai dẳng đã dứt. Đường về xã Trà Leng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam giờ đã bớt khó khăn hơn. Những vách đá cheo leo, dựng đứng, có thể đổ sập xuống mặt đường bất cứ lúc nào đã được bốc dỡ. Những chiếc cầu, ngầm, tràn bắt qua suối bị nước lũ cuốn trôi đã được khôi phục tạm bước một để đảm bảo lưu thông. Chỗ ở cũ của người dân thôn 1, xã Trà Leng bị trận lũ ống kinh hoàng dẫn đến sạt lở núi, san phẳng vào cuối tháng 10/2020 gây ra đã được lắp mới những hàng trụ điện sử dụng năng lượng mặt trời thắp sáng thâu đêm. Cách đó không xa, một khu tái định cư khang trang đang gấp rút được hoàn thiện để đồng bào có nhà bị hư hại hoàn toàn có chỗ ở mới. Những ánh mắt trẻ con Trà Leng không còn ngơ ngác, sợ hãi trước thảm họa bất ngờ, đau khổ tột cùng mà thay vào đó là những cái nhìn trìu mến, biết ơn, hy vọng vào sự hồi sinh mới.
Trong 2 ngày 16 - 17/1, Tổ chức phi chính phủ Vinacapital Foundation (VCF) của Hoa Kỳ tại Việt Nam phối hợp với Bệnh viện Hoàn Mỹ (Đà Nẵng) tổ chức Chương trình chung tay khắc phục hậu quả bão lũ tại huyện Nam Trà My (Quảng Nam). Chương trình thực hiện khám, chữa bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho người dân xã Trà Leng và xã Trà Vân của huyện Nam Trà My, địa phương vừa trải qua đợt sạt lở đất thảm khốc trong tháng 10/2020 vừa qua làm hàng chục người thương vong và mất tích đến nay vẫn chưa tìm được.
Sáng 2/11, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu cho biết: Sư đoàn Không quân 372 đã lên kế hoạch cho máy bay Mi 171 thuộc Trung đoàn 930 thực hiện 4 chuyến bay trong ngày 2/11 để chở hàng hóa, lương thực, thực phẩm, thuốc men thiết yếu cho người dân ở hai xã Phước Lộc, Phước Thành, huyện Phước Sơn, nhằm đảm bảo lương thực cho bà con ở hai xã này đủ dùng trong ít nhất 30 ngày tới.
Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Trà Tập, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam đã xây dựng mô hình giao thông đường bộ và sa bàn biển đảo Việt Nam ngay trong khuôn viên nhà trường.
Nhằm quảng bá về tiềm năng sâm Ngọc Linh, từ ngày 1 - 3/8/2019, tại trung tâm Tắc Pỏ, Ủy ban Nhân dân huyện Nam Trà My (Quảng Nam) tổ chức Lễ hội sâm Ngọc Linh lần thứ 3 - 2019.
Cây quế từ lâu đã bén rễ trên những ngọn núi cao của xã Trà Leng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam và được đồng bào Mơ nông ở đây quý trọng, bảo vệ xem như một loại “cây thiêng” giữa đại ngàn Trường Sơn. Cây quế ở Trà Leng được các nhà khoa học đánh giá có hàm lượng tinh dầu cao và đang được địa phương lựa chọn để tham gia Chương trình “mỗi xã một sản phẩm”.
Người Xê-đăng ở chân núi Ngọc Linh thuộc huyện Nam Trà My (Quảng Nam) cho đến nay vẫn giữ nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Từ các sản phẩm thổ cẩm, họ đã tạo nên những bộ trang phục đặc sắc, mang vẻ đẹp đặc trưng của dân tộc mình.
Ngày 27/4, tại Đà Nẵng, Bảo tàng Đà Nẵng phối hợp với UBND xã Trà Nam, huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) tổ chức chương trình Lễ dựng cây Nêu và trình diễn dân ca, dân vũ của đồng bào Xơ Đăng nhằm giới thiệu đến công chúng những bản sắc văn hóa truyền thống đặc trưng trong đời sống, sinh hoạt và lễ hội của đồng bào Xơ Đăng ở miền núi phía Tây tỉnh Quảng Nam.
Những ngày giáp Tết Mậu Tuất 2018, chúng tôi có dịp lên huyện miền núi cao Nam Trà My (Quảng Nam). Nơi đây, dù cuộc sống của nhiều hộ dân tộc Ca Dong vẫn còn khó khăn, song nhiều hộ đã tự nguyện hiến hàng chục ha đất để nhà nước làm những công trình phúc lợi dân sinh, giúp người dân vùng sạt lở có nơi ở mới.
Tối 1/10, đã khai mạc Phiên chợ Sâm Ngọc Linh lần đầu tiên được tổ chức tại huyện Nam Trà My - “thủ phủ” Sâm Ngọc Linh của tỉnh Quảng Nam. Phiên chợ được đánh giá là độc nhất vô nhị tại Việt Nam.
Tỉnh Quảng Nam có 9 khu tái định cư đang là nơi sinh sống của hàng ngàn hộ dân bị ảnh hưởng bởi các công trình thủy điện. Sau nhiều năm đi vào hoạt động, các khu tái định cư này đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, trong đó việc thiếu đất sản xuất đang là vấn đề nổi cộm nhất của câu chuyện “hậu tái định cư”.