Huyện Lục Nam, Bắc Giang đạt chuẩn nông thôn mới

Hồ chứa nước thuỷ lợi Khe Ráy, có dung tích 600.000m3 thuộc xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam được đầu tư hơn 10 tỷ đồng để nâng cấp thân đập, góp phần đảm bảo an toàn trong công tác tích nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt của xã Nghĩa Phươn
Hồ chứa nước thuỷ lợi Khe Ráy, có dung tích 600.000m3 thuộc xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam được đầu tư hơn 10 tỷ đồng để nâng cấp thân đập, góp phần đảm bảo an toàn trong công tác tích nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt của xã Nghĩa Phươn

Ngày 11/1, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 37/QĐ-TTg công nhận huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023.

Huyện Lục Nam, Bắc Giang đạt chuẩn nông thôn mới ảnh 1Hồ chứa nước thuỷ lợi Khe Ráy, có dung tích 600.000m3 thuộc xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam được đầu tư hơn 10 tỷ đồng để nâng cấp thân đập, góp phần đảm bảo an toàn trong công tác tích nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt của xã Nghĩa Phương. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN

UBND tỉnh Bắc Giang có trách nhiệm công bố và khen thưởng theo quy định; chỉ đạo huyện Lục Nam tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, chú trọng tiêu chí về môi trường để đảm bảo tính bền vững trong xây dựng nông thôn mới.

Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, đến nay, huyện Lục Nam (tỉnh Bắc Giang) có 23/23 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, hai thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh, đạt 9 tiêu chí huyện nông thôn mới, diện mạo nông thôn thay đổi rõ rệt, đời sống người dân không ngừng được nâng cao.

Lục Nam từ một huyện miền núi với rất nhiều khó khăn khi bắt đầu triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (bình quân đạt 7,56 tiêu chí/xã, thu nhập thấp đạt 15 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn cao chiếm 22,17%, có 04 xã đặc biệt khó khăn, huyện có diện tích rộng thứ 3 của tỉnh). Sau gần 13 năm thực hiện chương trình, đến nay Lục Nam đã đạt được những thành quả quan trọng và khá toàn diện trên các lĩnh vực, làm thay đổi căn bản diện mạo nông thôn: Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; an sinh xã hội được đảm bảo; văn hóa-xã hội có nhiều chuyển biến tích cực; hạ tầng và thiết chế nông thôn được đầu tư khá đồng bộ; hệ thống chính trị được tăng cường; quốc phòng, an ninh được giữ vững.

Tại các xã, người dân đồng thuận, tích cực tham gia đóng góp thêm kinh phí, ngày công lao động, hiến đất, hoa màu trị giá hàng trăm tỷ đồng để xây dựng các công trình cầu, kênh mương nội đồng, giao thông nông thôn và sửa chữa, nâng cấp các tuyến đường theo tiêu chuẩn (thống kê từ năm 2011 đến nay người dân hiến trên 290.000 m2 đất, trên 50 nghìn ngày công lao động, phá dỡ 13.120 m2 tường rào, đóng góp trên 410 tỷ đồng để xây dựng nông thôn mới). Nhờ vậy, bộ mặt từng địa bàn dân cư đã thay đổi căn bản, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển.

TTXVN

Có thể bạn quan tâm