* Năm 2017, Tổng cục Quản lý đất đai đã bám sát mục tiêu, nhiệm vụ để xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tế. Ông có thể cho biết những kết quả cụ thể đã đạt được trong năm 2017?
- Năm 2017, Tổng cục Quản lý đất đai đã hoàn thành tổng kết 10 năm thực hiện chính sách đất đai về tôn giáo theo tinh thần Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12/3/2003 về công tác tôn giáo; sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 31/10/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai, đồng thời tập trung đề xuất các định hướng sửa đổi, bổ sung Luật đất đai năm 2013. Đã trình Chính phủ đã ban hành Nghị định số 01/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 01/CT-TTg nhằm chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý đất đai và xây dựng hệ thống thông tin đất đai.
Hoàn thành công tác thẩm định điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2016 - 2020) của 63/63 tỉnh, thành phố; trình Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch của 38 tỉnh, thành phố. Cả nước đã thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất với diện tích khoảng 27 nghìn ha; khai thác đưa vào sử dụng hơn 10 nghìn ha đất chưa sử dụng; xử lý đưa vào sử dụng gần 78 nghìn ha đất của các dự án chậm triển khai. Nhiều địa phương cũng đang tích cực triển khai các mô hình tích tụ, tập trung đất đai. Thu ngân sách từ đất đai tăng mạnh, trong 11 tháng đầu năm 2017 là 92,1 nghìn tỷ, chiếm 11,6% thu ngân sách nội địa. Tổng cục đã rà soát ranh giới gần 32.200 km; cắm gần 54.800 mốc, đo đạc, lập bản đồ địa chính 1.336.000 ha (đạt 95,1%), cải cách hành chính trong giấy chứng nhận đã có sự chuyển biến rất tích cực. Cụ thể, cả nước đã thực hiện cấp giấy chứng nhận lần đầu đối với 96,6% diện tích đất cần cấp, tăng 1,8 triệu giấy so với cuối năm 2016; cả nước có 237/700 đơn vị hành chính cấp huyện triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai làm nền tảng cho xây dựng Chính phủ điện tử.
Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế để tranh thủ các nguồn hỗ trợ; bước đầu thực hiện có hiệu quả theo kế hoạch đối với các dự án ODA; công tác thanh tra, kiểm tra được tăng cường; công tác cải cách hành chính được chú trọng thực hiện, đặc biệt là việc cắt giảm thời gian thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực đất đai; các khó khăn, vướng mắc trong thực hiện chính sách pháp luật về đất đai của các địa phương được xử lý kịp thời, hiệu quả.
* Những nguyên nhân nào dẫn đến những hạn chế trên, thưa ông?
- Mặc dù đạt được nhiều kết quả nhưng trong công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện các nhiệm vụ trong năm 2017 vẫn còn có một số tồn tại, hạn chế như việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật còn có nội dung thể hiện chưa rõ ràng dẫn đến chưa thống nhất về cách hiểu để thực hiện; một số đề án tiến độ trình duyệt còn chậm; kết quả tổ chức triển khai thực hiện công tác đo đạc, xác định ranh giới, cắm mốc giới, lập bản đồ địa chính và hồ sơ ranh giới sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các công ty nông, lâm nghiệp tại các địa phương còn chậm; việc khiếu kiện, khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực đất đai vẫn còn là vấn đề phức tạp ở nhiều địa phương.
Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại, hạn chế nêu trên là do đất đai là lĩnh vực nhạy cảm, phức tạp dễ ảnh hưởng đến kinh tế, chính trị của đất nước, đời sống của nhân dân. Bên cạnh đó có nhiều nhiệm vụ đột xuất do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng giao, trong đó hầu hết các nhiệm vụ đều phải triển khai gấp, phức tạp và nhạy cảm, ảnh hưởng đến quyền lợi của người sử dụng đất dẫn đến tiến độ thực hiện công việc chung của Tổng cục theo Chương trình công tác còn chậm; nhiều nhiệm vụ phụ thuộc vào kết quả thực hiện và báo cáo của các địa phương. Hơn nữa, việc quản lý, sử dụng đất đai tại các nông, lâm trường đã tồn tại nhiều năm dẫn đến việc xác định mốc giới gặp nhiều khó khăn, công tác bàn giao quỹ đất nông, lâm trường sau khi rà soát, sắp xếp về địa phương quản lý và sử dụng chưa hiệu quả do thiếu sự phối hợp giữa cơ quan quản lý và các nông, lâm trường; nguồn lực dành cho công tác thanh tra chuyên ngành về đất đai còn hạn chế; kinh phí để triển khai một số nhiệm vụ đột xuất, cấp bách được giao bổ sung còn chậm.
* Thời gian qua việc tiếp nhận xử lý thông tin phản ánh của người dân và doanh nghiệp về những hành vi vi phạm trong quản lý và sử dụng đất thông qua đường dây nóng của Tổng cục đã có những chuyển biến gì, kết quả đã đạt được trong năm 2017 như thế nào?
- Trong năm 2017, Tổng cục Quản lý đất đai đã tiếp nhận được 926 thông tin phản ánh của các tổ chức, cá nhân về vi phạm pháp luật đất đai. Trong đó, đã ban hành 365 văn bản gửi địa phương xử lý; 200 văn bản hướng dẫn công dân gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền để được xem xét, giải quyết; 28 trường hợp đang xem xét xử lý (trình ký 8 trường hợp); 35 trường hợp chuyển Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường để xử lý theo thẩm quyền; 216 trường hợp lưu do đơn trùng nội dung đã xem xét giải quyết; còn 245 trường hợp không đủ cơ sở, điều kiện để xem xét, giải quyết.
Về công tác tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh, Tổng cục đã tiếp nhận 705 ý kiến phản ánh qua đường dây nóng, theo đó đã ban hành 202 văn bản gửi địa phương xử lý; 37 văn bản hướng dẫn công dân gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền để được xem xét, giải quyết; 28 trường hợp đang xem xét xử lý (trình ký 8 trường hợp); 35 trường hợp chuyển Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường xử lý theo thẩm quyền; 158 trường hợp lưu do đơn trùng nội dung đã xem xét giải quyết; còn 245 trường hợp không đủ cơ sở, điều kiện để xem xét, giải quyết.
Trong đó, kết quả kiểm tra trực tiếp tại một số địa phương: Có 166 trường hợp đã chỉ đạo, xem xét giải quyết (68 trường hợp đã giải quyết xong; 93 trường hợp đang xem xét, giải quyết; 5 trường hợp xác định không có người gửi); còn 36 trường hợp địa phương chưa có báo cáo kết quả giải quyết.
Về công tác tiếp nhận và xử lý thông tin sai phạm do các báo, tạp chí phản ánh, đã tiếp nhận 221 trường hợp thông tin phản ánh về sai phạm trong quản lý và sử dụng đất đai của 43 tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong đó, lượng thông tin phản ánh tập trung chủ yếu tại các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng có 103 thông tin phản ánh, vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung có 42 thông tin phản ánh, vùng trung du và miền núi phía Bắc có 34 thông tin phản ánh, 03 vùng còn lại lượng thông tin phản ánh qua báo chí ít hơn: vùng Tây Nguyên có 07 thông tin phản ánh, vùng Đông Nam Bộ có 21 thông tin phản ánh và Đồng bằng sông Cửu Long có 14 thông tin phản ánh. Các tỉnh, thành phố có số lượng thông tin phản ánh nhiều bao gồm Hà Nội: 64; Thanh Hóa:13; Bắc Giang:12; Hồ Chí Minh:10; Vĩnh Phúc:9; Đồng Nai: 8; Phú Thọ; Đà Nẵng:7.
Kết quả, Tổng cục đã ban hành 163 văn bản yêu cầu các địa phương rà soát, xử lý và báo cáo tình hình giải quyết về Bộ Tài nguyên và Môi trường; lưu theo dõi 58 thông tin. Đến nay, đã có 38 văn bản của các địa phương báo cáo kết quả xử lý, trong đó thông tin phản ánh của báo chí có 11 là đúng, 9 là không đúng, 5 thông tin phản ánh có nội dung đúng 1 phần, còn lại 13 thông tin các địa phương đang xem xét giải quyết, chưa có kết luận cuối cùng.
* Thưa ông, nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2018 của Tổng cục cụ thể là gì để nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành công tác quản lý đất đai?
- Trong năm 2018, Tổng cục tiếp tục nỗ lực, nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành, phấn đấu hoàn thành mục tiêu kế hoạch Bộ Tài nguyên và Môi trường giao, cụ thể: Về công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật và cải cách hành chính cần sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai, tổ chức thực hiện hoàn thành đúng hạn việc trình Chính phủ xem xét đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Đất đai; xây dựng các nghị định, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, xây dựng và trình Chính phủ ban hành 01 nghị định và 01 quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Đồng thời, xây dựng các thông tư, xây dựng và trình Bộ trưởng ban hành 03 Thông tư, gồm: Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất; Thông tư quy định chi tiết Nghị định quy định về xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác sử dụng hệ thống thông tin đất đai; Thông tư quy định chi tiết Nghị định quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực đất đai.
Về cải cách thủ tục hành chính, tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, kiểm soát chặt chẽ các quy định liên quan đến thủ tục hành chính trong quá trình xây dựng các Thông tư theo tinh thần của các Nghị quyết Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, định hướng đến năm 2020.
Ngoài ra, Tổng cục sẽ tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện hoàn thiện hồ sơ để trình Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đến năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2016-2020) cấp tỉnh cho các tỉnh, thành phố còn lại; chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện hoàn thành việc phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đến năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2016-2020) cấp huyện và lập kế hoạch sử dụng đất năm 2019 để trình cấp có thẩm quyền xét duyệt theo đúng quy định.
Đồng thời, Tổng cục rà soát báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép các địa phương chuyển mục đích sử dụng đất lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ để thực hiện các công trình, dự án. Tổ chức kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, đặc biệt là các dự án đã được giao đất nhưng chưa đưa đất vào sử dụng.
Hơn nữa, tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo các địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện hoàn thành nhiệm vụ rà soát, xác định ranh giới, cắm mốc giới, đo đạc, lập bản đồ địa chính và hồ sơ ranh giới sử dụng đất đối với các công ty nông, lâm nghiệp; tổng hợp, xây dựng báo cáo về kết quả triển khai thực hiện Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án tăng cường công tác quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tổ chức Hội nghị sơ kết Dự án tổng thể xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai và sơ kết việc thực hiện rà soát, sắp xếp và cắm mốc, đo đạc, cấp giấy chứng nhận cho các nông lâm nghiệp theo Nghị định 118/2014/NĐ-CP.
Mặt khác, Tổng cục tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện các giải pháp để hoàn thành cấp Giấy chứng nhận lần đầu theo bản đồ địa chính, trích đo địa chính có tọa độ; thực hiện kiểm tra tình hình thực hiện Chỉ thị số 1474/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ; kiểm tra, nắm tình hình về tình hình thành lập và hoạt động của Văn phòng đăng ký một cấp. Tăng cường phối hợp tốt với Tổng Cục thuế để nhân rộng việc thực hiện liên thông thuế, kết nối, trao đổi thông tin giữa cơ quan thuế và cơ quan Tài nguyên Môi trường. Chỉ đạo tăng cường triển khai thực hiện dịch vụ cung cấp thông tin đất đai và dịch vụ chuyển phát hồ sơ liên quan đến lĩnh vực đất đai từ Văn phòng đăng ký đất đai đến các chi nhánh.
Về công tác giá đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và phát triển quỹ đất, Tổng cục sẽ tiếp tục thực hiện tốt việc hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về định giá đất, cấp chứng chỉ định giá đất; hoàn thiện việc đề xuất đổi mới phương pháp định giá đất gắn với thực hiện Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 02 tháng 11 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công.
Ngoài việc tổ chức thực hiện thẩm tra Khung Chính sách, bồi thường hỗ trợ, tái định cư; thực hiện Đề án Hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án đầu tư theo kế hoạch được duyệt. Tổng hợp, đánh giá tình hình thành lập và tổ chức hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất một cấp theo quy định của Luật đất đai và Nghị định của Chính phủ.
Tổng cục sẽ tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện công tác thống kê đất đai năm 2018 và tổng hợp xây dựng báo cáo thống kê đất đai năm 2017 của cả nước. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị trực thuộc Tổng cục tổ chức thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch được duyệt. Chỉ đạo, đôn đốc các địa phương thực hiện xây dựng và vận hành hệ thống theo dõi, đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất. Tăng cường công tác tổ chức tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh qua đường dây nóng các vi phạm về lĩnh vực đất đai; nắm bắt, xử lý kịp thời các thông tin mà báo chí và dư luận quan tâm.
* Trân trọng cảm ơn ông!
- Năm 2017, Tổng cục Quản lý đất đai đã hoàn thành tổng kết 10 năm thực hiện chính sách đất đai về tôn giáo theo tinh thần Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12/3/2003 về công tác tôn giáo; sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 31/10/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai, đồng thời tập trung đề xuất các định hướng sửa đổi, bổ sung Luật đất đai năm 2013. Đã trình Chính phủ đã ban hành Nghị định số 01/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 01/CT-TTg nhằm chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý đất đai và xây dựng hệ thống thông tin đất đai.
Hoàn thành công tác thẩm định điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2016 - 2020) của 63/63 tỉnh, thành phố; trình Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch của 38 tỉnh, thành phố. Cả nước đã thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất với diện tích khoảng 27 nghìn ha; khai thác đưa vào sử dụng hơn 10 nghìn ha đất chưa sử dụng; xử lý đưa vào sử dụng gần 78 nghìn ha đất của các dự án chậm triển khai. Nhiều địa phương cũng đang tích cực triển khai các mô hình tích tụ, tập trung đất đai. Thu ngân sách từ đất đai tăng mạnh, trong 11 tháng đầu năm 2017 là 92,1 nghìn tỷ, chiếm 11,6% thu ngân sách nội địa. Tổng cục đã rà soát ranh giới gần 32.200 km; cắm gần 54.800 mốc, đo đạc, lập bản đồ địa chính 1.336.000 ha (đạt 95,1%), cải cách hành chính trong giấy chứng nhận đã có sự chuyển biến rất tích cực. Cụ thể, cả nước đã thực hiện cấp giấy chứng nhận lần đầu đối với 96,6% diện tích đất cần cấp, tăng 1,8 triệu giấy so với cuối năm 2016; cả nước có 237/700 đơn vị hành chính cấp huyện triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai làm nền tảng cho xây dựng Chính phủ điện tử.
Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế để tranh thủ các nguồn hỗ trợ; bước đầu thực hiện có hiệu quả theo kế hoạch đối với các dự án ODA; công tác thanh tra, kiểm tra được tăng cường; công tác cải cách hành chính được chú trọng thực hiện, đặc biệt là việc cắt giảm thời gian thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực đất đai; các khó khăn, vướng mắc trong thực hiện chính sách pháp luật về đất đai của các địa phương được xử lý kịp thời, hiệu quả.
Đất đai là lĩnh vực nhạy cảm, phức tạp dễ ảnh hưởng đến kinh tế, chính trị của đất nước, đời sống của nhân dân. Ảnh minh họa: Hoàng Ngọc - TTXVN |
* Những nguyên nhân nào dẫn đến những hạn chế trên, thưa ông?
- Mặc dù đạt được nhiều kết quả nhưng trong công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện các nhiệm vụ trong năm 2017 vẫn còn có một số tồn tại, hạn chế như việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật còn có nội dung thể hiện chưa rõ ràng dẫn đến chưa thống nhất về cách hiểu để thực hiện; một số đề án tiến độ trình duyệt còn chậm; kết quả tổ chức triển khai thực hiện công tác đo đạc, xác định ranh giới, cắm mốc giới, lập bản đồ địa chính và hồ sơ ranh giới sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các công ty nông, lâm nghiệp tại các địa phương còn chậm; việc khiếu kiện, khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực đất đai vẫn còn là vấn đề phức tạp ở nhiều địa phương.
Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại, hạn chế nêu trên là do đất đai là lĩnh vực nhạy cảm, phức tạp dễ ảnh hưởng đến kinh tế, chính trị của đất nước, đời sống của nhân dân. Bên cạnh đó có nhiều nhiệm vụ đột xuất do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng giao, trong đó hầu hết các nhiệm vụ đều phải triển khai gấp, phức tạp và nhạy cảm, ảnh hưởng đến quyền lợi của người sử dụng đất dẫn đến tiến độ thực hiện công việc chung của Tổng cục theo Chương trình công tác còn chậm; nhiều nhiệm vụ phụ thuộc vào kết quả thực hiện và báo cáo của các địa phương. Hơn nữa, việc quản lý, sử dụng đất đai tại các nông, lâm trường đã tồn tại nhiều năm dẫn đến việc xác định mốc giới gặp nhiều khó khăn, công tác bàn giao quỹ đất nông, lâm trường sau khi rà soát, sắp xếp về địa phương quản lý và sử dụng chưa hiệu quả do thiếu sự phối hợp giữa cơ quan quản lý và các nông, lâm trường; nguồn lực dành cho công tác thanh tra chuyên ngành về đất đai còn hạn chế; kinh phí để triển khai một số nhiệm vụ đột xuất, cấp bách được giao bổ sung còn chậm.
* Thời gian qua việc tiếp nhận xử lý thông tin phản ánh của người dân và doanh nghiệp về những hành vi vi phạm trong quản lý và sử dụng đất thông qua đường dây nóng của Tổng cục đã có những chuyển biến gì, kết quả đã đạt được trong năm 2017 như thế nào?
- Trong năm 2017, Tổng cục Quản lý đất đai đã tiếp nhận được 926 thông tin phản ánh của các tổ chức, cá nhân về vi phạm pháp luật đất đai. Trong đó, đã ban hành 365 văn bản gửi địa phương xử lý; 200 văn bản hướng dẫn công dân gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền để được xem xét, giải quyết; 28 trường hợp đang xem xét xử lý (trình ký 8 trường hợp); 35 trường hợp chuyển Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường để xử lý theo thẩm quyền; 216 trường hợp lưu do đơn trùng nội dung đã xem xét giải quyết; còn 245 trường hợp không đủ cơ sở, điều kiện để xem xét, giải quyết.
Về công tác tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh, Tổng cục đã tiếp nhận 705 ý kiến phản ánh qua đường dây nóng, theo đó đã ban hành 202 văn bản gửi địa phương xử lý; 37 văn bản hướng dẫn công dân gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền để được xem xét, giải quyết; 28 trường hợp đang xem xét xử lý (trình ký 8 trường hợp); 35 trường hợp chuyển Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường xử lý theo thẩm quyền; 158 trường hợp lưu do đơn trùng nội dung đã xem xét giải quyết; còn 245 trường hợp không đủ cơ sở, điều kiện để xem xét, giải quyết.
Trong đó, kết quả kiểm tra trực tiếp tại một số địa phương: Có 166 trường hợp đã chỉ đạo, xem xét giải quyết (68 trường hợp đã giải quyết xong; 93 trường hợp đang xem xét, giải quyết; 5 trường hợp xác định không có người gửi); còn 36 trường hợp địa phương chưa có báo cáo kết quả giải quyết.
Về công tác tiếp nhận và xử lý thông tin sai phạm do các báo, tạp chí phản ánh, đã tiếp nhận 221 trường hợp thông tin phản ánh về sai phạm trong quản lý và sử dụng đất đai của 43 tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong đó, lượng thông tin phản ánh tập trung chủ yếu tại các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng có 103 thông tin phản ánh, vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung có 42 thông tin phản ánh, vùng trung du và miền núi phía Bắc có 34 thông tin phản ánh, 03 vùng còn lại lượng thông tin phản ánh qua báo chí ít hơn: vùng Tây Nguyên có 07 thông tin phản ánh, vùng Đông Nam Bộ có 21 thông tin phản ánh và Đồng bằng sông Cửu Long có 14 thông tin phản ánh. Các tỉnh, thành phố có số lượng thông tin phản ánh nhiều bao gồm Hà Nội: 64; Thanh Hóa:13; Bắc Giang:12; Hồ Chí Minh:10; Vĩnh Phúc:9; Đồng Nai: 8; Phú Thọ; Đà Nẵng:7.
Kết quả, Tổng cục đã ban hành 163 văn bản yêu cầu các địa phương rà soát, xử lý và báo cáo tình hình giải quyết về Bộ Tài nguyên và Môi trường; lưu theo dõi 58 thông tin. Đến nay, đã có 38 văn bản của các địa phương báo cáo kết quả xử lý, trong đó thông tin phản ánh của báo chí có 11 là đúng, 9 là không đúng, 5 thông tin phản ánh có nội dung đúng 1 phần, còn lại 13 thông tin các địa phương đang xem xét giải quyết, chưa có kết luận cuối cùng.
* Thưa ông, nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2018 của Tổng cục cụ thể là gì để nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành công tác quản lý đất đai?
- Trong năm 2018, Tổng cục tiếp tục nỗ lực, nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành, phấn đấu hoàn thành mục tiêu kế hoạch Bộ Tài nguyên và Môi trường giao, cụ thể: Về công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật và cải cách hành chính cần sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai, tổ chức thực hiện hoàn thành đúng hạn việc trình Chính phủ xem xét đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Đất đai; xây dựng các nghị định, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, xây dựng và trình Chính phủ ban hành 01 nghị định và 01 quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Đồng thời, xây dựng các thông tư, xây dựng và trình Bộ trưởng ban hành 03 Thông tư, gồm: Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất; Thông tư quy định chi tiết Nghị định quy định về xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác sử dụng hệ thống thông tin đất đai; Thông tư quy định chi tiết Nghị định quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực đất đai.
Về cải cách thủ tục hành chính, tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, kiểm soát chặt chẽ các quy định liên quan đến thủ tục hành chính trong quá trình xây dựng các Thông tư theo tinh thần của các Nghị quyết Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, định hướng đến năm 2020.
Ngoài ra, Tổng cục sẽ tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện hoàn thiện hồ sơ để trình Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đến năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2016-2020) cấp tỉnh cho các tỉnh, thành phố còn lại; chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện hoàn thành việc phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đến năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2016-2020) cấp huyện và lập kế hoạch sử dụng đất năm 2019 để trình cấp có thẩm quyền xét duyệt theo đúng quy định.
Đồng thời, Tổng cục rà soát báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép các địa phương chuyển mục đích sử dụng đất lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ để thực hiện các công trình, dự án. Tổ chức kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, đặc biệt là các dự án đã được giao đất nhưng chưa đưa đất vào sử dụng.
Hơn nữa, tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo các địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện hoàn thành nhiệm vụ rà soát, xác định ranh giới, cắm mốc giới, đo đạc, lập bản đồ địa chính và hồ sơ ranh giới sử dụng đất đối với các công ty nông, lâm nghiệp; tổng hợp, xây dựng báo cáo về kết quả triển khai thực hiện Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án tăng cường công tác quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tổ chức Hội nghị sơ kết Dự án tổng thể xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai và sơ kết việc thực hiện rà soát, sắp xếp và cắm mốc, đo đạc, cấp giấy chứng nhận cho các nông lâm nghiệp theo Nghị định 118/2014/NĐ-CP.
Mặt khác, Tổng cục tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện các giải pháp để hoàn thành cấp Giấy chứng nhận lần đầu theo bản đồ địa chính, trích đo địa chính có tọa độ; thực hiện kiểm tra tình hình thực hiện Chỉ thị số 1474/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ; kiểm tra, nắm tình hình về tình hình thành lập và hoạt động của Văn phòng đăng ký một cấp. Tăng cường phối hợp tốt với Tổng Cục thuế để nhân rộng việc thực hiện liên thông thuế, kết nối, trao đổi thông tin giữa cơ quan thuế và cơ quan Tài nguyên Môi trường. Chỉ đạo tăng cường triển khai thực hiện dịch vụ cung cấp thông tin đất đai và dịch vụ chuyển phát hồ sơ liên quan đến lĩnh vực đất đai từ Văn phòng đăng ký đất đai đến các chi nhánh.
Về công tác giá đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và phát triển quỹ đất, Tổng cục sẽ tiếp tục thực hiện tốt việc hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về định giá đất, cấp chứng chỉ định giá đất; hoàn thiện việc đề xuất đổi mới phương pháp định giá đất gắn với thực hiện Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 02 tháng 11 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công.
Ngoài việc tổ chức thực hiện thẩm tra Khung Chính sách, bồi thường hỗ trợ, tái định cư; thực hiện Đề án Hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án đầu tư theo kế hoạch được duyệt. Tổng hợp, đánh giá tình hình thành lập và tổ chức hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất một cấp theo quy định của Luật đất đai và Nghị định của Chính phủ.
Tổng cục sẽ tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện công tác thống kê đất đai năm 2018 và tổng hợp xây dựng báo cáo thống kê đất đai năm 2017 của cả nước. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị trực thuộc Tổng cục tổ chức thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch được duyệt. Chỉ đạo, đôn đốc các địa phương thực hiện xây dựng và vận hành hệ thống theo dõi, đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất. Tăng cường công tác tổ chức tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh qua đường dây nóng các vi phạm về lĩnh vực đất đai; nắm bắt, xử lý kịp thời các thông tin mà báo chí và dư luận quan tâm.
* Trân trọng cảm ơn ông!
Diệu Thúy (thực hiện)