Với mong muốn bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Hrê, thời gian qua, chính quyền địa phương và nhiều người tâm huyết trong tỉnh Quảng Ngãi đã tích cực truyền dạy cách đánh cồng chiêng, hát múa dân ca cho thế hệ trẻ.
Tối 16/6, tại thị trấn Vĩnh Thạnh, huyện miền núi Vĩnh Thạnh, Sở Văn hóa và Thể thao Bình Định phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Thạnh khai mạc Ngày hội văn hóa và thể thao các dân tộc thiểu số miền núi lần thứ 16 với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Bình Ðịnh trong thời kỳ hội nhập và phát triển bền vững đất nước”.
Quảng Ngãi có 3 dân tộc thiểu số gồm Ca Dong (tên tự gọi của dân tộc Xơ Đăng), Cor, Hrê sống rải rác tại 6 huyện miền núi với vốn di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, do sự du nhập và lan truyền nhanh chóng của các loại hình văn hóa hiện đại nên nền di sản văn hóa vùng miền đặc trưng có nguy cơ bị biến dạng, thậm chí mai một. Trước thực trạng đó, tỉnh Quảng Ngãi đã cấp bách đưa ra những giải pháp hữu hiệu để bảo tồn văn hóa dân tộc thiểu số trên địa bàn. Theo đó, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành kế hoạch thực hiện Đề án bảo tồn Văn hóa dân tộc thiểu số Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020, giao cho Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch chủ trì thực hiện.
Lễ cúng bến nước là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng mang nhiều ý nghĩa tích cực trong đời sống tâm linh của người Hrê. Phong tục này không chỉ đơn thuần là tín ngưỡng mà còn nâng cao ý thức của đồng bào dân tộc trong việc bảo vệ, giữ gìn nguồn nước buôn làng.
Nhạc cụ truyền thống của người Hrê rất phong phú và đa dạng, có cồng chiêng, đàn Vroat, ta lía, ống vinh-vút... Trong đó, ống vinh-vút là loại nhạc cụ truyền thống thuộc bộ vỗ, đặc biệt loại nhạc cụ này thường dành riêng cho phụ nữ Hrê.