Hợp lực chuyển đổi bền vững nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long

Hợp lực chuyển đổi bền vững nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long

Ngày 6/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp cùng Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan tại Việt Nam tổ chức tọa đàm trực tuyến "Hợp lực để chuyển đổi bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long".

Tại buổi tọa đàm, các chuyên gia cùng chia sẻ kế hoạch hoạt động ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long về quy hoạch tích hợp, xây dựng hệ thống thực phẩm và nông nghiệp bền vững, logistics kết nối các hành lang kinh tế và khu vực vì một nền nông nghiệp bền vững; quản trị nước - sử dụng và quản lý nước bền vững...

Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực phát triển nông nghiệp trọng điểm của cả nước, đóng góp 32% GDP toàn ngành nông nghiệp, góp phần ổn định an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu nông sản. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 50% sản lượng lúa, 65% sản lượng nuôi trồng thủy sản, 70% sản lượng các loại trái cây, 95% sản lượng gạo xuất khẩu và 60% sản lượng cá xuất khẩu của cả nước. Bên cạnh đó, cung cấp nhiều nguồn nguyên liệu đầu vào phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của khu vực phía Nam và cả nước.

Với đóng góp quan trọng đó, thời gian qua, Đảng và Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhằm tạo đòn bẩy cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, khu vực này vẫn đối mặt với nhiều thách thức về biến đổi khí hậu, an ninh nguồn nước, tình trạng di dân ồ ạt, xuất khẩu nông sản chịu sự cạnh tranh gay gắt, hạ tầng giao thông yếu kém...

Theo ông Trần Công Thắng - Viện trưởng Viện Chính sách và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), biến đổi khí hậu thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi chịu mặn giá trị cao, nhưng lại gây sụt lún đất, sạt lở, xâm nhập mặn, nước ngầm suy giảm... Ngoài ra, yếu tố thị trường mang đến nhiều cơ hội, song cũng tạo ra nhiều thách thức, áp lực trong tiêu chuẩn sản xuất nông nghiệp, khả năng cạnh tranh, nhất là nguồn lao động.

Bà Nguyễn Thị Quỳnh Vân, đại diện Bộ Công Thương cho rằng, hạ tầng giao thông yếu kém, thiếu kết nối, hệ thống cảng phân tán, quy mô nhỏ lẻ, thiếu cảng container... dẫn đến tăng chi phí vận tải hàng hóa; hạ tầng dịch vụ logistics yếu, chưa hoàn chỉnh (thiếu các trung tâm logistics trọng điểm và các hệ thống trung tâm logistics vệ tinh...) dẫn đến chất lượng nông sản bị ảnh hưởng, thiếu khả năng cạnh tranh...

Từ những thách thức, khó khăn đó, các chuyên gia tập trung chia sẻ và đưa ra cái nhìn toàn cảnh về quy hoạch và kế hoạch hoạt động (can thiệp tiềm năng) để phát triển nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long một cách bền vững trên nguyên tắc thuận thiên.

Thời gian qua, Chính phủ Hà Lan và Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan tại Việt Nam đã có nhiều chương trình hợp tác giúp đỡ Việt Nam trong lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt, an toàn thực phẩm, thích ứng biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long, chuyển đổi nông nghiệp bền vững vùng.
Theo chuyên gia Hà Lan Peter Smeets, để sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu, Đồng bằng sông Cửu Long cần có nhiều chương trình, dự án nghiên cứu giống cây chịu hạn mặn, quy trình kỹ thuật mới; phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển; thành lập hành lang đa dạng sinh học; nâng cao năng lực thích ứng biến đổi khí hậu cho hợp tác xã trong vùng... Hiện nay, Đồng bằng sông Cửu Long có vùng nước mặn, nước ngọt và nước lợ. Đây chính là nguồn tài nguyên nên không ngăn nước mặn mà kiểm soát nước mặn để khai thác. Đồng thời, sử dụng nguồn nước ngọt - mặn - lợ hiệu quả thì phải đầu tư hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng thủy lợi cũng như xây dựng mô hình, tổ chức lại sản xuất trong nông dân phù hợp với từng vùng nước.

Để làm được điều này, Tiến sỹ Nguyễn Đức Anh, Viện Khoa học tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường) khuyến nghị việc quản lý và sử dụng tài nguyên nước Đồng bằng sông Cửu Long với hai giải pháp phi công trình và công trình. Song song với bảo vệ tài nguyên nước bằng cách sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, tái sử dụng nước cần hoàn chỉnh hệ thống công trình khai thác và sử dụng nước ngọt trong nội đồng đồng bộ với công trình trên hệ thống và công trình quy mô tiểu vùng. Ngoài ra, xem xét các giải pháp chủ động kiểm soát mặn để vừa sử dụng hiệu quả nước mặn cho nuôi trồng thủy sản, vừa đảm bảo giảm tác động của xâm nhập mặn lên sản xuất nông nghiệp (lúa, cây ăn quả, rau màu, cây công nghiệp,..), chăn nuôi và cấp nước sinh hoạt cho người dân ven biển.

Các chuyên gia cũng cho rằng, định hướng chuyển đổi nông nghiệp phải xây dựng thành phố Cần Thơ thành trung tâm phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long thông qua phát triển các trung tâm đầu mối nông nghiệp gắn với vùng chuyên canh và là hạt nhân liên kết với những vùng sản xuất trọng điểm khác tại các tỉnh lân cận. Chính phủ và các bộ, ngành tăng đầu tư cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhằm hiện đại hóa hệ thống thủy lợi đa chức năng, đa mục tiêu, thích ứng lũ và hạn mặn; cơ sở hạ tầng logistics; phát triển các tuyến cao tốc, nâng cấp Quốc lộ, đường thủy nội địa, cảng, sân bay...

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam cho biết, Bộ thống nhất quan điểm phối hợp với các địa phương, đối tác tập trung triển khai một số nội dung trọng tâm phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Theo đó, đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng an toàn, chất lượng trên cơ sở phát triển nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao, các sản phẩm chủ lực như: lúa, gạo, trái cây, thủy sản... kết hợp du lịch sinh thái, công nghiệp chế biến trên nguyên tắc sử dụng hiệu quả bền vững nguồn tài nguyên, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả liên kết vùng.

Cùng đó, thúc đẩy cơ giới hóa đồng bộ các khâu của chuỗi sản xuất từ cơ sở hạ tầng đến tập huấn, đào tạo nâng cao hiệu quả và giá trị sản phẩm nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Phát triển các trung tâm cơ giới hóa vùng theo hướng xã hội hóa là nơi chuyển giao, cung ứng các thiết bị, tập trung phát triển ý tưởng, thiết kế sáng tạo về cơ giới, công nghệ cơ giới hóa và cung ứng dịch vụ cơ giới cho nông dân, tổ hợp tác, hợp tác xã...

Thời gian tới cần phát triển các trung tâm logistics, liên kết chế biến dịch vụ tiêu thụ nông sản của cả vùng và cả nước như: Trung tâm liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long (đặt tại Cần Thơ); Trung tâm liên kết về thủy sản nước ngọt, trái cây, lúa gạo vùng sinh thái nước ngọt tại An Giang - Đồng Tháp; Trung tâm liên kết thủy sản khu ven biển Kiên Giang - Cà Mau - Bạc Liêu - Sóc Trăng; Trung tâm liên kết trái cây, rau màu ở Tiền Giang - Bến Tre. Xây dựng nền nông nghiệp xanh, nông nghiệp sinh thái theo hướng phát triển kinh tế đồng bằng, đảm bảo giảm phát thải khí nhà kính như cam kết của Việt Nam tại hội nghị COP26 (Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu).

Thu Hiền

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Phân bổ hơn 4.557 tỷ đồng để xoá nhà tạm, nhà dột nát

Phân bổ hơn 4.557 tỷ đồng để xoá nhà tạm, nhà dột nát

Thông tin ngày 30/3 từ Bộ Dân tộc và Tôn giáo cho hay, căn cứ Nghị quyết của Quốc hội về việc cho phép sử dụng từ nguồn tiết kiệm 5% kinh phí chi thường xuyên năm 2024 để hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định phân bổ 4.557,773 tỷ đồng để các địa phương triển khai chương trình này trên địa bàn. Đến nay, các địa phương đã nhận được 2.836,8 tỷ đồng từ các bộ, ngành, địa phương, ngân hàng, tập đoàn, đạt gần 82% theo phương án phân công của Ban Chỉ đạo trung ương.

Bộ Y tế yêu cầu siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Bộ Y tế yêu cầu siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Ngày 29/3, Bộ Y tế có văn bản hỏa tốc gửi Giám đốc các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Thủ trưởng Y tế các Bộ về việc tăng cường công tác phân luồng, thu dung, điều trị và kiểm soát lây nhiễm sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng ủng hộ Chương trình “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: Công Thử - TTXVN

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Ninh Thuận phải quyết tâm hoàn thành sớm mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát

Ninh Thuận phải cố gắng nỗ lực để là 1 trong 5 tỉnh, thành phố hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân khó khăn về nhà ở trong năm 2025. Đó là mong muốn, ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng trong chuyến công tác tại Ninh Thuận, Lễ phát động chiến dịch 90 ngày đêm “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” do tỉnh tổ chức sáng 29/3.

Đoàn đại biểu Quốc thảo luận ở tổ về cải cách tiền lương. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 4/2025: Quy định mới về tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước

Trong tháng 4/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực, nổi bật là các chính sách liên quan đến quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước; sửa đổi, bổ sung quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm.

Đóng góp đề xuất dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc

Đóng góp đề xuất dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc

Ngày 27/3, Thường trực Hội đồng Dân tộc Quốc hội phối hợp với Thành ủy, Hội đồng nhân dân thành phố Huế tổ chức khai mạc Hội thảo "Chính sách phát triển kinh tế vùng dân tộc thiểu số và miền núi; thực trạng và những đề xuất cho dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc".

Khuyến khích đặt tên xã, phường theo số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa

Khuyến khích đặt tên xã, phường theo số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa

Để thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và tạo cơ sở pháp lý thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp; trên cơ sở kết quả thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thời gian qua, Bộ Nội vụ đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức xây dựng dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính.

Các đối tượng được hưởng ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng trong tuyển sinh đại học, cao đẳng

Các đối tượng được hưởng ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng trong tuyển sinh đại học, cao đẳng

Theo hướng dẫn một số nội dung tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2025 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, trong thời hạn đăng ký dự thi tốt nghiệp (từ 21/4 đến 17 giờ ngày 28/4), thí sinh có nguyện vọng đăng ký xét tuyển sinh đại học, cao đẳng phải khai báo trên phần mềm đầy đủ, đúng các thông tin kèm minh chứng để hưởng ưu tiên trong xét tuyển.

Ban Chỉ đạo Trung ương ban hành Kế hoạch về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ban Chỉ đạo Trung ương ban hành Kế hoạch về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ngày 20/3/2025, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đã ban hành Công văn số 43-CV/BCĐ (Công văn số 43-CV/BCĐ) về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 51/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hội nhập quốc tế" (Chương trình).

Triển khai hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững ở vùng miền núi khó khăn tỉnh Cao Bằng

Triển khai hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững ở vùng miền núi khó khăn tỉnh Cao Bằng

Giảm nghèo bền vững được coi là một trong những nhiệm vụ chính trị của cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Cao Bằng. Các địa phương đang tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ người dân sản xuất, tạo sinh kế để tăng thu nhập, góp phần thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững.