Lợi ích kép từ mô hình du lịch cộng đồng ở miền Tây Nghệ An

Lợi ích kép từ mô hình du lịch cộng đồng ở miền Tây Nghệ An

Nhờ cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, ẩm thực và nét văn hóa đặc sắc, những năm gần đây mô hình du lịch cộng đồng đang được các địa phương miền Tây Nghệ An chú trọng phát triển. Không chỉ tạo ra sinh kế mới, giúp người dân bản địa có công ăn việc làm, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống, du lịch cộng đồng còn góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

Khởi sắc mô hình nông dân vùng cao làm homestay ở huyện Mai Châu

Khởi sắc mô hình nông dân vùng cao làm homestay ở huyện Mai Châu

Nhận thấy những tiềm năng, lợi thế tại địa phương, nhiều nông dân ở huyện Mai Châu (Hòa Bình) đã lựa chọn và đầu tư làm du lịch cộng đồng (homestay), phấn đấu vươn lên làm giàu bền vững; đồng thời, cùng chia sẻ kinh nghiệm và triển khai kinh tế tập trung, góp phần tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Một trong nhiều homestay xây dựng tự phát trên Núi Cấm. Ảnh: TTXVN phát.

Nhiều homestay xây dựng tự phát trên Núi Cấm (An Giang)

UBND thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang vừa có báo cáo gửi UBND tỉnh và các sở, ngành liên quan về kết quả kiểm tra, rà soát hạng mục, công trình xây dựng loại hình lưu trú (gọi là homestay) trên địa bàn Núi Cấm thuộc xã An Hảo, thị xã Tịnh Biên.
Đi vào hoạt động được gần 2 năm nay, homestay “Hà Nhì House” thu hút du khách đến tìm hiểu nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Hà Nhì. Ảnh: Trọng Chính

Hiện thực hóa ước mơ làm du lịch trên núi

Phát huy tiềm năng, lợi thế địa phương, những người con của núi rừng Tây Bắc hôm nay đang hiện thực hóa ước mơ làm du lịch trên núi. Ngày đêm nỗ lực vượt khó, họ đã tạo nên những sản phẩm du lịch cộng đồng (homestay) đặc sắc, góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc…
Du khách trải nghiệm Lễ cơm mới của đồng bào dân tộc Tày ở Khu du lịch sinh thái Thái Hải (Thái Nguyên). Ảnh: Hoàng Tâm - DTMN

Thái Nguyên: Trên 25 tỷ đồng hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2025, tỉnh Thái Nguyên thực hiện hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân hoạt động kinh doanh du lịch tại các điểm du lịch cộng đồng ở 5 xóm gồm: Tân Sơn, xã La Bằng (huyện Đại Từ), Nam Đồng, xã Tân Cương (thành phố Thái Nguyên), Đồng Tâm, xã Tức Tranh (huyện Phú Lương), Mỏ Gà, xã Phú Thượng (huyện Võ Nhai), Khuôn Tát, xã Phú Đình (huyện Định Hóa) với tổng nguồn kinh phí thực hiện hỗ trợ hơn 25 tỷ đồng từ nguồn ngân sách. Nguồn kinh phí hỗ trợ chủ yếu phục vụ công tác lập dự án, quy hoạch, đầu tư hạ tầng tại các điểm phát triển du lịch cộng đồng; xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch; tập huấn, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực du lịch; tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch...
Du khách tham gia chương trình văn nghệ tại Homestay Hoa Thụ. Ảnh: Thu Hằng - TTXVN

Chương trình OCOP: Điểm nghẽn từ chính sách đến thực tiễn (Bài 3)

Từ một địa phương là tỉnh Quảng Ninh phát kiến đầu tiên, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 490/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2018-2020 (Chương trình OCOP) và nhân rộng Chương trình ra cả nước. Hiệu quả của Chương trình trong 3 năm thực hiện đã được các phương tiện truyền thông, các địa phương ca ngợi. Tuy nhiên, phía sau những thành công cũng đang bộc lộ những điểm nghẽn từ chính các địa phương - nơi triển khai chương trình. Thông tấn xã Việt Nam giới thiệu chùm bài "Chương trình OCOP: Điểm nghẽn từ chính sách đến cuộc sống" nhằm đem đến cho độc giả một góc nhìn khác về chương trình này cũng như các đề xuất, giải pháp cho chương trình giai đoạn tới.
Phát triển du lịch nông thôn (Bài 3)

Phát triển du lịch nông thôn (Bài 3)

Tăng trưởng của du lịch Việt Nam những năm qua có sự đóng góp của du lịch nông thôn. Ngành Du lịch đã khai thác các giá trị đặc trưng ở nông thôn khắp đất nước để làm phong phú thêm hệ thống sản phẩm du lịch. Du lịch nông thôn là mô hình đem lại hiệu quả trong phát triển nông thôn mới; tăng thu nhập, tạo việc làm cho lao động ở các vùng quê. Du lịch cũng tạo động lực bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, di sản, nâng cao đời sống, tinh thần cho người dân nông thôn. Bài cuối trong chùm bài viết về chủ đề “Phát triển du lịch nông thôn” sẽ làm rõ những hiệu quả cũng như những việc còn hạn chế trong phát triển du lịch nông thôn hiện nay.
Du khách được “trải nghiệm” cách cuốn chả giò của người dân Vĩnh Long. Ảnh: Thúy Hằng

Du lịch Vĩnh Long hướng tới trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Vĩnh Long là tỉnh có tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt cùng những vườn cây ăn trái đa dạng. Bên cạnh đó, cảnh quan sông nước và khí hậu mát mẻ, trong lành quanh năm cũng tạo điều kiện hình thành các địa điểm du lịch có tiềm năng khai thác ở các xã cù lao trên sông Tiền và sông Hậu.
Lan tỏa phong trào khởi nghiệp trong thanh niên Gia Lai

Lan tỏa phong trào khởi nghiệp trong thanh niên Gia Lai

Những năm vừa qua, trên địa bàn tỉnh Gia Lai xuất hiện nhiều mô hình thanh niên khởi nghiệp tiêu biểu, phát triển kinh tế thành công, góp phần lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên, đặc biệt là thanh niên người dân tộc thiểu số.
Hỗ trợ người dân phát triển sinh kế bền vững từ du lịch sinh thái cộng đồng ở A Lưới

Hỗ trợ người dân phát triển sinh kế bền vững từ du lịch sinh thái cộng đồng ở A Lưới

Chiều 27/12, tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế phối hợp với Dự án Trường Sơn Xanh của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Viện quản lý và phát triển châu Á tổ chức tổng kết đánh giá kết quả thực hiện hoạt động “Xây dựng Kế hoạch, Chiến lược du lịch sinh thái vùng và Mô hình thí điểm tại các tỉnh Quảng Nam, Thừa Thiên - Huế”, đồng thời khai trương Làng Du lịch Sinh thái dựa vào cộng đồng A Nôr, xã Hồng Kim, huyện A Lưới.
Gìn giữ Lễ hội truyền thống của người Cơ-tu

Gìn giữ Lễ hội truyền thống của người Cơ-tu

Ngày 4/10, tại nhà Gươl, thôn Giàn Bí, xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang (thành phố Đà Nẵng), Ủy ban Nhân dân huyện Hòa Vang đã tổ chức Liên hoan Văn hóa - Thể thao, phục dựng lễ hội truyền thống của người Cơ-tu.
Mô hình homestay đưa du khách đến gần hơn với đồng bào Cơ Tu

Mô hình homestay đưa du khách đến gần hơn với đồng bào Cơ Tu

Với nụ cười nồng hậu, anh Đinh Văn Như thân thiện chào đón khách bằng câu tiếng Anh còn hơi gượng gạo, chưa trôi chảy: “Hello! Welcome to my homestay!”. Anh Như là chủ của Homestay A Lăng Như, mô hình du lịch cộng đồng đầu tiên của đồng bào Cơ Tu tại Đà Nẵng.
Du lịch góp phần đưa nông thôn trở thành những "miền quê đáng sống"

Du lịch góp phần đưa nông thôn trở thành những "miền quê đáng sống"

Nông thôn ở khắp vùng miền Tổ quốc ta là khu vực có nhiều lợi thế phát triển du lịch với đa dạng bản sắc văn hóa, cảnh sắc tươi đẹp, người dân hiền hòa thân thiện, mến khách. Những năm qua, du lịch nông thôn đã mang lại lợi ích không chỉ cho người dân bản địa mà còn làm phong phú thêm cho hệ thống sản phẩm du lịch của Việt Nam. Phát triển du lịch ở vùng nông thôn cũng giúp nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân nông thôn – một trong những mục tiêu của chương trình nông thôn mới ở nước ta. Có thể nói rằng, phát triển du lịch đã góp phần tích cực để đưa nhiều vùng nông thôn trở thành những "miền quê đáng sống".
Bước phát triển mới của du lịch Trà Vinh

Bước phát triển mới của du lịch Trà Vinh

Năm 2019, ngành du lịch Trà Vinh đã có sự chuyển biến tích cực. Cụ thể, trong 9 tháng qua, Trà Vinh đã đón hơn 765.400 lượt khách du lịch; trong đó, khách quốc tế trên 27.300 lượt người, tăng 66,46% so với cùng kỳ năm 2018. Tổng thu du lịch từ đầu năm đến nay của tỉnh đạt 279,8 tỉ đồng, tăng hơn 107,240 tỉ đồng so năm trước. Đây là thành quả từ những chính sách “mềm”, kịp thời tạo bước phát triển về du lịch của Trà Vinh.
Du lịch cộng đồng Homestay - điểm đến hấp dẫn ở vùng cao Lâm Bình

Du lịch cộng đồng Homestay - điểm đến hấp dẫn ở vùng cao Lâm Bình

Nhằm phát huy lợi thế của các di tích danh thắng cấp Quốc gia và các điểm du lịch sinh thái tuyệt đẹp mà thiên nhiên ban tặng, huyện vùng cao Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang đã chú trọng phát triển du lịch cộng đồng Homestay. Mô hình du lịch này ngày càng thu hút đông khách du lịch trong nước và quốc tế đến thưởng ngoạn thắng cảnh đẹp, bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số nơi đây.
Tết tháng Bảy ở vùng cao Lào Cai níu chân du khách

Tết tháng Bảy ở vùng cao Lào Cai níu chân du khách

Không chỉ có nét đẹp hoang sơ của nương rẫy, sự kỳ vĩ của núi non, kho tàng văn hóa của người dân bản địa mới thật sự là kho báu vô giá của vùng cao Lào Cai. Đặc biệt, nét đẹp văn hóa riêng có ấy thể hiện đậm nhất mỗi khi các thôn bản đón lễ, tết truyền thống của dân tộc mình. Ở Lào Cai, tháng bảy âm lịch hằng năm là thời điểm các tộc người trên địa bàn nô nức đón cái tết mang đậm bản sắc với phong tục truyền thống, để lại nhiều ấn tượng đẹp trong mắt các du khách quốc tế.
Thừa Thiên - Huế mở rộng và phát triển du lịch cộng đồng

Thừa Thiên - Huế mở rộng và phát triển du lịch cộng đồng

Thừa Thiên - Huế vừa quyết định một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh đến năm 2025. Theo đó, tỉnh thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng tại 14 điểm du lịch cộng đồng thuộc các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn với tổng kinh phí là 30.855 tỷ đồng; trong đó, ngân sách tỉnh hỗ trợ 70%; còn lại là ngân sách huyện, thị xã, thành phố Huế và xã hội hóa 30%.
Độc đáo những homestay ở khu du lịch quốc gia Mộc Châu

Độc đáo những homestay ở khu du lịch quốc gia Mộc Châu

Đến với cao nguyên Mộc Châu (Sơn La) - nơi được coi là “Đà Lạt” của vùng Tây Bắc, du khách không chỉ được đắm mình vào cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, nên thơ mà còn được nghỉ ngơi trong các homestay độc đáo, mới lạ.
Du lịch homestay ở Sa Pa hấp dẫn du khách

Du lịch homestay ở Sa Pa hấp dẫn du khách

Mùa xuân đang tràn về trên các bản làng vùng cao Tây Bắc, hoa đào, hoa mận trắng đã bắt đầu nở tô thắm thêm màu sắc của núi rừng. Đặc biệt, trong những ngày đầu năm mới 2018, tại nhiều bản làng của huyện Sa Pa (Lào Cai) thu hút rất đông du khách tới tham quan, trải nghiệm nét văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống nơi đây. Dịch vụ homestay ở Tả Van, Lao Chải, Tả Phìn luôn kín khách du lịch trong và ngoài nước đến lưu trú.
Phát triển du lịch cộng đồng - homestay

Phát triển du lịch cộng đồng - homestay

Phát huy lợi thế phát triển du lịch, nhiều gia đình ở Lâm Bình - huyện vùng sâu, vùng xa nhất của tỉnh Tuyên Quang đã làm du lịch cộng đồng (homestay).
Lâm Đồng chung tay phát triển du lịch cộng đồng

Lâm Đồng chung tay phát triển du lịch cộng đồng

Nằm ở phía Nam Tây Nguyên, với tiềm năng về cảnh quan thiên nhiên và khí hậu mát mẻ, với hơn 40 cộng đồng dân tộc thiểu số đậm nét văn hóa và phong tục tập quán, Lâm Đồng là tỉnh có nhiều cơ hội để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch cộng đồng.
Lào Cai phát triển du lịch cộng đồng

Lào Cai phát triển du lịch cộng đồng

Nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, tỉnh Lào Cai có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, bản sắc văn hóa đặc trưng của vùng đồng bào dân tộc. Với tiềm năng và lợi thế sẵn có, Lào Cai đã đẩy mạnh phát triển loại hình du lịch cộng đồng (homestay), góp phần nâng cao đời sống đồng bào.