Phát biểu tại Đại hội, Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam, Phó Giáo sư Tiến sỹ Tống Trung Tín cho rằng: Thời gian qua, Hội Khảo cổ học Việt Nam đã cố gắng hoàn thành tốt các nhiệm vụ được Đại hội II đề ra nhằm góp phần nghiên cứu, bảo tồn, bảo vệ và phát huy các giá trị của di sản khảo cổ học nói riêng và di sản văn hóa Việt Nam nói chung. Bên cạnh đó, vẫn còn một số hạn chế do nguồn nhân lực khoa học thiếu hụt, nguồn quỹ hội còn ít, chưa có trang web hay một cơ quan ngôn luận nào của Hội. Nhiều hoạt động liên kết các Chi hội thành viên còn hạn chế, các phản biện xã hội liên quan đến công tác khảo cổ chưa có sức ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống nhân dân... Do đó, nhiệm kỳ III cần cố gắng nhiều hơn nữa nhằm đạt thêm nhiều thành tựu mới góp phần vào sự nghiệp phát triển ngành Khảo cổ học Việt Nam; nghiên cứu, bảo tồn, bảo vệ và phát huy các giá trị của di sản khảo cổ học nói riêng, di sản văn hóa Việt Nam nói chung.
Báo cáo hoạt động của Hội Khảo cổ học Việt Nam nhiệm kỳ II (2013-2018) và phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ III (2019-2023), Phó Chủ tịch Hội, Phó Giáo sư Tiến sỹ Bùi Văn Liêm cho biết: Nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội bền vững với bảo tồn và phát huy các giá trị tài nguyên văn hóa, nên trong nhiệm kỳ II, Hội đã tiến hành gần 200 cuộc khai quật và thám sát lớn nhỏ khác nhau, cung cấp nhiều thông tin tư liệu cho công cuộc nghiên cứu lịch sử văn hóa nước nhà. Nhiều thành viên Hội tham gia Đề án Khoa học xã hội cấp Quốc gia nghiên cứu, biên soạn Bộ Lịch sử Việt Nam do Bộ Khoa học và Công nghệ cùng Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia giao. Chi hội cũng tổ chức hàng chục hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế về các vấn đề trọng yếu của ngành, như khảo cổ học dưới nước, di sản văn hóa biển, khảo cổ học Việt Nam - Lào - Cămpuchia và tiểu vùng sông Mê-Kông...
Hằng năm, nhiều hội viên tham gia viết bài công bố trong Những phát hiện mới về khảo cổ học, Tạp chí khảo cổ học, Tạp chí Xưa và nay... Thành tích nổi bật là Hội đã công bố sách ảnh "Đến với vùng văn hóa Kinh Môn", giới thiệu sơ bộ toàn bộ tư liệu khảo cổ học có giá trị cao ở đây và được độc giả Kinh Môn và nhiều nhà nghiên cứu đánh giá cao.
Đồng thời, Hội đã tập trung nghiên cứu một số Quy trình công nghệ ứng dụng vào việc bảo tồn một số loại hình di vật khảo cổ gồm: Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất giấy sắc phong để phục vụ cho công tác tư vấn quy hoạch và thiết kế khu trưng bày nghề giấy sắc phong đặt tại phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội; phối hợp với Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa bảo quản thành công cụm mộ Cồn Cổ Ngựa (với 3 di cốt nằm trong tầng văn hóa)... Hội cũng đã tiến hành hợp tác và trao đổi quốc tế với Tổ nghiên cứu Văn hóa Trống đồng (gồm Trường Đại học Dân tộc Quảng Tây, Sở Nghiên cứu Khảo cổ và Bảo tồn văn hóa Quảng Tây,...) và ký kết Bản ghi nhớ giữa Viện Nghiên cứu Di sản văn hóa (Đại học Hàn Quốc) và Hội khảo cổ học Việt Nam trong việc hợp tác 15 năm nghiên cứu khảo cổ học Di tích Luy Lâu.
"Nhiệm kỳ III (2019-2023) của Hội Khảo cổ học Việt Nam diễn ra trong bối cảnh đất nước tiếp tục có những đổi mới sâu rộng, hoạt động phát triển kinh tế - xã hội ngày càng gia tăng. Do vậy, Hội Khảo cổ học Việt Nam sẽ tiếp tục hoàn thiện công tác tổ chức, tăng cường gắn kết và phối hợp trong mọi hoạt động giữa Trung ương Hội và các Chi hội thành viên; thực hiện tốt các nhiệm vụ khoa học trọng tâm của Hội, nghiên cứu bổ sung một số chi tiết trong Điều lệ Hội ... " Phó Giáo sư Tiến sỹ Bùi Văn Liêm nhấn mạnh.
Báo cáo hoạt động của Hội Khảo cổ học Việt Nam nhiệm kỳ II (2013-2018) và phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ III (2019-2023), Phó Chủ tịch Hội, Phó Giáo sư Tiến sỹ Bùi Văn Liêm cho biết: Nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội bền vững với bảo tồn và phát huy các giá trị tài nguyên văn hóa, nên trong nhiệm kỳ II, Hội đã tiến hành gần 200 cuộc khai quật và thám sát lớn nhỏ khác nhau, cung cấp nhiều thông tin tư liệu cho công cuộc nghiên cứu lịch sử văn hóa nước nhà. Nhiều thành viên Hội tham gia Đề án Khoa học xã hội cấp Quốc gia nghiên cứu, biên soạn Bộ Lịch sử Việt Nam do Bộ Khoa học và Công nghệ cùng Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia giao. Chi hội cũng tổ chức hàng chục hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế về các vấn đề trọng yếu của ngành, như khảo cổ học dưới nước, di sản văn hóa biển, khảo cổ học Việt Nam - Lào - Cămpuchia và tiểu vùng sông Mê-Kông...
Hằng năm, nhiều hội viên tham gia viết bài công bố trong Những phát hiện mới về khảo cổ học, Tạp chí khảo cổ học, Tạp chí Xưa và nay... Thành tích nổi bật là Hội đã công bố sách ảnh "Đến với vùng văn hóa Kinh Môn", giới thiệu sơ bộ toàn bộ tư liệu khảo cổ học có giá trị cao ở đây và được độc giả Kinh Môn và nhiều nhà nghiên cứu đánh giá cao.
Đồng thời, Hội đã tập trung nghiên cứu một số Quy trình công nghệ ứng dụng vào việc bảo tồn một số loại hình di vật khảo cổ gồm: Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất giấy sắc phong để phục vụ cho công tác tư vấn quy hoạch và thiết kế khu trưng bày nghề giấy sắc phong đặt tại phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội; phối hợp với Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa bảo quản thành công cụm mộ Cồn Cổ Ngựa (với 3 di cốt nằm trong tầng văn hóa)... Hội cũng đã tiến hành hợp tác và trao đổi quốc tế với Tổ nghiên cứu Văn hóa Trống đồng (gồm Trường Đại học Dân tộc Quảng Tây, Sở Nghiên cứu Khảo cổ và Bảo tồn văn hóa Quảng Tây,...) và ký kết Bản ghi nhớ giữa Viện Nghiên cứu Di sản văn hóa (Đại học Hàn Quốc) và Hội khảo cổ học Việt Nam trong việc hợp tác 15 năm nghiên cứu khảo cổ học Di tích Luy Lâu.
"Nhiệm kỳ III (2019-2023) của Hội Khảo cổ học Việt Nam diễn ra trong bối cảnh đất nước tiếp tục có những đổi mới sâu rộng, hoạt động phát triển kinh tế - xã hội ngày càng gia tăng. Do vậy, Hội Khảo cổ học Việt Nam sẽ tiếp tục hoàn thiện công tác tổ chức, tăng cường gắn kết và phối hợp trong mọi hoạt động giữa Trung ương Hội và các Chi hội thành viên; thực hiện tốt các nhiệm vụ khoa học trọng tâm của Hội, nghiên cứu bổ sung một số chi tiết trong Điều lệ Hội ... " Phó Giáo sư Tiến sỹ Bùi Văn Liêm nhấn mạnh.
Lý Thanh Hương