Hội đồng Dân tộc của Quốc hội khảo sát việc thực hiện chính sách vùng đặc biệt khó khăn

Hội đồng Dân tộc của Quốc hội khảo sát việc thực hiện chính sách vùng đặc biệt khó khăn
UBND tỉnh đã báo cáo kết quả quá trình triển khai thực hiện Nghị định 116 của Chính phủ, trong đó nêu rõ: UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố nghiêm túc rà soát và thực hiện chi trả chế độ cho các đối tượng đảm bảo đúng, đủ, kịp thời. Việc xét duyệt, chi trả chế độ được thực hiện công khai, minh bạch, qua đó, đã cải thiện đời sống; thu hút người có trình độ, năng lực đến công tác ở những xã còn khó khăn, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh. Năm 2011, toàn tỉnh có 73 xã, 15 thôn, bản áp dụng chính sách này. Đến năm 2015 đã có 95 xã và 15 thôn, bản đặc biệt khó khăn được áp dụng thực hiện chính sách trên. Đối tượng được hưởng chính sách theo Nghị định 116 trên địa bàn tỉnh trong 5 năm qua là 37.502 lượt người; nguồn kinh phí hỗ trợ cho các đối tượng này trên 100 tỷ đồng/năm. 
 
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình Bùi Văn Khánh báo cáo về kết quả thực hiện Nghị định 116 với Đoàn khảo sát Hội đồng Dân tộc của Quốc hội. Ảnh: Nhan Sinh- TTXVN
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình Bùi Văn Khánh báo cáo về kết quả thực hiện Nghị định 116 với Đoàn khảo sát Hội đồng Dân tộc của Quốc hội. Ảnh: Nhan Sinh- TTXVN

Đại biểu các sở, ngành cũng đã làm rõ thêm nguyên nhân dẫn đến những khó khăn, bất cập trong quá trình triển khai, thực hiện Nghị định. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh đã đưa ra một số kiến nghị đối với Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương như: Tiếp tục kéo dài thời gian và mở rộng đối tượng được hưởng chế độ chính sách thực hiện Nghị định 116; không giới hạn thời gian hưởng chế độ phụ cấp thu hút đối với mỗi trường hợp, đồng thời tăng phụ cấp lâu năm lên mức từ 1,0 trở lên; quan tâm, có chế độ chính sách đối với con em vùng đặc biệt khó khăn công tác tại các cơ quan công an, quân đội; rà soát việc ban hành văn bản hướng dẫn thống nhất tiêu chí về địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; cần có sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành trong việc xây dựng các thông tư hướng dẫn để tránh lãng phí và có thể gây nên thực hiện sai địa bàn. 
 
Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Giàng A Chu phát biểu kết luận tại buổi làm việc. Ảnh: Nhan Sinh- TTXVN
Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Giàng A Chu phát biểu kết luận tại buổi làm việc. Ảnh: Nhan Sinh- TTXVN

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Giàng A Chu đánh giá cao những kết quả đạt được trong công tác triển khai thực hiện Nghị định 116 của tỉnh. Đồng thời, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc nêu rõ: Đây là cuộc khảo sát để nắm lại tình hình triển khai, thực hiện nhằm tìm ra những cái được và chưa được để đề nghị với Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành điều chỉnh cho phù hợp, hiệu quả hơn. Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đề nghị trong thời gian tới, tỉnh tiếp tục quan tâm chỉ đạo sát sao, có sự phối hợp chặt chẽ để nâng cao hơn nữa hiệu quả việc thực hiện chính sách theo Nghị định 116 cho đến khi có văn bản mới, chính sách mới được ban hành. 

Trước đó, ngày 16/8, đoàn đã khảo sát thực tế tại xã vùng sâu Hưng Thi, huyện Lạc Thủy.

Có thể bạn quan tâm