Theo kế hoạch tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ ngày 31/7 đến 17 giờ ngày 6/8, thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học trên Hệ thống phải nộp lệ phí trực tuyến. Để tránh hiện tượng quá tải, Bộ Giáo dục và Đào tạo chia thời gian thanh toán trực tuyến theo tỉnh, thành phố như sau:
Ngày 27/2, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng đã ký ban hành Văn bản số 570/UBND-KGVX gửi Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, UBND các huyện, thị xã về việc cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 ở 18 huyện, thị xã chuyển từ dạy và học trực tiếp tại trường sang học trực tuyến để phòng, chống dịch COVID-19.
Ngày 15/1, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội gửi thông báo tới các phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện, thị xã; các Trường Trung học Phổ thông và các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thuộc thành phố Hà Nội yêu cầu tổ chức dạy học linh hoạt, thích ứng với cấp độ dịch COVID-19 tại địa bàn.
Ngày 13/1, UBND tỉnh Điện Biên đã tổ chức lễ tiếp nhận 5.000 máy tính bảng và 5.000 sim 4G do Ngân hàng Bưu điện Liên Việt và Viettel Điện Biên tài trợ để trang bị cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh học trực tuyến.
Thực hiện Công văn số 4322/UBND-KGVX ngày 2/12/2021 của UBND thành phố Hà Nội và công văn số 4156/SGDĐT-CTTT của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa đề nghị các Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo, Hiệu trưởng các trường Trung học Phổ thông, Giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên báo cáo UBND quận, huyện, thị xã để xin ý kiến, thông báo cho các nhà trường trên địa bàn có mức độ dịch cấp độ 3 cho học sinh lớp 9 và lớp 12 tạm dừng đến trường, chuyển học trực tuyến từ ngày 20/12 cho đến khi có thông báo mới.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, sáng 9/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải. Liên quan đến việc học và thi trong thời gian chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nhiều đại biểu nhấn mạnh cần đánh giá hiệu quả hình thức học tập trực tuyến, xác định những vướng mắc, bất cập để giải quyết, phát huy ưu điểm của hình thức này, được xác định không chỉ là giải pháp tình thế mà còn là một xu hướng tất yếu, lâu dài.
Tại phiên thảo luận ở hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; báo cáo về công tác phòng, chống dịch COVID-19 và tình hình thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 về Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XV, chiều 8/11, các đại biểu Quốc hội đã đề xuất nhiều giải pháp trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy và học trực tuyến; việc thực hiện đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông...
Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính đến ngày 25/10, cả nước có 23 tỉnh, thành phố cho học sinh đi học trực tiếp; 15 tỉnh, thành phố kết hợp dạy học trực tiếp với trực tuyến và học qua truyền hình; 25 tỉnh, thành phố vẫn tiếp tục dạy học trực tuyến và qua truyền hình.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Công văn số 4808/BGDĐT-GDTrH gửi các Sở Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện các biện pháp củng cố, tăng cường chất lượng dạy và học khi học sinh trở lại trường học tập.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đồng ý với đề nghị của Bộ Tài chính về việc hỗ trợ học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn để mua máy tính, thiết bị học tập phục vụ học trực tuyến.
Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, để duy trì việc dạy và học trực tuyến, tỉnh Đồng Nai đã kêu gọi doanh nghiệp, nhà hảo tâm hỗ trợ điện thoại thông minh cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, người dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh. Sự hỗ trợ kịp thời đã giúp các em có điều kiện học tập, tiếp thêm động lực vượt qua khó khăn, vươn lên trong học tập và rèn luyện.
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, việc học trực tuyến thời gian qua tại một số địa bàn của tỉnh Bình Phước gặp không ít khó khăn. Tuy vẫn còn địa phương chưa có mạng internet, khả năng tiếp cận công nghệ thông tin của người dân còn hạn chế, nhưng ngành giáo dục và chính quyền địa phương đang nỗ lực vượt khó để hỗ trợ các em được tiếp cận với việc học bằng hình thức trực tuyến.
Chiều 2/10, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long tổ chức Lễ phát động chương trình "Sóng và máy tính cho em" nhằm huy động các nguồn lực xã hội hỗ trợ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn có thể học trực tuyến trong bối cảnh dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp. Thông qua chương trình, các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã đóng góp số tiền hơn 3,1 tỷ đồng và 1.039 máy tính bảng, 50 máy tính bàn cùng các gói cước miễn phí.
Trước tình hình dịch COVID-19 còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, diễn biến khó lường, ngày 27/9, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội ban hành Công văn số 3375/SGDĐT-CTTT gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện, thị xã và các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố yêu cầu các cơ sở giáo dục tiếp tục dạy học bằng hình thức trực tuyến, thường xuyên sử dụng kho học liệu điện tử nhằm đáp ứng mục tiêu “tạm dừng đến trường, không dừng việc học”; tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo các tiêu chí, hướng dẫn của Trung ương và thành phố Hà Nội.
Trưa 26/9, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Dân tộc thành phố và Báo Công an nhân dân tổ chức lễ trao tặng 100 máy tính bảng và một máy tính xách tay có tổng giá trị 350 triệu đồng, cùng một số quà, sách vở của các nhà hảo tâm hỗ trợ cho học sinh dân tộc Chăm, Khmer có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố.
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk, để chuẩn bị cho công tác dạy học trong bối cảnh dịch COVID-19 diến biến phức tạp, ngành giáo dục-đào tạo đã khảo sát điều kiện dạy và học trực tuyến trên địa bàn tỉnh, qua đó ghi nhận nhiều học sinh, giáo viên không đủ điều kiện dạy và học trực tuyến, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Tại nhiều địa phương vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa thuộc tỉnh Bình Phước, tỷ lệ học sinh có thiết bị và đường truyền internet phục vụ học trực tuyến rất thấp, thậm chí có huyện 76% số học sinh không có thiết bị học.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa giới thiệu địa chỉ các nguồn tài nguyên số gồm bài giảng điện tử, học liệu số tham khảo do Bộ, các tổ chức và cộng đồng giáo viên cung cấp nhằm hỗ trợ học sinh, giáo viên và phụ huynh triển khai học trực tuyến.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản số 3016/SGDĐT-VP gửi các phòng giáo dục và đào tạo, trường học, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên về việc tổ chức lễ khai giảng và triển khai một số hoạt động đầu năm học 2021-2022.
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, toàn thành phố Hà Nội đang tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội. Để bảo đảm an toàn cho học sinh, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2021-2022. Theo đó, ngay từ ngày 6/9, các đơn vị, trường học sẽ bắt đầu học kỳ I theo kế hoạch bằng hình thức trực tuyến.
Ngày 16/2, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Yên đã có thông báo cho trẻ em, học sinh và học viên tiếp tục nghỉ học cho đến ngày 28/2. Đây là một trong những giải pháp được tỉnh Phú Yên thực hiện nhằm chủ động phòng, chống dịch COVID-19.
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, ngày 3/4, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Quyết định số 1138/QĐ-UBND về thành lập Ban Chỉ đạo tổ chức thí điểm dạy học trực tuyến đối với cơ sở giáo dục phổ thông trong thời gian học sinh nghỉ học ở trường để phòng, chống dịch COVID-19.
Giao thông cách trở, địa hình phức tạp, không có điện lưới quốc gia, không có sóng wifi, việc kết nối internet không thực hiện được, nhiều gia đình học sinh không có các thiết bị, phương tiện kết nối như điện thoại thông minh, máy tính… là những khó khăn khiến cho việc giao bài tập, hướng dẫn ôn tập và dạy học trực tuyến trong những ngày học sinh nghỉ học để phòng, chống dịch COVID-19 ở các huyện miền núi Nghệ An. Vượt lên những trở ngại đó, nhiều địa phương, cơ sở giáo dục ở ùng dân tộc thiểu số, miền núi tỉnh Nghệ An đã có nhiều biện pháp để duy trì nền nếp học tập, rèn kỹ năng tự học của học sinh.
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, cùng với cả nước, học sinh các cấp trên địa bàn tỉnh Yên Bái phải nghỉ học dài ngày. Hiện Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái đã và đang chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn tổ chức việc học trực tuyến cho học sinh. Tuy nhiên, chỉ có một số nhà trường ở trung tâm các huyện, thị, thành phố có thể triển khai được hình thức học này.
Trước tình hình dịch COVID–19 diễn biến phức tạp, ngày 13/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các địa phương tăng cường dạy học trực tuyến và Bộ sẽ công nhận kết quả hình thức học tập này. Tuy nhiên, qua thực tế triển khai trên địa bàn tỉnh Nghệ An, việc lấy kết quả học tập trực tuyến gặp rất nhiều khó khăn.