Học sinh, sinh viên hưởng thụ nhiều lợi ích thiết thực từ chính sách bảo hiểm y tế

Học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhận thẻ bảo hiểm từ nhà hảo tâm. Ảnh: Duy Khương - TTXVN
Học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhận thẻ bảo hiểm từ nhà hảo tâm. Ảnh: Duy Khương - TTXVN

Khoảng 3.750 tỷ đồng đã được chi trả cho học sinh, sinh viên khi đi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế trong năm 2021 và 8 tháng năm 2022.

Chính sách bảo hiểm y tế ngày càng khẳng định vai trò trụ cột trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, đặc biệt trong đó, đối tượng học sinh, sinh viên cũng được hưởng thụ nhiều lợi ích thiết thực từ chính sách này. Thực tế cho thấy, Quỹ bảo hiểm y tế đã chi trả cho rất nhiều bệnh nhân là học sinh, sinh viên mắc các bệnh nan y, mạn tính với chi phí lớn lên tới hàng tỷ đồng, giúp các em và gia đình giảm gánh nặng về chi phí khám chữa bệnh, có thêm động lực để yên tâm điều trị bệnh.

Diện bao phủ tăng

Theo số liệu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, diện bao phủ bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên qua các năm đều phát triển ổn định với xu hướng tăng dần. Nhiều trường học, địa phương đã đạt mục tiêu 100% học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế. Điều đó thể hiện, nhận thức của các bậc phụ huynh về quyền lợi, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tham gia bảo hiểm y tế cho con em đã được nâng cao một cách rõ rệt. Nhiều phụ huynh chuyển từ quan niệm chỉ tham gia bảo hiểm y tế lúc ốm đau sang tâm thế chủ động tham gia bảo hiểm y tế ngay từ khi các con đang khỏe mạnh - coi đó là cách tốt nhất để phòng ngừa, ứng phó rủi ro và góp phần chia sẻ với cộng đồng thông qua việc tham gia bảo hiểm y tế.

Học sinh, sinh viên hưởng thụ nhiều lợi ích thiết thực từ chính sách bảo hiểm y tế ảnh 1Trao thẻ bảo hiểm y tế cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: Duy Khương - TTXVN

Năm 2021, cả nước có hơn 2,4 triệu học sinh, sinh viên khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế với gần 4,8 triệu lượt, với số tiền được Quỹ bảo hiểm y tế chi trả là 1.981 tỷ đồng. Trong số này, khám, chữa bệnh ngoại trú có gần 2,2 triệu học sinh, sinh viên/hơn 4,3 triệu lượt với số chi phí khám, chữa bệnh được chi trả 711 tỷ đồng; điều trị nội trú cho trên 408 nghìn học sinh, sinh viên/hơn 482 nghìn lượt, số tiền chi trả là trên 1.270 tỷ đồng.

Trong 8 tháng năm 2022, cả nước có tới gần 2,2 triệu học sinh, sinh viên khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế với trên 3,9 triệu lượt khám, chữa bệnh, số tiền được Quỹ bảo hiểm y tế chi trả gần 1.770 tỷ đồng. Trong đó, khám, chữa bệnh ngoại trú có hơn 1,9 triệu học sinh, sinh viên/gần 3,5 triệu lượt, được Quỹ bảo hiểm y tế chi trả trên 600 tỷ đồng; gần 391 nghìn học sinh, sinh viên điều trị nội trú/gần 448 nghìn lượt khám, chữa bệnh, số kinh phí được chi trả là hơn 1.169 tỷ đồng.

Được chi trả chi phí điều trị lớn

Thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho thấy, rất nhiều trường hợp học sinh, sinh viên đi khám, chữa bệnh đã được Quỹ bảo hiểm y tế chi trả chi phí điều trị lớn. Đơn cử, năm 2021, có 756 học sinh, sinh viên với 7.314 lượt khám, chữa bệnh được chi trả từ 100 – 200 triệu đồng, tổng mức chi phí từ Quỹ bảo hiểm y tế là 103,8 tỷ đồng. Trong 8 tháng năm 2022, có 537 học sinh, sinh viên với 4.522 lượt khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế được chi trả ở mức này, tổng chi phí là 72,6 tỷ đồng.

Với mức chi phí từ 200-500 triệu đồng, năm 2021 có 277 học sinh, sinh viên với 2.535 lượt khám, chữa bệnh, tổng chi phí được chi trả từ Quỹ bảo hiểm y tế là 77,1 tỷ đồng. Tương tự, 8 tháng năm 2022 có 190 học sinh, sinh viên khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế với 1.435 lượt, được chi trả tổng số tiền 53,9 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, năm 2021, có 24 học sinh, sinh viên/179 lượt khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế được chi trả với mức từ trên 500 triệu đồng/người, tổng chi phí là 15,7 tỷ đồng. Con số này của 8 tháng năm 2022 là 20 học sinh, sinh viên/152 lượt khám, chữa bệnh/12,7 tỷ đồng chi phí khám, chữa bệnh được Quỹ bảo hiểm y tế chi trả.

Học sinh, sinh viên hưởng thụ nhiều lợi ích thiết thực từ chính sách bảo hiểm y tế ảnh 2 Học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhận thẻ bảo hiểm từ nhà hảo tâm. Ảnh: Duy Khương - TTXVN

Một số trường hợp học sinh, sinh viên được Quỹ bảo hiểm y tế chi trả chi phí điều trị lớn như bệnh nhân có mã thẻ HS48686217XXXXX (xã Mỹ Thạnh Trung, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) khám, chữa bệnh ngoại trú và điều trị nội trú bảo hiểm y tế 24 lần trong năm 2021 tại Bệnh viện Chợ Rẫy (Thành phố Hồ Chí Minh), Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Long và Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ với các chẩn đoán chính: Thông liên thất (phần màng); nhiễm trùng huyết do candida; hở van động mạch chủ do thấp (nặng 4/4); hở (van) hai lá (nặng do dãn vòng van); viêm nội tâm mạc nhiễm trùng cấp và bán cấp (áp xe gốc động mạch chủ)... Chi phí Quỹ bảo hiểm y tế chi trả cho bệnh nhân là 1,18 tỷ đồng, trong đó tiền thuốc 475,2 triệu đồng; tiền phẫu thuật, thủ thuật 214,9 triệu đồng; tiền xét nghiệm 142,1 triệu đồng; tiền giường 74,3 triệu đồng; tiền máu 56,5 triệu đồng; tiền vật tư y tế 22,4 triệu đồng; tiền chẩn đoán hình ảnh 18,7 triệu đồng;…

Bệnh nhân có mã thẻ HS47979369XXXXX (phường 14, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh) khám, chữa bệnh ngoại trú và điều trị nội trú bảo hiểm y tế 2 lần trong năm 2021 tại Bệnh viện Nhi Đồng II và Bệnh viện 175 của Thành phố Hồ Chí Minh với các chẩn đoán chính: Shock nhiễm khuẩn từ đường tiêu hóa theo dõi do nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn, suy đa cơ quan; viêm phổi, không đặc hiệu. Chi phí Quỹ bảo hiểm y tế chi trả cho bệnh nhân là 1,14 tỷ đồng, trong đó tiền thuốc 536,2 triệu đồng; tiền máu 202,8 triệu đồng; tiền xét nghiệm 107,1 triệu đồng; tiền phẫu thuật, thủ thuật 45,2 triệu đồng; tiền giường 31,1 triệu đồng;…

Hay trường hợp bệnh nhân có mã thẻ HS47979379XXXXX (phường Tân Thành, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh) đi khám, chữa bệnh ngoại trú và điều trị nội trú bảo hiểm y tế 8 lần trong 8 tháng năm 2022 tại Bệnh viện quận Tân Phú, Bệnh viện Nhi Đồng I và Bệnh viện Chợ Rẫy với các chẩn đoán chính: Viêm cơ tim cấp; di chứng tổn thương nội sọ (tổn thương cũ chẩm trái); hở van hai lá do thấp; viêm mô bào… Chi phí Quỹ bảo hiểm y tế chi trả cho bệnh nhân là 1,1 tỷ đồng, trong đó tiền thuốc 621,6 triệu đồng; tiền vật tư y tế 153,6 triệu đồng; tiền xét nghiệm 88,7 triệu đồng; tiền phẫu thuật, thủ thuật 83,4 triệu đồng; tiền máu 79,4 triệu đồng; tiền giường 39,2 triệu đồng…

Bệnh nhân có mã thẻ HS47575269XXXXX (Tân Mai, Biên Hòa, Đồng Nai) đi khám, chữa bệnh ngoại trú và điều trị nội trú bảo hiểm y tế 6 lần trong 8 tháng năm 2022 tại Bệnh viện Truyền máu huyết học Thành phố Hồ Chí Minh và Bệnh viện Nhi đồng - Đồng Nai với chẩn đoán chính là bệnh bạch cầu dạng nguyên bào lympho cấp. Chi phí Quỹ bảo hiểm y tế chi trả cho bệnh nhân là 900 triệu đồng, trong đó, tiền thuốc 459,5 triệu đồng; tiền vật tư y tế 144,1 triệu đồng; tiền xét nghiệm 133,5 triệu đồng; tiền máu 104,9 triệu đồng; tiền giường 41,3 triệu đồng…

Đồng hành cùng các thế hệ học sinh, sinh viên nói riêng và người tham gia bảo hiểm y tế nói chung, trong nhiều năm qua, tấm thẻ bảo hiểm y tế đã được xem là “chiếc phao cứu sinh” không thể thiếu của mỗi người. Đặc biệt, với những học sinh, sinh viên, những người bị bệnh hiểm nghèo có thời gian chữa trị bệnh lâu dài thì giá trị của việc tham gia bảo hiểm y tế càng được nhân lên gấp bội. Thẻ bảo hiểm y tế không chỉ giúp người bệnh có điều kiện được tiếp xúc, sử dụng với các vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật cao, đắt tiền để điều trị bệnh, mà còn giúp gia đình người bệnh không mắc vào cảnh sa sút kinh tế chỉ vì lo chi phí khám, chữa bệnh cho người thân.

Theo đánh giá của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, bước vào năm học 2022-2023, trong bối cảnh được dự báo còn tiềm ẩn nhiều dịch bệnh gây rủi ro tới sức khỏe con người, công tác chăm sóc sức khỏe cho học sinh, sinh viên thông qua chính sách bảo hiểm y tế càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Trong năm học này, công tác bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên tiếp tục được triển khai quyết liệt với mục tiêu đạt 100% học sinh, sinh viên tham gia và được thụ hưởng chính sách bảo hiểm y tế. Để đạt mục tiêu này, rất cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị từ Trung ương tới các địa phương, đặc biệt là vai trò, trách nhiệm của các nhà trường, thầy, cô giáo và phụ huynh học sinh, sinh viên.

Vân Phương

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Phân bổ hơn 4.557 tỷ đồng để xoá nhà tạm, nhà dột nát

Phân bổ hơn 4.557 tỷ đồng để xoá nhà tạm, nhà dột nát

Thông tin ngày 30/3 từ Bộ Dân tộc và Tôn giáo cho hay, căn cứ Nghị quyết của Quốc hội về việc cho phép sử dụng từ nguồn tiết kiệm 5% kinh phí chi thường xuyên năm 2024 để hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định phân bổ 4.557,773 tỷ đồng để các địa phương triển khai chương trình này trên địa bàn. Đến nay, các địa phương đã nhận được 2.836,8 tỷ đồng từ các bộ, ngành, địa phương, ngân hàng, tập đoàn, đạt gần 82% theo phương án phân công của Ban Chỉ đạo trung ương.

Bộ Y tế yêu cầu siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Bộ Y tế yêu cầu siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Ngày 29/3, Bộ Y tế có văn bản hỏa tốc gửi Giám đốc các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Thủ trưởng Y tế các Bộ về việc tăng cường công tác phân luồng, thu dung, điều trị và kiểm soát lây nhiễm sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng ủng hộ Chương trình “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: Công Thử - TTXVN

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Ninh Thuận phải quyết tâm hoàn thành sớm mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát

Ninh Thuận phải cố gắng nỗ lực để là 1 trong 5 tỉnh, thành phố hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân khó khăn về nhà ở trong năm 2025. Đó là mong muốn, ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng trong chuyến công tác tại Ninh Thuận, Lễ phát động chiến dịch 90 ngày đêm “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” do tỉnh tổ chức sáng 29/3.

Đoàn đại biểu Quốc thảo luận ở tổ về cải cách tiền lương. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 4/2025: Quy định mới về tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước

Trong tháng 4/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực, nổi bật là các chính sách liên quan đến quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước; sửa đổi, bổ sung quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm.

Đóng góp đề xuất dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc

Đóng góp đề xuất dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc

Ngày 27/3, Thường trực Hội đồng Dân tộc Quốc hội phối hợp với Thành ủy, Hội đồng nhân dân thành phố Huế tổ chức khai mạc Hội thảo "Chính sách phát triển kinh tế vùng dân tộc thiểu số và miền núi; thực trạng và những đề xuất cho dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc".

Khuyến khích đặt tên xã, phường theo số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa

Khuyến khích đặt tên xã, phường theo số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa

Để thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và tạo cơ sở pháp lý thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp; trên cơ sở kết quả thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thời gian qua, Bộ Nội vụ đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức xây dựng dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính.

Các đối tượng được hưởng ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng trong tuyển sinh đại học, cao đẳng

Các đối tượng được hưởng ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng trong tuyển sinh đại học, cao đẳng

Theo hướng dẫn một số nội dung tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2025 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, trong thời hạn đăng ký dự thi tốt nghiệp (từ 21/4 đến 17 giờ ngày 28/4), thí sinh có nguyện vọng đăng ký xét tuyển sinh đại học, cao đẳng phải khai báo trên phần mềm đầy đủ, đúng các thông tin kèm minh chứng để hưởng ưu tiên trong xét tuyển.

Ban Chỉ đạo Trung ương ban hành Kế hoạch về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ban Chỉ đạo Trung ương ban hành Kế hoạch về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ngày 20/3/2025, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đã ban hành Công văn số 43-CV/BCĐ (Công văn số 43-CV/BCĐ) về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 51/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hội nhập quốc tế" (Chương trình).

Triển khai hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững ở vùng miền núi khó khăn tỉnh Cao Bằng

Triển khai hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững ở vùng miền núi khó khăn tỉnh Cao Bằng

Giảm nghèo bền vững được coi là một trong những nhiệm vụ chính trị của cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Cao Bằng. Các địa phương đang tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ người dân sản xuất, tạo sinh kế để tăng thu nhập, góp phần thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững.