Trong không khí ấm áp đầu Xuân năm mới, sáng 6/2 (mùng 9 tháng Giêng), Chủ tịch nước Lương Cường đã chủ trì Lễ dâng hương khai Xuân Ất Tỵ 2025 tại Điện Kính Thiên - Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, tưởng nhớ các bậc tiên đế, các bậc hiền tài có công với đất nước.
Tối 14/2, tại Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) diễn ra Lễ đón nhận làng nghề gốm sứ Bát Tràng và dệt lụa Vạn Phúc là thành viên của Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo thế giới do UBND thành phố Hà Nội tổ chức.
Sáng 19/1, Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân cùng với cùng đại diện lãnh đạo bộ, ban, ngành Trung ương, thành phố Hà Nội, gần 100 đại biểu kiều bào thực hiện nghi lễ dâng hương tại điện Kính thiên ở Hoàng thành Thăng Long để thành kính tưởng nhớ đến các thế hệ cha ông đã chiến đấu, hy sinh để gìn giữ, bảo vệ non sông nước Việt.
Trong không khí phấn khởi mừng Đảng, mừng Xuân Giáp Thìn 2024, sáng 13/2 (tức mùng 4 Tết Giáp Thìn 2024), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến dâng hương tỏ lòng thành kính các bậc tiên đế, tiên hiền có công với đất nước tại Điện Kính Thiên, Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long, Thủ đô Hà Nội.
Chào đón năm mới 2024, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phát hành bộ tem “Tết Giáp Thìn” gồm hai mẫu tem và một blốc thể hiện hình ảnh con rồng - con giáp thứ 5 trong 12 con giáp.
Tối 22/11, tại Khu di tích, di sản văn hóa Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội, Trung tâm UNESCO Phát triển Văn hóa và Thể thao (Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam) cùng Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp tổ chức khai mạc “Ngày hội Di sản văn hóa Việt Nam lần IV - 2023”.
Sáng 1/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND thành phố Hà Nội tổ chức họp báo Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề Việt Nam năm 2023 và Hội chợ Làng nghề Việt Nam lần thứ 19 – năm 2023.
Sáng 30/1 (tức mùng 9 tháng Giêng), tại Khu Di sản Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Hội Di sản Văn hóa Thăng Long - Hà Nội tổ chức Lễ dâng hương khai Xuân, tưởng nhớ các bậc tiên đế, các bậc hiền tài có công với nước.
20 năm qua, kể từ thời điểm đầu tiên thực hiện cuộc khai quật tại Di chỉ khảo cổ học 18 Hoàng Diệu, Khu di sản Hoàng thành Thăng Long nhận được sự quan tâm đặc biệt, không chỉ với các cơ quan quản lý Hà Nội mà còn rất đông các nhà khoa học trong và ngoài nước, nhất là khi, Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Đó không chỉ là niềm vinh dự mà còn là trách nhiệm lớn của thành phố Hà Nội trong việc gìn giữ, phát huy di sản quý. Đến nay, những người quản lý di sản đều tự tin khẳng định, Hà Nội đã cơ bản thực hiện đầy đủ các cam kết của Thủ tướng Chính phủ với UNESCO và đang tích cực nghiên cứu, bảo tồn, tôn tạo di sản, từng bước xây dựng phương án phục dựng và tái hiện các di sản kiến trúc cung điện trong thời gian tới.
Ngày 1/6, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội đã khai mạc chương trình “Tết Đoan Ngọ xưa và nay” năm 2022, tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long. Trong đó điểm nhấn chính là hoạt động thể nghiệm nghi lễ ban quạt trong hoàng cung xưa.
Trong không khí phấn khởi mừng Đảng, mừng Xuân Nhâm Dần 2022, sáng 4/2 (tức mùng 4 Tết Nhâm Dần 2022), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến dâng hương tưởng nhớ các bậc tiên đế, hiền tài có công với đất nước tại Điện Kính Thiên, Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long, Thủ đô Hà Nội.
Sáng 22/1, hàng loạt nghi lễ cung đình dịp Tết nguyên đán đã được Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội phối hợp cùng Hội Di sản Văn hóa Thăng Long tái hiện nhân dịp Tết nguyên đán. Bao gồm nghi lễ: Phất thức, phong ấn, tiến lịch, lễ cúng ông Công ông Táo, thả cá chép và lễ dựng cây nêu.
Ngày 19/1, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội tổ chức chương trình Tết Việt 2022 chủ đề "Tiến lịch đón Xuân sang" theo hình thức trực tuyến, chào mừng Tết nguyên đán Nhâm Dần trên website: www.hoangthanhthanglong.vn và trungbayonline.hoangthanhthanglong.vn. Nhiều nghi thức Tết Việt truyền thống được tái hiện, giới thiệu để công chúng hiểu hơn nét đẹp văn hóa của dân tộc.
Theo Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội, từ ngày 19/9, đơn vị này sẽ tổ chức chương trình trưng bày Trung thu 2021 bằng hình thức trực tuyến với chủ đề "Trung thu sum vầy" tại website: hoangthanhthanglong.vn và trungbayonline.hoangthanhthanglong.vn.
Ngày 10/6, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội tổ chức triển lãm “Tết Đoan Ngọ xưa và nay-Gió lành Đoan Dương” theo hình thức trực tuyến tại khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long nhằm giới thiệu nét cổ truyền của Tết Đoan Ngọ đến đông đảo công chúng.
Điện Kính Thiên là giá trị cốt lõi của khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội), nhưng dấu tích còn lại hiện chỉ là nền điện cũ. Việc phục dựng Điện Kính Thiên đã được các nhà khoa học cũng như cơ quan quản lý đặt ra hơn 10 năm qua, nhất là khi di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long đang ngày càng khẳng định được hình ảnh, vị thế của mình.
Chiều 23/2, Thường trực Thành ủy Hà Nội làm việc với Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội và các sở, ngành liên quan về tiến độ triển khai các dự án do Trung tâm thực hiện. Đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội chủ trì hội nghị.
Ngày 4/2, tại Di sản Hoàng thành Thăng Long, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội đã phục dựng nghi lễ cung đình Thăng Long xưa thông qua hoạt động văn hóa mừng Tết Nguyên đán “Tân Sửu nghênh Xuân”.
Sáng 23/11, tại Điện Kính Thiên thuộc Di sản Hoàng thành Thăng Long, Thành ủy - UBND thành phố Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm Hoàng thành Thăng Long được UNESCO vinh danh Di sản văn hóa thế giới (2010-2020). Tới dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Tân Cương; Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh. Cùng dự, còn có Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam; Trưởng đại diện Tổ chức UNESCO tại Việt Nam; lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và thành phố Hà Nội.
Ngày 9/10, tại di tích Hoàng thành Thăng Long, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội khai mạc triển lãm "Kinh đô muôn đời", kỷ niệm 1010 năm Thăng Long – Hà Nội, 66 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2020).
Tại chương trình Trung thu truyền thống đang diễn ra ở Hoàng thành Thăng Long, một nhóm khách cao tuổi là những người Hà Nội gốc đến tham quan, tìm lại ký ức tuổi thơ, ngỡ ngàng khi nhìn thấy những con giống bột Đồng Xuân và Phố Khách vắng bóng nhiều thập kỷ qua, bỗng xuất hiện tại gian hàng giới thiệu mâm cỗ Trung thu truyền thống của Hà Nội.
Chiều 19/9, tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long đã diễn ra chương trình Vui Tết Trung thu 2020 với chủ đề “Lung linh trăng rằm”, giới thiệu đến các em thiếu nhi và du khách nét độc đáo của Tết Trung thu truyền thống.
Sáng 6/9, chương trình vui Tết Trung thu với chủ đề "Trống hội trăng Thu" diễn ra tại Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) với nhiều hoạt động hấp dẫn, gợi lại cho mọi người những ký ức về Trung thu truyền thống.
Ngày 23/11, tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức triển lãm “Hoàng thành Thăng Long qua Mộc bản triều Nguyễn - Di sản tư liệu thế giới”.
Theo Tiến sĩ Trần Việt Anh, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội, nếu không nhắc đến thời đại Hồ Chí Minh trong suốt chiều dài lịch sử của Hoàng thành Thăng Long sẽ là thiếu sót lớn. Tìm phương án khôi phục, phát huy giá trị của hầm 59 và hầm 66 ở Hoàng thành Thăng Long là một trong những giải pháp để tôn vinh giá trị Di sản Hoàng thành Thăng Long. Song tại cuộc tọa đàm bàn về vấn đề này được tổ chức ngày 8/11 tại Hoàng thành Thăng Long với sự tham gia của nhiều nhân chứng, nhà nghiên cứu lịch sử, chuyên gia lịch sử quân sự và chuyên gia bảo tồn cho thấy, việc khôi phục và phát huy di tích này không thể "một sớm một chiều"
Ngày 3/10, triển lãm “Hà Nội: Những khoảnh khắc tháng 10/1954” do Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức nhân kỷ niệm 64 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2018) đã diễn ra tại tầng 2 Di tích Đoan Môn, Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội.
Ngày 3/10, tại Hoàng thành Thăng Long, Hội Sách Hà Nội năm 2018 với chủ đề “Sách và Công nghệ số” đã khai mạc. Đây là một trong những hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 64 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2018) và cũng là lần thứ năm UBND thành phố Hà Nội tổ chức Hội Sách tại Hoàng thành Thăng Long - Di sản Văn hóa thế giới.
Chiều 29/8, 50 bức tranh dân gian Việt Nam đã được giới thiệu tại triển lãm “Tranh dân gian Việt Nam”. Triển lãm do Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội phối hợp cùng Trung tâm Viện Viễn đông Bác cổ tại Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tại Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội.
Hà Nội là trung tâm văn hóa lớn của cả nước, hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển công nghiệp văn hóa. Tuy vậy, những năm qua thành phố chưa tận dụng hết tiềm năng, lợi thế để phát triển công nghiệp văn hóa tạo ra nhiều sản phẩm văn hóa phục vụ nhu cầu hưởng thụ của người dân, góp phần phát triển kinh tế Thủ đô. Kế hoạch thực hiện chiến lược phát triển ngành công nghiệp văn hóa của Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 mới được ban hành, sẽ tạo động lực để công nghiệp văn hóa phát triển.