Hỗ trợ học sinh các địa bàn khó khăn bước vào năm học mới ở Kon Tum

Hỗ trợ học sinh các địa bàn khó khăn bước vào năm học mới ở Kon Tum
Buổi học đầu tiên trong năm học mới 2017-2018 của học sinh vùng biên Ia H’Drai.Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN
 Buổi học đầu tiên trong năm học mới 2017-2018 của học sinh vùng biên Ia H’Drai.Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN

Trước đây, huyện biên giới Ia H’Drai chỉ có hai trường Trung học Cơ sở. Năm học 2017-2018, số lượng học sinh cấp 3 tăng cao nên tỉnh Kon Tum mở thêm Phân hiệu trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh tại huyện với 50 học sinh lớp 10. Ông Nguyễn Ngọc Quốc, phụ trách Phân hiệu cho biết, hiện tại Phân hiệu tạm thời sử dụng cơ sở vật chất của Đồn Biên phòng Suối Cát (xã Ia Dom) để bố trí đủ phòng học, phòng nội trú và nhà ăn cho học sinh. Sắp tới, huyện sẽ tham mưu các phương án cho ngành Giáo dục tỉnh thành lập trường Trung học Phổ thông mới, đảm bảo các yêu cầu của công tác giáo dục đào tạo trên địa bàn.
 
Buổi học đầu tiên trong năm học mới 2017-2018 của học sinh vùng biên Ia H’Drai.Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN
 Buổi học đầu tiên trong năm học mới 2017-2018 của học sinh vùng biên Ia H’Drai.Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN

Tổng số học sinh của huyện biên giới Ia H’Drai là 1.746 học sinh. Vượt qua những khó khăn về cơ sở vật chất, ngành Giáo dục phấn đấu duy trì sỹ số học sinh ra lớp đạt 98%, đảm bảo 1 phòng/1 lớp học. Để đáp ứng tốt nhất chất lượng dạy và học, ngay từ đầu năm học, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum cùng chính quyền huyện Ia H’Drai đã đầu tư, xây dựng mới 8 trường học bậc Mầm non đến Trung học Cơ sở, bổ sung 300 bộ bàn ghế mới của học sinh.
 
Dù còn rất nhiều khó khăn, nhưng thầy và trò nơi đây đã nỗ lực vượt qua để bước vào năm học mới
Dù còn rất nhiều khó khăn, nhưng thầy và trò nơi đây đã nỗ lực vượt qua để bước vào năm học mới 

Bữa ăn của học sinh bán trú tại huyện biên giới Ia H’Dra. Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN
 Bữa ăn của học sinh bán trú tại huyện biên giới Ia H’Dra. Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN

Theo ông Nguyễn Quang Thọ, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ia H’Drai, để khắc phục tình trạng thiếu về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên, đơn vị đã có báo cáo huyện thống nhất chủ trương duy trì đội ngũ giáo viên hợp đồng, tranh thủ nguồn biên chế do tỉnh cân đối nhằm đảm bảo đủ giáo viên đứng lớp. Huyện đã tranh thủ một số cơ sở vật chất của các đơn vị chức năng trên địa bàn chưa dùng đến để bố trí phòng học tạm nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh vào năm học mới.

*Ngày 21/8, tại xã Đức Long, huyện Nho Quan (Ninh Bình), Quỹ Bảo trợ trẻ em (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) phối hợp với Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam và Liên đoàn Lao động tỉnh Ninh Bình tổ chức trao 500 cặp phao cứu sinh cùng 40 suất học bổng (500.000 đồng/suất) tặng học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

Cặp phao cứu sinh trị giá 200.000 đồng/chiếc là món quà vô cùng ý nghĩa đối với học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại các khu vực thường chịu nhiều thiên tai, lũ lụt, nhiều sông ngòi, ao hồ của tỉnh Ninh Bình. Đây là một trong nhiều hoạt động thiết thực của Quỹ Bảo trợ trẻ em nhằm hỗ trợ, giúp đỡ học sinh vùng lũ, vùng chiêm trũng, học sinh có hoàn cảnh khó khăn bước vào năm học mới.

Tại buổi lễ, đại diện lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, lãnh đạo Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam cùng các đại biểu đã trao trực tiếp 200 cặp phao cứu sinh tặng học sinh các xã Đức Long, Thanh Lạc (huyện Nho Quan), đây là 2 xã nằm giáp sông Hoàng Long; 7 học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Nho Quan đã được nhận học bổng trực tiếp từ Quỹ Bảo trợ trẻ em./.
Hồng Điệp -  Đức Phương
TTXVN

Có thể bạn quan tâm