HLV Lê Thụy Hải: 'Tuyển ngoại binh lắm may rủi

HLV Lê Thụy Hải: 'Tuyển ngoại binh lắm may rủi
Khi còn làm công tác huấn luyện, HLV Lê Thụy Hải từng nhiều lần đau đầu với việc lựa chọn ngoại binh. Ảnh: Tuân Phạm
Khi còn làm công tác huấn luyện, HLV Lê Thụy Hải từng nhiều lần đau đầu với việc lựa chọn ngoại binh. Ảnh: Tuân Phạm

* Người ta thường nói BTV Cup là “chợ cầu thủ” trước mùa giải mới tại V-League nhưng càng ngày càng nhiều đội bóng than thở khó tìm được nguồn hàng có chất lượng ở thị trường này. Ông nghĩ sao về việc này?
HLV Lê Thụy Hải: Năm nào cũng thế. BTV Cup là giải đấu được tổ chức để các đội chuẩn bị lực lượng cho mùa giải mới, tuyển chọn ngoại binh, nhưng vấn đề là phải tìm được cầu thủ tốt. Như BTV Cup năm nay cũng vậy nhưng có thể do trình độ cầu thủ ngoại đến thi đấu và thử việc ở các đội kém quá thì phải chấp nhận. Trước đây, cũng có những năm không ngoại binh nào đến BTV Cup được các đội tuyển chọn. Mục đích của BTV Cup là như vậy và đây là giải đấu truyền thống của Bình Dương và BTC buộc phải làm. V-League kết thúc cách đây chưa lâu, có những CLB đến thời điểm này còn chưa tập trung trở lại, các đội tại V-League dự giải cũng không có sự chuẩn bị gì nên giải có chất lượng kém là hết sức bình thường. Như B.Bình Dương đá 4 "Tây" để thử nghiệm không vô địch thì sẽ rất buồn cười, mà vô địch cũng không ra sao. Các đội còn lại thì chỉ chơi với 2 ngoại binh, còn lại sử dụng nhiều cầu thủ trẻ để họ làm quen với cảm giác thi đấu, như thế không đem lại kết quả gì. Từ Mekong Cup, V-League rồi Cúp quốc gia, Bình Dương đã vô địch nhiều giải liên tiếp rồi nên người hâm mộ và có thể cả CLB đã ngán lắm rồi. Nếu không có cách nào làm cho hết ngán thì khán giả sẽ rất vắng. BTV Cup như tôi đã nói ở trên là giải đấu được tổ chức thường niên đúng thời gian này, buộc phải làm nhưng thực tế lợi ích mang lại không nhiều. Những đội khách mời thì không có sự chuẩn bị nên chất lượng kém đi. Đội nước ngoài đến dự giải tôi có cảm giác họ thiếu sự nghiêm túc, cầu thủ kiểu gì cũng mang đến đây được. Những đội trong nước thì dùng nhiều cầu thủ trẻ, ngay chủ nhà B.Bình Dương cũng vậy nên không mang lại nhiều hiệu quả. Ngoại binh sang đá giải này thậm chí còn kém hơn những cầu thủ mà CLB đang có hoặc đang thử việc, như thế thì rất khó để lấy người.* Với kinh nghiệm của bản thân, theo ông có những cách tuyển chọn ngoại binh nào cho các đội ở V-League hiện nay? - BTV Cup chỉ là một phần, các CLB chủ yếu lấy người qua sự giới thiệu của những nhà môi giới, họ đưa sang ồ ạt, rất nhiều nhưng có thể không lấy được ai. Nếu may mắn gặp cầu thủ nghèo, đang cần việc, tích cực thể hiện thì các CLB sẽ có sự lựa chọn tốt, còn không thì thôi.

* Ảnh hưởng của ngoại binh đến từ Brazil và Nam Mỹ đã giảm so với nguồn cầu thủ đến từ các nước châu Phi. Ông có đồng tình với nhận định này?

- Tôi từng trực tiếp sang Brazil tuyển ngoại binh khi làm việc ở Thể Công trước đây thì thấy hầu hết những cầu thủ ngoại xuất xứ ở đây đều tự do, không ràng buộc với bất kỳ CLB nào. Những cầu thủ đang còn hợp đồng với CLB có tên tuổi một chút thì chi phí chuyển nhượng, lót tay, lương thưởng rất cao nên mặt bằng V-League thì không đội nào đáp ứng được. Chỉ có những cầu thủ tự do hoặc ở những đội mà không có cơ hội thi đấu hoặc không có khả năng phát triển lên được thì mới chấp nhận xa quê hương, sang Việt Nam thi đấu và cũng để làm kinh tế. Nhưng nguồn cầu thủ đến từ Brazil những năm sang trước đây chất lượng còn tốt, hiện nay thì không được như vậy nữa. Sự khan hiếm là vì thế. Cứ nhìn những CLB Brazil sang Việt Nam chào hàng ở BTV Cup thì đa số là những người ở trong nước không có khả năng phát triển hơn nữa, không đi đâu được. Đối với những ngoại binh từ các nước châu Phi thì họ khỏe, dễ thích nghi với hoàn cảnh còn nói là hay thì tôi chưa thấy cầu thủ nào hay. Tinh thần cơ bản là như vậy.* Việc ký hợp đồng với những cầu thủ đã khẳng định được khả năng tại môi trường thi đấu tại V-League cũng là một sự lựa chọn không tồi? - Thực ra như vậy chỉ đảm bảo việc đã thẩm định được khả năng nhưng đa phần những cầu thủ đó tôi nghĩ khả năng chuyên môn đã bắt đầu đi xuống rồi. Và có những cầu thủ ngoại chơi tốt, thích hợp với đội này nhưng khi chuyển sang đội khác lại không được như thế. Đó là sự may rủi và các đội phải xem xét kỹ. Có những cầu thủ chỉ chơi được đội đá phản công, cũng có người chỉ chơi được ở đội đá phối hợp, tấn công. Bây giờ chỉ có 2 suất ngoại binh được ra sân nên các đội phải hết sức thận trọng và họ sẽ lấy tiền đạo, trung vệ là chính.* Xin cảm ơn ông!
3 Leandro là người thứ 3 từng thi đấu nhiều năm ở V-League trước khi chuyển sang làm môi giới cầu thủ. 2 trường hợp trước đó là Achilefu và Mauricio Luis, và cả 3 cầu thủ này đều thi đấu ở vị trí tấn công. 

100 Cách đây hơn 10 năm, để đưa dược Kiatisuk về thi đấu ở giải hạng Nhất Việt Nam, nghe nói HAGL đã trả tiền đạo này mức lương khoảng 100 triệu đồng/tháng.

128 Denilson là ngoại binh có mức thu nhập cao nhất ở Việt Nam, khi bỏ túi 128.500 USD (100.000 USD tiền chuyển nhượng, 20.000 USD cho tháng lương đầu tiên và 8.500 USD cho 50 phút thi đấu) chỉ trong 21 ngày ở Hải Phòng. 
 
Ngoại binh đi làm “cò” 

Không ít nhà môi giới nước ngoài đang hoạt động tại thị trường Việt Nam có xuất thân là cầu thủ, từng thi đấu tại V-League như Achilefu, Mauricio Luis, Frank Van Eijs hay mới nhất là Leandro de Oliveira da Luz. Tiền đạo sinh năm 1983 từng chơi bóng cho XM Hải Phòng (2008-2010), B.Bình Dương (2010-2011) mới từ Bangkok Glass chuyển đến chơi cho Osotspa Samut Prakan tại Thai League gần đây đã xuất hiện trên khán đài sân Gò Đậu tại BTV Cup để giới thiệu các đồng hương Brazil sang thử việc trước thềm V-League 2016.
Thể Thao Văn Hóa

Có thể bạn quan tâm