Hiệu quả từ sử dụng nguồn vốn chính sách xã hội ở Bù Đốp

Ông Kim Dương, ấp 6, xã Hưng Phước, huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước chăm con bò giống được nhà nước cho. Ảnh: TTXVN phát
Ông Kim Dương, ấp 6, xã Hưng Phước, huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước chăm con bò giống được nhà nước cho. Ảnh: TTXVN phát

Công tác xóa đói giảm nghèo ở Bình Phước đã và đang giúp đời sống người dân ngày một cải thiện, người nghèo từng bước tự vươn lên trong cuộc sống.

Hiệu quả từ sử dụng nguồn vốn chính sách xã hội ở Bù Đốp ảnh 1Ông Kim Dương, ấp 6, xã Hưng Phước, huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước chăm con bò giống được nhà nước cho. Ảnh: TTXVN phát

Ghi nhận tại huyện biên giới Bù Đốp (Bình Phước), địa bàn có người dân tộc thiểu số chiếm hơn 18%, đời sống người dân còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với sự đồng lòng, nỗ lực của chính quyền địa phương và người dân, công tác giảm nghèo đã mang lại hiệu quả tích cực.

Gia đình ông Kim Dương ở ấp 6, xã Hưng Phước là một trong những hộ người dân tộc thiểu số nghèo ở huyện Bù Đốp. Quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, thu nhập của các thành viên chủ yếu trông chờ vào đồng lương đi làm thuê, cuốc mướn. Đầu năm 2020, gia đình ông Dương được chính quyền địa phương hỗ trợ xây ngôi nhà trị giá 150 triệu đồng, gia đình góp thêm 70 triệu đồng để căn nhà rộng rãi hơn.

Sau khi nhận ngôi nhà mới khang trang, niềm vui lại đến với gia đình ông khi được Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay 50 triệu đồng để đầu tư chăm sóc 0,5 ha cao su và 0,3 ha tiêu. Đến nay, thu nhập của gia đình ông Dương đã ổn định, trung bình trên 50 triệu đồng/năm.

Ngoài nguồn vốn phát triển kinh tế, gia đình ông còn được Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay nguồn vốn nước sạch vệ sinh môi trường 20 triệu đồng, Nhà nước hỗ trợ trao một cặp bò giống, máy cưa: “Cuộc sống khó khăn về mọi mặt của gia đình tôi nhiều năm trước nay đã không còn. Nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước, các thành viên có nhiều việc làm, gia đình có nhiều nguồn thu hơn và đã thoát nghèo”, ông Dương phấn khởi chia sẻ.

Gia đình ông Mông Văn Quang ở ấp 4 là một trong những hộ gia đình khó khăn của xã Hưng Phước trong nhiều năm liền. Gia đình có 4 khẩu chỉ sống nhờ 0,4 ha điều và đi làm thuê "nay đây, mai đó". Cuối năm 2020, gia đình ông đã thoát nghèo nhờ sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền địa phương, như: Hỗ trợ xây nhà tình nghĩa trị giá 80 triệu đồng, hỗ trợ kéo điện, điều giống, nông cụ sản xuất... Đặc biệt, cặp bò giống trị giá 40 triệu đồng được hỗ trợ giờ đã có thêm bê con, trước mắt mang lại nguồn phân hữu cơ bón cho cây điều. Nhờ đó, gia đình ông yên tâm sản xuất để nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.

Ông Mông Văn Quang chia sẻ: “Được Nhà nước hỗ trợ nhà và một cặp bò, dụng cụ sản xuất, cho vay vốn để chăm sóc điều nên đời sống đã có nhiều đổi thay. Hơn hai năm nay, kinh tế gia đình phát triển ổn định hơn”.

Trước nỗ lực vượt khó, thoát nghèo của người dân địa phương, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Hưng Phước Đoàn Thị Tấm phấn khởi cho biết, qua quá trình triển khai cũng như kiểm tra giám sát, 100% hộ nghèo sử dụng các nguồn hỗ trợ để phát triển kinh tế hộ. Để có được những kết quả khả quan này, địa phương đã triển khai đồng bộ các giải pháp, huy động mọi nguồn lực giúp người dân thoát nghèo. Nhiều người dân đã nhận thức, sử dụng hiệu quả nguồn vốn trong phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Từ nhiều nguồn lực hỗ trợ phát triển sản xuất, không chỉ gia đình các ông Kim Dương và Mông Văn Quang mà đã có rất nhiều hộ nghèo thoát nghèo bền vững. Theo thống kê, năm 2016 toàn huyện Bù Đốp có 1.814 hộ nghèo, đến nay chỉ còn 444 hộ nghèo. Năm 2021, toàn huyện phấn đấu giảm 227 hộ nghèo, trong đó giảm 65 hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số.

Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Bù Đốp Nguyễn Thị Năm cho biết, nhờ sử dụng nguồn vốn hỗ trợ tương đối hiệu quả nên người dân bắt đầu có thu nhập ổn định. Qua đó, đời sống của họ khởi sắc hơn. Huyện Bù Đốp tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự tham gia của các đoàn thể chính trị xã hội, làm tốt công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho hộ nghèo, giúp họ vươn lên thoát nghèo bền vững. Đồng thời, huyện thực hiện tốt việc rà soát, nắm bắt nhu cầu của từng hộ nghèo để huy động các nguồn lực hỗ trợ đúng người, đúng mục đích.

Theo chị Năm, với nhiều giải pháp cụ thể, việc hỗ trợ người nghèo phát triển kinh tế đã và đang mang lại hiệu quả bền vững ở Bù Đốp nói riêng và Bình Phước nói chung. Tuy nhiên, ngoài nguồn lực hỗ trợ, người dân cũng cần nâng cao ý thức làm việc, không trông chờ, ỷ lại vào các chính sách của Nhà nước. Có như vậy, những hộ nghèo mới thoát nghèo bền vững, không tái nghèo.

K GỬIH

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Phân bổ hơn 4.557 tỷ đồng để xoá nhà tạm, nhà dột nát

Phân bổ hơn 4.557 tỷ đồng để xoá nhà tạm, nhà dột nát

Thông tin ngày 30/3 từ Bộ Dân tộc và Tôn giáo cho hay, căn cứ Nghị quyết của Quốc hội về việc cho phép sử dụng từ nguồn tiết kiệm 5% kinh phí chi thường xuyên năm 2024 để hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định phân bổ 4.557,773 tỷ đồng để các địa phương triển khai chương trình này trên địa bàn. Đến nay, các địa phương đã nhận được 2.836,8 tỷ đồng từ các bộ, ngành, địa phương, ngân hàng, tập đoàn, đạt gần 82% theo phương án phân công của Ban Chỉ đạo trung ương.

Bộ Y tế yêu cầu siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Bộ Y tế yêu cầu siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Ngày 29/3, Bộ Y tế có văn bản hỏa tốc gửi Giám đốc các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Thủ trưởng Y tế các Bộ về việc tăng cường công tác phân luồng, thu dung, điều trị và kiểm soát lây nhiễm sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng ủng hộ Chương trình “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: Công Thử - TTXVN

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Ninh Thuận phải quyết tâm hoàn thành sớm mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát

Ninh Thuận phải cố gắng nỗ lực để là 1 trong 5 tỉnh, thành phố hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân khó khăn về nhà ở trong năm 2025. Đó là mong muốn, ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng trong chuyến công tác tại Ninh Thuận, Lễ phát động chiến dịch 90 ngày đêm “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” do tỉnh tổ chức sáng 29/3.

Đoàn đại biểu Quốc thảo luận ở tổ về cải cách tiền lương. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 4/2025: Quy định mới về tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước

Trong tháng 4/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực, nổi bật là các chính sách liên quan đến quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước; sửa đổi, bổ sung quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm.

Đóng góp đề xuất dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc

Đóng góp đề xuất dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc

Ngày 27/3, Thường trực Hội đồng Dân tộc Quốc hội phối hợp với Thành ủy, Hội đồng nhân dân thành phố Huế tổ chức khai mạc Hội thảo "Chính sách phát triển kinh tế vùng dân tộc thiểu số và miền núi; thực trạng và những đề xuất cho dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc".

Khuyến khích đặt tên xã, phường theo số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa

Khuyến khích đặt tên xã, phường theo số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa

Để thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và tạo cơ sở pháp lý thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp; trên cơ sở kết quả thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thời gian qua, Bộ Nội vụ đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức xây dựng dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính.

Các đối tượng được hưởng ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng trong tuyển sinh đại học, cao đẳng

Các đối tượng được hưởng ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng trong tuyển sinh đại học, cao đẳng

Theo hướng dẫn một số nội dung tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2025 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, trong thời hạn đăng ký dự thi tốt nghiệp (từ 21/4 đến 17 giờ ngày 28/4), thí sinh có nguyện vọng đăng ký xét tuyển sinh đại học, cao đẳng phải khai báo trên phần mềm đầy đủ, đúng các thông tin kèm minh chứng để hưởng ưu tiên trong xét tuyển.

Ban Chỉ đạo Trung ương ban hành Kế hoạch về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ban Chỉ đạo Trung ương ban hành Kế hoạch về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ngày 20/3/2025, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đã ban hành Công văn số 43-CV/BCĐ (Công văn số 43-CV/BCĐ) về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 51/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hội nhập quốc tế" (Chương trình).

Triển khai hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững ở vùng miền núi khó khăn tỉnh Cao Bằng

Triển khai hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững ở vùng miền núi khó khăn tỉnh Cao Bằng

Giảm nghèo bền vững được coi là một trong những nhiệm vụ chính trị của cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Cao Bằng. Các địa phương đang tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ người dân sản xuất, tạo sinh kế để tăng thu nhập, góp phần thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững.