Thay đổi thói quen ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Mô hình “Tổ phụ nữ thu gom rác thải” ở xã Ea Tul, huyện Cư M’Gar (tỉnh Đắk Lắk) được thành lập từ tháng 2/2018. Ban đầu, mô hình chỉ có 60 hộ dân đăng ký thu gom rác tại nhà, đến nay, toàn xã đã có gần 300 hộ dân đăng ký.
Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Ea Tul H Vôn Niê kể lại, trong quá trình thành lập mô hình “Tổ phụ nữ thu gom rác thải” đã được chính quyền xã ủng hộ và cấp cho một chiếc xe công nông để quản lý. Tuy nhiên, với đặc điểm địa phương có 98% người dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, suy nghĩ “trước giờ vứt rác ra đường, ra vườn vẫn sống tốt” đã ăn sâu vào tiềm thức nên việc vận động người dân tham gia mô hình giai đoạn đầu rất khó khăn.
Không nản lòng, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Ea Tul chủ trương vận động hội viên phụ nữ thực hiện trước, lấy nhà này làm gương cho nhà khác để từ từ thuyết phục các hộ dân tham gia. Với kinh phí chỉ 20.000 đồng/hộ/tháng, việc thu gom rác thải đều đặn đã giúp các hộ dân thấy được sự tiện lợi, gọn gàng, khi không phải đốt rác hoặc gặp tình trạng rác ứ đọng vào mùa mưa, rác bừa bãi từ trong nhà ra ngoài cổng như trước kia. Đường đi lối lại, buôn làng sạch sẽ, người dân dần ý thức hơn trong việc tập trung rác thải sinh hoạt, nhắc nhở nhau không được xả rác bừa bãi và tự nguyện tham gia mô hình.
Ngoài ra, mô hình “Tổ phụ nữ thu gom rác thải” xã Ea Tul còn tạo việc làm cho vợ chồng chị H Rin Ayun, thuộc hộ nghèo không có đất sản xuất. Đều đặn sáng thứ hai và thứ năm hàng tuần, vợ chồng chị H Rin lại đi dọc các tuyến đường để thu gom rác, sau đó tập kết về bãi rác. Mỗi tháng, hai vợ chồng chị có thu nhập ổn định là 4 triệu đồng từ việc thu gom rác.
Chị H Rin chia sẻ, bước đầu đi thu gom rác có một số hộ chưa hiểu được lợi ích nên phản đối, vợ chồng chị đã giải thích về tác hại của rác đối với sức khỏe và môi trường. Dần dần người dân đã hiểu và tham gia, nhờ đó trên địa bàn không còn tình trạng vứt rác bừa bãi. Công việc này vừa có ích vừa giúp vợ chồng chị có thu nhập ổn định. Chị cũng có thêm nhiều động lực để vận động người dân tham gia mô hình.
Tiết kiệm từ thu gom rác
Khi triển khai mô hình “Tổ phụ nữ thu gom rác thải”, các cấp Hội phụ nữ ở cơ sở sẽ linh động, sáng tạo hình thức hoạt động phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương. Cụ thể, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Ea Kênh, huyện Krông Pắk chủ trương thực hành tiết kiệm, giúp nhau giảm nghèo từ mô hình này.
Mô hình được Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Ea Kênh thành lập vào tháng 8/2017. Hội vận động hội viên thu gom, phân loại rác để xe rác lấy theo định kỳ, rác vô cơ, phế liệu, chị em để riêng. Ngày 25 hàng tháng, chị em sẽ tập trung phế liệu tại nhà văn hóa thôn để bán. Số tiền bán được một phần đưa vào quỹ hoạt động, một phần để hội viên phụ nữ nghèo vay vốn phát triển kinh tế.
Gia đình bà Trương Thị Nhân, thôn Tân Trung, xã Ea Kênh, huyện Krông Pắk thuộc hộ khó khăn, không có đất sản xuất. Với 2 triệu đồng tiền vay từ “Tổ phụ nữ thu gom rác thải” xã Ea Kênh, bà đã đầu tư làm bánh chưng, bánh tét, thu nhập bình quân đạt 250.000 đồng/ngày, kinh tế dần ổn định hơn.
Sau một năm hoạt động, mô hình “Tổ phụ nữ thu gom rác thải” của xã đã mang lại hiệu quả thiết thực, thu hút ngày càng đông hội viên phụ nữ tham gia. Mô hình đã góp phần giúp xã Ea Kênh hoàn thành tiêu chí số 17 về môi trường, đạt chuẩn xã nông thôn mới vào tháng 3/2018. Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Ea Kênh Nguyễn Thị Hằng cho biết, “Tổ phụ nữ thu gom rác thải” đã giúp hội viên phụ nữ thay đổi thói quen thu gom, phân loại rác trong sinh hoạt và giúp nhau phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững. Hiệu quả bước đầu của mô hình là động lực để Hội Liên hiệp Phụ nữ xã nhân rộng ở tất cả các thôn, buôn trên địa bàn.
Đối với mô hình “Tổ phụ nữ thu gom rác thải”, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Đắk Lắk chủ trương chọn địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các xã điểm xây dựng nông thôn mới để làm mô hình điểm, hướng dẫn thực hiện. Đến nay, toàn tỉnh có 40 tổ thu gom rác thải hoạt động hiệu quả. Trong quá trình thực hiện mô hình, các cấp hội phụ nữ đã lồng ghép tuyên truyền hội viên những nội dung như: “Không du canh, du cư”, “Không nuôi, nhốt gia súc dưới gầm sàn”, “Không truyền đạo trái phép”.
Theo bà Trần Thị Phong - Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Đắk Lắk, việc thu gom rác thải theo giờ, theo ngày ở các tuyến đường đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của cộng đồng tại nơi triển khai mô hình. Hiệu quả mô hình không chỉ dừng lại ở việc người dân không vứt rác bừa bãi mà còn biết nhắc nhở nhau về xử lý, thu gom rác thải, từ đó phát huy vai trò chủ thể của người dân trong bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới. Hiệu quả mô hình cũng góp phần thay đổi diện mạo nông thôn - nơi triển khai mô hình, góp phần hoàn thành lộ trình xây dựng nông thôn mới ở các địa phương và thực hiện hiệu quả cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch” ở Đắk Lắk.
Mô hình “Tổ phụ nữ thu gom rác thải” ở xã Ea Tul, huyện Cư M’Gar (tỉnh Đắk Lắk) được thành lập từ tháng 2/2018. Ban đầu, mô hình chỉ có 60 hộ dân đăng ký thu gom rác tại nhà, đến nay, toàn xã đã có gần 300 hộ dân đăng ký.
Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Ea Tul H Vôn Niê kể lại, trong quá trình thành lập mô hình “Tổ phụ nữ thu gom rác thải” đã được chính quyền xã ủng hộ và cấp cho một chiếc xe công nông để quản lý. Tuy nhiên, với đặc điểm địa phương có 98% người dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, suy nghĩ “trước giờ vứt rác ra đường, ra vườn vẫn sống tốt” đã ăn sâu vào tiềm thức nên việc vận động người dân tham gia mô hình giai đoạn đầu rất khó khăn.
Không nản lòng, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Ea Tul chủ trương vận động hội viên phụ nữ thực hiện trước, lấy nhà này làm gương cho nhà khác để từ từ thuyết phục các hộ dân tham gia. Với kinh phí chỉ 20.000 đồng/hộ/tháng, việc thu gom rác thải đều đặn đã giúp các hộ dân thấy được sự tiện lợi, gọn gàng, khi không phải đốt rác hoặc gặp tình trạng rác ứ đọng vào mùa mưa, rác bừa bãi từ trong nhà ra ngoài cổng như trước kia. Đường đi lối lại, buôn làng sạch sẽ, người dân dần ý thức hơn trong việc tập trung rác thải sinh hoạt, nhắc nhở nhau không được xả rác bừa bãi và tự nguyện tham gia mô hình.
Ngoài ra, mô hình “Tổ phụ nữ thu gom rác thải” xã Ea Tul còn tạo việc làm cho vợ chồng chị H Rin Ayun, thuộc hộ nghèo không có đất sản xuất. Đều đặn sáng thứ hai và thứ năm hàng tuần, vợ chồng chị H Rin lại đi dọc các tuyến đường để thu gom rác, sau đó tập kết về bãi rác. Mỗi tháng, hai vợ chồng chị có thu nhập ổn định là 4 triệu đồng từ việc thu gom rác.
Chị H Rin chia sẻ, bước đầu đi thu gom rác có một số hộ chưa hiểu được lợi ích nên phản đối, vợ chồng chị đã giải thích về tác hại của rác đối với sức khỏe và môi trường. Dần dần người dân đã hiểu và tham gia, nhờ đó trên địa bàn không còn tình trạng vứt rác bừa bãi. Công việc này vừa có ích vừa giúp vợ chồng chị có thu nhập ổn định. Chị cũng có thêm nhiều động lực để vận động người dân tham gia mô hình.
Một cơ sở hội phụ nữ bán phế liệu gây quỹ. Ảnh: Hoài Thu – TTXVN. |
Tiết kiệm từ thu gom rác
Khi triển khai mô hình “Tổ phụ nữ thu gom rác thải”, các cấp Hội phụ nữ ở cơ sở sẽ linh động, sáng tạo hình thức hoạt động phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương. Cụ thể, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Ea Kênh, huyện Krông Pắk chủ trương thực hành tiết kiệm, giúp nhau giảm nghèo từ mô hình này.
Mô hình được Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Ea Kênh thành lập vào tháng 8/2017. Hội vận động hội viên thu gom, phân loại rác để xe rác lấy theo định kỳ, rác vô cơ, phế liệu, chị em để riêng. Ngày 25 hàng tháng, chị em sẽ tập trung phế liệu tại nhà văn hóa thôn để bán. Số tiền bán được một phần đưa vào quỹ hoạt động, một phần để hội viên phụ nữ nghèo vay vốn phát triển kinh tế.
Gia đình bà Trương Thị Nhân, thôn Tân Trung, xã Ea Kênh, huyện Krông Pắk thuộc hộ khó khăn, không có đất sản xuất. Với 2 triệu đồng tiền vay từ “Tổ phụ nữ thu gom rác thải” xã Ea Kênh, bà đã đầu tư làm bánh chưng, bánh tét, thu nhập bình quân đạt 250.000 đồng/ngày, kinh tế dần ổn định hơn.
Sau một năm hoạt động, mô hình “Tổ phụ nữ thu gom rác thải” của xã đã mang lại hiệu quả thiết thực, thu hút ngày càng đông hội viên phụ nữ tham gia. Mô hình đã góp phần giúp xã Ea Kênh hoàn thành tiêu chí số 17 về môi trường, đạt chuẩn xã nông thôn mới vào tháng 3/2018. Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Ea Kênh Nguyễn Thị Hằng cho biết, “Tổ phụ nữ thu gom rác thải” đã giúp hội viên phụ nữ thay đổi thói quen thu gom, phân loại rác trong sinh hoạt và giúp nhau phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững. Hiệu quả bước đầu của mô hình là động lực để Hội Liên hiệp Phụ nữ xã nhân rộng ở tất cả các thôn, buôn trên địa bàn.
Đối với mô hình “Tổ phụ nữ thu gom rác thải”, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Đắk Lắk chủ trương chọn địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các xã điểm xây dựng nông thôn mới để làm mô hình điểm, hướng dẫn thực hiện. Đến nay, toàn tỉnh có 40 tổ thu gom rác thải hoạt động hiệu quả. Trong quá trình thực hiện mô hình, các cấp hội phụ nữ đã lồng ghép tuyên truyền hội viên những nội dung như: “Không du canh, du cư”, “Không nuôi, nhốt gia súc dưới gầm sàn”, “Không truyền đạo trái phép”.
Theo bà Trần Thị Phong - Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Đắk Lắk, việc thu gom rác thải theo giờ, theo ngày ở các tuyến đường đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của cộng đồng tại nơi triển khai mô hình. Hiệu quả mô hình không chỉ dừng lại ở việc người dân không vứt rác bừa bãi mà còn biết nhắc nhở nhau về xử lý, thu gom rác thải, từ đó phát huy vai trò chủ thể của người dân trong bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới. Hiệu quả mô hình cũng góp phần thay đổi diện mạo nông thôn - nơi triển khai mô hình, góp phần hoàn thành lộ trình xây dựng nông thôn mới ở các địa phương và thực hiện hiệu quả cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch” ở Đắk Lắk.
Hoài Thu