UBND tỉnh Bình Phước vừa ban hành quyết định về việc công nhận kết quả chấm điểm, phân hạng và cấp giấy chứng nhận Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) năm 2023 tỉnh Bình Phước.
Để phát triển ngành điều Việt Nam nói riêng, ngành điều thế giới nói chung cần phải định hình lại và hoá giải những nghịch lý đang tồn tại trong chuỗi cung ứng. Đây là nhận định của các chuyên gia tại Hội nghị Điều Quốc tế Việt Nam.
Tỉnh Bình Phước đang đặt ra nhiều mục tiêu để định hình lại ngành nông nghiệp của địa phương, hướng đến xây dựng nông nghiệp trở thành trụ đỡ của nền kinh tế. Cụ thể, Bình Phước sẽ chuyển mạnh từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp gắn với thị trường, đa giá trị; đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản sau thu hoạch; xây dựng thương hiệu và thị trường tiêu thụ; tổ chức lại sản xuất, kinh doanh nông nghiệp dựa trên nền tảng khoa học - công nghệ, chuyển đổi số trong tất cả các khâu của nông nghiệp và khẳng định vị thế quan trọng, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực.
Với diện tích trên 150.000 ha, trồng tập trung ở các huyện Bù Đăng, Bù Gia Mập, Phú Riềng và Đồng Phú, tỉnh Bình Phước không chỉ là “thủ phủ điều của Việt Nam” mà còn là địa phương dẫn đầu cả nước về số lượng cơ sở chế biến hạt điều (1.416 cơ sở).
Bình Phước được xem là “thủ phủ điều” của Việt Nam với diện tích và sản lượng điều lớn nhất cả nước. Đặc biệt, trong những năm qua tỉnh Bình Phước chuyển hướng tập trung đầu tư sản xuất sản phẩm điều theo công nghệ mới tại nhiều địa phương trong tỉnh.
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước vừa ban hành quyết định cấp giấy chứng nhận 25 sản phẩm thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đợt 1 năm 2022 đạt tiêu chuẩn 3 và 4 sao; trong đó, có 12 sản phẩm đạt 4 sao và 13 sản phẩm đạt 3 sao.
Hiện nay, nhiều hộ dân trồng điều trên địa bàn tỉnh Bình Phước đang trong giai đoạn thu hoạch đầu vụ. Tuy nhiên, do mưa liên tục, giá thu mua hạt điều tươi thấp hơn so với niên vụ 2020 khiến người dân lo lắng.
Chiều 10/3, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận và làm thủ thuật cấp cứu cho bé trai hai tuổi bị suy hô hấp do sặc hạt điều.
Một trong những nền tảng quan trọng tạo nên thành tựu và thương hiệu của ngành chế biến xuất khẩu điều của Việt Nam những năm qua chính là sự phát triển của công nghệ chế biến.
Chiếm gần 50% diện tích và hơn 54% sản lượng điều của cả nước, Bình Phước được xem là “thủ phủ” của cây điều Việt Nam. Ngoài số lượng lớn diện tích và sản lượng, điều Bình Phước còn được đánh giá có chất lượng cao. Vậy làm gì để có thể đưa ngành điều Bình Phước cất cánh, vươn xa tầm thế giới?
Vào thời điểm cuối tháng 3 thu hoạch điều đang giai đoạn cuối vụ. Theo nhận định của ngành nông nghiệp tỉnh Bình Phước, ước tính bình quân năng suất 1,5tấn/ha. Tuy nhiên, vụ điều năm nay chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên giá thu mua hạt điều tươi xuống thấp.
Ngày 14/6, UBND tỉnh Bình Phước có buổi làm việc với đoàn Đại sứ quán Hà Lan và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phát triển thương hiệu điều Bình Phước.
Nhờ tinh thần vượt khó, vươn lên, dám nghĩ, dám làm, anh Nguyễn Văn Thắng, sinh năm 1990, ở xã Thanh Hòa, huyện miền núi Bù Đốp (Bình Phước) đã khởi nghiệp thành công với mô hình sản xuất và chế biến hạt điều. Không chỉ làm giàu cho bản thân mà mô hình này của anh Thắng còn giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương.
Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Phước cho biết, ngày 17/12, Sở đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý “Bình Phước” cho 4 doanh nghiệp chế biến hạt điều xuất khẩu. Việc Giấy cấp chứng nhận này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà sản xuất chứng minh sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ.
Sản phẩm hạt điều Bình Phước vừa được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý. “Thủ phủ” tỉnh này cũng đang xây dựng thương hiệu sản phẩm điều Bình Phước trở thành thương hiệu quốc gia.