Dự kiến, trong năm 2018 sẽ có gần 14.000 lượt nông dân thành phố Cần Thơ tiếp tục được đào tạo nâng cao kỹ thuật sản xuất nông nghiệp tiên tiến thông qua Dự án VnSAT. Ảnh: Thanh Liêm - TTXVN |
Thông tin trên được bà Nguyễn Thị Minh Hiếu, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thành phố Cần Thơ cho biết tại Hội nghị Tổng kết Dự án VnSAT 2017, triển khai kế hoạch năm 2018 tổ chức ngày 16/11 tại địa phương này.
Tại Cần Thơ, Dự án VnSAT được triển khai ở các huyện trồng lúa trọng điểm là Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Thới Lai. Năm 2017, dự án được mở rộng thêm quận Thốt Nốt để thực hiện hợp phần sản xuất nhân giống lúa xác nhận, nâng tổng diện tích thực hiện trên toàn thành phố lên gần 33.000 ha với 27.650 hộ nông dân tham gia. Đến nay, dự án đã giải ngân được 17,5 tỷ đồng, trong đó vốn từ WB là 11,35 tỷ đồng.
Năm 2017, Ban Quản lý Dự án VnSAT Cần Thơ đã tổ chức 7 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ kỹ thuật của hệ thống khuyến nông và bảo vệ thực vật, mở 451 lớp đào tạo kỹ thuật “3 giảm, 3 tăng” và “1 phải, 5 giảm”, với 21.586 lượt nông dân tham gia.
Dự án đã hỗ trợ 15 tổ chức nông dân/hợp tác xã tiếp cận các thông tin về dự án, đồng thời áp dụng các quy trình kỹ thuật đạt tiêu chí theo quy định. Về hạ tầng được đề xuất đầu tư cho 7 hợp tác xã, gồm 9 trạm bơm điện kết hợp cống, 5 nhà kho lò sấy; thiết bị đầu tư cho các hợp tác xã gồm 5 máy sấy, 1 máy tách hạt và 1 máy cuốn rơm...
Tuy nhiên, theo bà Phạm Thị Minh Hiếu, nguồn vốn thực hiện dự án được cấp chậm và không đủ để thực hiện kế hoạch của năm 2017. Do đó, đại diện Ban Quản lý Dự án VnSAT Cần Thơ đề nghị thành phố xem xét cấp vốn đối ứng kịp thời, đảm bảo tính thời vụ sản xuất, giúp nâng cao chất lượng các hoạt động của dự án.
Kế hoạch hoạt động năm 2018, dự kiến có gần 14.000 lượt nông dân ở Cần Thơ được hưởng lợi trực tiếp từ dự án, tăng thêm lợi nhuận trên mỗi ha sản xuất của hộ nông dân khoảng 20%. Dự án dự kiến đào tạo 311 lớp “3 giảm, 3 tăng” và “1 phải, 5 giảm” cho nông dân. Ngoài ra, hỗ trợ hạ tầng cho 17 tổ chức nông dân, hỗ trợ thiết bị cho 6 tổ chức nông dân, hỗ trợ thiết bị chung cho 500 ha lúa của nông dân sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.
Dự án Chuyển đổi Nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT) có tổng số vốn tương đương 301 triệu USD, bao gồm 237,292 triệu USD vốn vay từ Ngân hàng Thế Giới, 28,788 triệu USD vốn đối ứng của Chính phủ, 35 triệu USD từ vốn tư nhân.
Dự án được thực hiện từ năm 2015-2020 tại 13 tỉnh gồm 5 tỉnh vùng Tây Nguyên là Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng và 8 tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long là An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng và Tiền Giang.
Ở Đồng bằng sông Cửu Long, Dự án VnSAT góp phần triển khai đề án tái cơ cấu nông nghiệp thông qua tăng cường năng lực thể chế, đổi mới phương thức canh tác bền vững và nâng cao chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo.
Năm 2017, Ban Quản lý Dự án VnSAT Cần Thơ đã tổ chức 7 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ kỹ thuật của hệ thống khuyến nông và bảo vệ thực vật, mở 451 lớp đào tạo kỹ thuật “3 giảm, 3 tăng” và “1 phải, 5 giảm”, với 21.586 lượt nông dân tham gia.
Dự án đã hỗ trợ 15 tổ chức nông dân/hợp tác xã tiếp cận các thông tin về dự án, đồng thời áp dụng các quy trình kỹ thuật đạt tiêu chí theo quy định. Về hạ tầng được đề xuất đầu tư cho 7 hợp tác xã, gồm 9 trạm bơm điện kết hợp cống, 5 nhà kho lò sấy; thiết bị đầu tư cho các hợp tác xã gồm 5 máy sấy, 1 máy tách hạt và 1 máy cuốn rơm...
Tuy nhiên, theo bà Phạm Thị Minh Hiếu, nguồn vốn thực hiện dự án được cấp chậm và không đủ để thực hiện kế hoạch của năm 2017. Do đó, đại diện Ban Quản lý Dự án VnSAT Cần Thơ đề nghị thành phố xem xét cấp vốn đối ứng kịp thời, đảm bảo tính thời vụ sản xuất, giúp nâng cao chất lượng các hoạt động của dự án.
Kế hoạch hoạt động năm 2018, dự kiến có gần 14.000 lượt nông dân ở Cần Thơ được hưởng lợi trực tiếp từ dự án, tăng thêm lợi nhuận trên mỗi ha sản xuất của hộ nông dân khoảng 20%. Dự án dự kiến đào tạo 311 lớp “3 giảm, 3 tăng” và “1 phải, 5 giảm” cho nông dân. Ngoài ra, hỗ trợ hạ tầng cho 17 tổ chức nông dân, hỗ trợ thiết bị cho 6 tổ chức nông dân, hỗ trợ thiết bị chung cho 500 ha lúa của nông dân sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.
Dự án Chuyển đổi Nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT) có tổng số vốn tương đương 301 triệu USD, bao gồm 237,292 triệu USD vốn vay từ Ngân hàng Thế Giới, 28,788 triệu USD vốn đối ứng của Chính phủ, 35 triệu USD từ vốn tư nhân.
Dự án được thực hiện từ năm 2015-2020 tại 13 tỉnh gồm 5 tỉnh vùng Tây Nguyên là Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng và 8 tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long là An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng và Tiền Giang.
Ở Đồng bằng sông Cửu Long, Dự án VnSAT góp phần triển khai đề án tái cơ cấu nông nghiệp thông qua tăng cường năng lực thể chế, đổi mới phương thức canh tác bền vững và nâng cao chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo.
Thanh Liêm