Hà Nội đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2021

Ngày 02/11, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP lần 1, đợt 1 năm 2021.
Ngày 02/11, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP lần 1, đợt 1 năm 2021.

Ngày 02/11, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP lần 1, đợt 1 năm 2021 cho 53 sản phẩm dự thi của 2 huyện Hoài Đức và Quốc Oai…

Hà Nội đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2021 ảnh 1Ngày 02/11, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP lần 1, đợt 1 năm 2021.

Trong số 53 sản phẩm dự thi được Hội đồng đánh giá có 22 sản phẩm của 8 chủ thể trên địa bàn huyện Hoài Đức và 31 sản phẩm của 11 chủ thể trên địa bàn huyện Quốc Oai. Sản phẩm tham gia OCOP của huyện Hoài Đức có 20 loại thực phẩm, 1 loại đồ uống, 1 loại hàng lưu niệm, nội thất trang trí. Đối với huyện Quốc Oai, các sản phẩm tham gia đánh giá có 18 loại thực phẩm, 2 loại đồ uống, 11 loại lưu niệm, nội thất, trang trí.

Hà Nội đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2021 ảnh 2Phát biểu tại Hội nghị, ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cho biết, năm nay Hà Nội phấn đấu đánh giá 400 sản phẩm OCOP. Hiện các quận, huyện, thị xã đăng ký được 541 sản phẩm.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cho biết, đến hết năm 2020, thành phố đã đánh giá phân hạng được 1.054 sản phẩm OCOP của 216 chủ thể, trong đó có 4 sản phẩm được công nhận là sản phẩm 5 sao, 13 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 731 sản phẩm 4 sao và 306 sản phẩm 3 sao, qua đó đã giải quyết và tạo việc làm cho hơn 5.000 lao động ở nông thôn.

Hà Nội đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2021 ảnh 3Ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới thành phố Hà Nội cho rằng, việc công nhận sản phẩm OCOP là cơ hội để các chủ thể phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử địa phương, đồng thời nâng cao thu nhập cho người dân ở khu vực nông thôn, thúc đẩy xây dựng nông thôn mới.

Giai đoạn 2021 - 2025, Hà Nội sẽ đẩy mạnh Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn nhằm nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân. Hà Nội phấn đấu có thêm 2.000 sản phẩm OCOP đạt được chứng nhận từ 3 sao trở lên. Mỗi huyện, thị xã xây dựng được ít nhất 1 trung tâm thiết kế, sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch. Hằng năm, mỗi quận, huyện thị xã phát triển ít nhất 2 điểm giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP. Để thực hiện mục tiêu này, năm nay Hà Nội phấn đấu đánh giá được 400 sản phẩm OCOP. Hiện các quận, huyện, thị xã đăng ký được 541 sản phẩm.

Hà Nội đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2021 ảnh 4Tại Hội nghị, thành viên Hội đồng và Tổ tư vấn giúp việc Hội đồng Đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP thành phố Hà Nội đã xem xét, đánh giá từng sản phẩm theo bộ tiêu chí gồm các tiêu chí đánh giá về sản phẩm và sức mạnh cộng đồng; các tiêu chí đánh giá về khả năng tiếp thị; các tiêu chí đánh giá về chất lượng sản phẩm.

Tại Hội nghị, thành viên Hội đồng và Tổ tư vấn giúp việc Hội đồng Đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP thành phố Hà Nội đã xem xét, đánh giá từng sản phẩm theo bộ tiêu chí gồm 3 phần. Cụ thể là các tiêu chí đánh giá về sản phẩm và sức mạnh cộng đồng (gồm tổ chức sản xuất, phát triển sản phẩm, sức mạnh cộng đồng); các tiêu chí đánh giá về khả năng tiếp thị (gồm tiếp thị, câu chuyện sản phẩm); các tiêu chí đánh giá về chất lượng sản phẩm (tiêu chí cảm quan, dinh dưỡng, tính độc đáo của sản phẩm, tiêu chuẩn sản phẩm, khả năng xuất khẩu, phân phối tại thị trường quốc tế). Việc đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP nhằm phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế trên địa bàn thành phố theo chuỗi giá trị do các thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể thực hiện; cung cấp cho thị trường sản phẩm chất lượng, phù hợp với thị hiếu và đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

Hà Nội đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2021 ảnh 5Bà Vương Thị Kim Thắm, Giám đốc Công ty cổ phần Sông Đà Kinh Bắc (đơn vị tư vấn cho các chủ thể của huyện Hoài Đức) nhận định: Các sản phẩm dự thi đánh giá, phân hạng Chương trình OCOP của huyện Hoài Đức năm 2021 đều đạt chất lượng.

Ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới thành phố Hà Nội thông tin: Hội đồng đánh giá, phân hạng xác định hai nội dung quan trọng. Thứ nhất là sau khi được công nhận thì sản phẩm duy trì, phát triển ra sao? Chúng tôi sẽ tổ chức những đoàn kiểm tra để xem các chủ thể có thực hiện nghiêm các yêu cầu không? Những chủ thể vi phạm thì chúng tôi sẽ tham mưu báo cáo thành phố thu hồi lại giấy chứng nhận sản phẩm OCOP. Thứ hai là vấn đề tiêu thụ sản phẩm, chúng tôi xác định đây là vấn đề trọng tâm. Việc công nhận sản phẩm OCOP là cơ hội để các chủ thể phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử địa phương, đồng thời nâng cao thu nhập cho người dân ở khu vực nông thôn, thúc đẩy xây dựng nông thôn mới.

Hà Nội đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2021 ảnh 6
Hà Nội đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2021 ảnh 7
Hà Nội đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2021 ảnh 8
Hà Nội đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2021 ảnh 9
Hà Nội đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2021 ảnh 10Một số sản phẩm dự thi của hai huyện Hoài Đức và Quốc Oai tại Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP lần 1, đợt 1 năm 2021.

Bà Vương Thị Kim Thắm, Giám đốc Công ty cổ phần Sông Đà Kinh Bắc (đơn vị tư vấn cho các chủ thể của huyện Hoài Đức) nhận định: Các sản phẩm dự thi đánh giá, phân hạng Chương trình OCOP của huyện Hoài Đức năm 2021 đều đạt chất lượng. Các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, chế biến... đều có giấy chứng nhận của cơ quan chức năng như: VietGAP, GlobalGAP, nông nghiệp hữu cơ, ISO 22000... Tuy nhiên, nhiều chủ thể chưa biết cách đầu tư cho tem nhãn, bao bì sản phẩm; chưa thực hiện đăng ký chất lượng, xây dựng nhãn hiệu cho sản phẩm... nên sản phẩm còn đơn giản, cần được hỗ trợ hoàn thiện, nâng cao chất lượng để tham gia vào Chương trình OCOP nhiều hơn…

Bài và ảnh: Phan Ngọc Đức

(DTMN)

Có thể bạn quan tâm