Kết hôn năm 1989, chị Võ Thị Tâm ở thôn 2, xã Kiến Thành sinh được 3 người con. Được làm mẹ là niềm hạnh phúc của người phụ nữ, nhưng với chị Tâm, hạnh phúc ấy không hề trọn vẹn. Người con đầu của chị Tâm là Lữ Thị Hồng Sim (SN 1990) không may bị phơi nhiễm chất độc da cam, với các biểu hiện bệnh như rối loạn tâm thần, tiểu đường típ 1.
Kinh tế vốn khó khăn, cộng thêm chi phí chữa bệnh cho con khoảng 25 triệu đồng/năm khiến cuộc sống càng trở nên cơ cực. Chưa hết, chồng không may bị tai nạn lao động, sức khỏe yếu, chị phải cáng đáng mọi việc trong gia đình. Ngoài lo cho con gái đầu, chị Tâm còn phải nỗ lực nuôi 2 con đang ăn học.
Năm 2014, chị Tâm được Dự án hỗ trợ 10,5 triệu đồng để mua 1 con bò sinh sản, đến nay, bò mẹ đã sinh ra một bê con và đang mang bầu con bê thứ hai. Cuộc sống phía trước vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng với sự quan tâm của Dự án cũng như chính quyền địa phương đã trở thành động lực và điểm tựa để gia đình chị Tâm nỗ lực vượt qua.
Với trên 4 triệu đồng từ Dự án giúp đỡ, gia đình ông Trần Anh Tuấn ở bon Châu Mạ, xã Hưng Bình đã đầu tư mua máy phun xịt PU để phục vụ cho việc làm các sản phẩm từ gỗ. Được biết, trong kháng chiến, ông Tuấn từng tham gia chiến đấu trong các vùng địch rải chất độc hóa học.
Vợ ông sinh được 3 người con thì một đứa bị nghi nhiễm chất độc da cam, không có khả năng lao động, thiểu năng trí tuệ, lớn tuổi rồi nhưng nhiều lúc lại bỏ nhà đi lang thang. Hai người còn lại cũng không được nhanh nhẹn như những bạn bè cùng trang lứa khác.
Ông Tuấn cho biết: “Trước nay, để hoàn thiện sản phẩm, gia đình đều phải đi thuê máy bên ngoài để xịt PU, nên tốn kém khá nhiều. Năm 2014, với số tiền hỗ trợ của Dự án, gia đình tôi đã đầu tư mua máy xịt PU, nên giảm đáng kể chi phí. Với tôi, tiền từ sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức từ thiện thì dù một đồng cũng đáng quý. Đã từng cống hiến tuổi thanh xuân cho Tổ quốc, khi về đời thường, tôi cũng chỉ mong có sức khỏe để lao động nuôi sống gia đình, không trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước”.
Được biết, giai đoạn 2 của Dự án “Giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam các tỉnh khu vực Tây Nguyên và Tây Ninh”, huyện Đắk R’lấp có 113 đối tượng được hưởng lợi, với tổng số tiền khoảng 916 triệu đồng. Trong đó, 54 hộ được hỗ trợ vốn chăn nuôi bò, 14 hộ chăn nuôi heo, 2 hộ nuôi dê, 6 hộ nuôi gà, 25 hộ được cấp vốn sản xuất, 9 hộ buôn bán nhỏ, 1 hộ học nghề, 2 hộ làm nghề…
Theo ông Nguyễn Sơn, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ huyện, qua kiểm tra thì hầu hết các đối tượng được hưởng lợi từ dự án đều sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, đúng yêu cầu, rõ nhất là chăn nuôi bò. Cụ thể, trong 54 con bò thuộc dự án hỗ trợ thì hiện đã có 17 con cho bê con và 8 con đang mang bầu. Định kỳ, Hội đều cử cán bộ xuống kiểm tra việc chăn nuôi để kịp thời giúp các hộ dân tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cũng như hướng dẫn cách chăn nuôi, vệ sinh phòng bệnh.
Hơn nữa, rút kinh nghiệm từ những lần trước, thay vì mua bò trao tặng thì lần này, các hộ được chủ động lựa chọn mua bò giống, rồi chính quyền, ngành chức năng thẩm định, kiểm tra sức khỏe trước khi đưa về nuôi. Việc làm này không chỉ giúp bà con có trách nhiệm hơn trong việc chăm sóc vật nuôi mà còn bảo đảm tính công khai, minh bạch. Cũng thông qua công tác kiểm tra, đối với những con bò nuôi lâu mà không sinh sản thì hội sẽ hướng cho người dân thay con giống khác về nuôi để đem lại hiệu quả.
Có thể nói, sau gần 2 năm triển khai, Dự án “Giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam khu vực Tây Nguyên và Tây Ninh” ở huyện Đắk R’lấp bước đầu đã đem lại những hiệu quả tích cực trong việc giúp các đối tượng nạn nhân chất độc da cam có thêm niềm vui, động lực bước tiếp trong cuộc sống. Cũng theo ông Sơn thì hiện nay, số nạn nhân chất độc da cam và nghi da cam trên địa bàn huyện còn nhiều. Do đó, thời gian tới, Dự án không nên quy định cụ thể loại vật nuôi mà căn cứ vào nhu cầu và khả năng của hộ hưởng lợi để hỗ trợ cho phù hợp hơn.
Kinh tế vốn khó khăn, cộng thêm chi phí chữa bệnh cho con khoảng 25 triệu đồng/năm khiến cuộc sống càng trở nên cơ cực. Chưa hết, chồng không may bị tai nạn lao động, sức khỏe yếu, chị phải cáng đáng mọi việc trong gia đình. Ngoài lo cho con gái đầu, chị Tâm còn phải nỗ lực nuôi 2 con đang ăn học.
Năm 2014, chị Tâm được Dự án hỗ trợ 10,5 triệu đồng để mua 1 con bò sinh sản, đến nay, bò mẹ đã sinh ra một bê con và đang mang bầu con bê thứ hai. Cuộc sống phía trước vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng với sự quan tâm của Dự án cũng như chính quyền địa phương đã trở thành động lực và điểm tựa để gia đình chị Tâm nỗ lực vượt qua.
Với trên 4 triệu đồng từ Dự án giúp đỡ, gia đình ông Trần Anh Tuấn ở bon Châu Mạ, xã Hưng Bình đã đầu tư mua máy phun xịt PU để phục vụ cho việc làm các sản phẩm từ gỗ. Được biết, trong kháng chiến, ông Tuấn từng tham gia chiến đấu trong các vùng địch rải chất độc hóa học.
Vợ ông sinh được 3 người con thì một đứa bị nghi nhiễm chất độc da cam, không có khả năng lao động, thiểu năng trí tuệ, lớn tuổi rồi nhưng nhiều lúc lại bỏ nhà đi lang thang. Hai người còn lại cũng không được nhanh nhẹn như những bạn bè cùng trang lứa khác.
Từ ngày được hỗ trợ vốn để đầu tư thêm thiết bị làm mộc, gia đình ông Trần Anh Tuấn làm ăn hiệu quả hơn |
Được biết, giai đoạn 2 của Dự án “Giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam các tỉnh khu vực Tây Nguyên và Tây Ninh”, huyện Đắk R’lấp có 113 đối tượng được hưởng lợi, với tổng số tiền khoảng 916 triệu đồng. Trong đó, 54 hộ được hỗ trợ vốn chăn nuôi bò, 14 hộ chăn nuôi heo, 2 hộ nuôi dê, 6 hộ nuôi gà, 25 hộ được cấp vốn sản xuất, 9 hộ buôn bán nhỏ, 1 hộ học nghề, 2 hộ làm nghề…
Theo ông Nguyễn Sơn, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ huyện, qua kiểm tra thì hầu hết các đối tượng được hưởng lợi từ dự án đều sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, đúng yêu cầu, rõ nhất là chăn nuôi bò. Cụ thể, trong 54 con bò thuộc dự án hỗ trợ thì hiện đã có 17 con cho bê con và 8 con đang mang bầu. Định kỳ, Hội đều cử cán bộ xuống kiểm tra việc chăn nuôi để kịp thời giúp các hộ dân tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cũng như hướng dẫn cách chăn nuôi, vệ sinh phòng bệnh.
Hơn nữa, rút kinh nghiệm từ những lần trước, thay vì mua bò trao tặng thì lần này, các hộ được chủ động lựa chọn mua bò giống, rồi chính quyền, ngành chức năng thẩm định, kiểm tra sức khỏe trước khi đưa về nuôi. Việc làm này không chỉ giúp bà con có trách nhiệm hơn trong việc chăm sóc vật nuôi mà còn bảo đảm tính công khai, minh bạch. Cũng thông qua công tác kiểm tra, đối với những con bò nuôi lâu mà không sinh sản thì hội sẽ hướng cho người dân thay con giống khác về nuôi để đem lại hiệu quả.
Có thể nói, sau gần 2 năm triển khai, Dự án “Giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam khu vực Tây Nguyên và Tây Ninh” ở huyện Đắk R’lấp bước đầu đã đem lại những hiệu quả tích cực trong việc giúp các đối tượng nạn nhân chất độc da cam có thêm niềm vui, động lực bước tiếp trong cuộc sống. Cũng theo ông Sơn thì hiện nay, số nạn nhân chất độc da cam và nghi da cam trên địa bàn huyện còn nhiều. Do đó, thời gian tới, Dự án không nên quy định cụ thể loại vật nuôi mà căn cứ vào nhu cầu và khả năng của hộ hưởng lợi để hỗ trợ cho phù hợp hơn.
Báo Đắk Nông