Giữ gìn, phát huy giá trị Khu Di tích lịch sử cách mạng Việt Nam - Lào

Ngày 3/4/2012, Di tích lịch sử cách mạng Việt Nam - Lào tại bản Lao Khô đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Việt Nam xếp hạng Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Ảnh: Quang Quyết-TTXVN
Ngày 3/4/2012, Di tích lịch sử cách mạng Việt Nam - Lào tại bản Lao Khô đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Việt Nam xếp hạng Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Ảnh: Quang Quyết-TTXVN

Khu Di tích lịch sử cách mạng Việt Nam - Lào tại bản Lao Khô, xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La là nơi lưu giữ những giá trị về lịch sử, sự gắn bó máu thịt của tình đoàn kết giữa hai nước Việt Nam - Lào nói chung và nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La với các tỉnh Bắc Lào nói riêng. Vì vậy, khai thác và phát huy giá trị của Khu Di tích sẽ góp phần củng cố tinh thần đoàn kết của hai nước, hai dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.

Giữ gìn, phát huy giá trị Khu Di tích lịch sử cách mạng Việt Nam - Lào ảnh 1Ngày 3/4/2012, Di tích lịch sử cách mạng Việt Nam - Lào tại bản Lao Khô đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Việt Nam xếp hạng Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Ảnh: Quang Quyết-TTXVN

Nằm sát biên giới, bản Lao Khô, xã Phiêng Khoài có vị trí địa lý hết sức quan trọng, phía Tây và Nam giáp huyện Xiềng Khọ, tỉnh Hủa-Phăn (Lào); địa hình hiểm trở, núi cao, nhiều thung lũng sâu, rừng rậm là điều kiện thuận lợi cho việc đóng quân và hoạt động bí mật của du kích trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.

Cách đây 74 năm, ngày 20/5/1948, Ban Xung phong Lào - Bắc được Bộ Tổng Chỉ huy Quân đội Quốc gia và Dân quân Việt Nam ra chỉ thị thành lập do đồng chí Cay-xỏn Phôm-vi-hản (sau này là Tổng Bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Thủ tướng, Chủ tịch nước Lào) làm Trưởng ban, có nhiệm vụ gây dựng cơ sở vùng sau lưng địch, phát động phong trào du kích để thành lập căn cứ địa kháng chiến chống thực dân Pháp, đào tạo cán bộ địa phương.

Từ năm 1948 đến năm 1951, Ban Xung phong Lào - Bắc đã chọn bản Phiêng Sa, xã Chiềng On, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La làm nơi dừng chân để tổ chức huấn luyện quân sự và nắm bắt tình hình trước khi trở về xây dựng căn cứ địa cách mạng tại huyện Xiềng Khọ, tỉnh Hủa Phăn và các tỉnh phía Bắc của Lào.

Tại đây, nhân dân bản Phiêng Sa và gia đình ông Tráng Lao Khô đã ủng hộ, chia sẻ lương thực, thực phẩm để nuôi giấu cán bộ cách mạng, giúp đồng chí Cay-xỏn Phôm-vi-hản và Ban Xung phong Lào - Bắc từng bước tiến sâu vào nội địa Lào, gây dựng cơ sở, phát triển lực lượng góp phần đưa cuộc kháng chiến của nhân dân Lào phát triển.

Năm 1962, bản Phiêng Sa được đổi tên thành bản Lao Khô (nay thuộc xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu) trở thành địa danh lưu lại nhiều dấu ấn về liên minh đoàn kết chiến đấu, biểu tượng của mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước, hai dân tộc Việt Nam - Lào.

Với giá trị quốc tế, lịch sử quan trọng của cách mạng hai nước, ngày 3/4/2012, Di tích lịch sử cách mạng Việt Nam - Lào tại bản Lao Khô đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Ngày 24/4/2012, Quốc hội hai nước đã long trọng tổ chức Lễ động thổ trùng tu, tôn tạo di tích và khánh thành ngày 6/7/2017 với quy hoạch tổng thể gần 50 ha; trong đó, tiêu biểu là Đài biểu tượng hữu nghị Việt Nam - Lào được xây dựng với ý tưởng đài hoa hữu nghị mọc trên núi rừng Tây Bắc.

Từ đó đến nay, Khu Di tích là nơi giới thiệu, tôn vinh những giá trị lịch sử, mối quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa nhân dân hai nước, khẳng định tinh thần quốc tế cao cả và sự hy sinh to lớn của quân đội và nhân dân Việt Nam dành cho nhân dân Lào. Mỗi năm, Khu Di tích thu hút hàng nghìn lượt khách đến tham quan.

Ông Tráng Lao Lử (con trai cụ Tráng Lao Khô), bản Lao Khô, xã Phiêng Khoài chia sẻ: Trước đây, bản được gọi là bản Phiêng Sa, đây là một vùng rộng lớn có cả nhân dân Lào sinh sống. Sau khi cụ Tráng Lao Khô về ở đầu tiên và khai sinh ra bản này nên lấy theo tên cụ, gọi là bản Lao Khô. Năm 1948, khi Chủ tịch Cay-xỏn Phôm-vi-hản và Ban Xung phong Lào - Bắc về đây hoạt động cách mạng đã được bố trí ở tại gia đình cụ Tráng Lao Khô và được gia đình cùng nhân dân bản Phiêng Sa giúp đỡ, nuôi giấu.

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Phiêng Khoài Vì Văn Khoa cho biết: Phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của Khu Di tích lịch sử cách mạng Việt Nam - Lào, Ủy ban nhân dân xã tích cực tuyên truyền người dân, thế hệ trẻ về mối quan hệ giữa các Lãnh tụ, về tinh thần đoàn kết, gắn bó mật thiết giữa hai nước; đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác, giao thương hàng hóa, phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa.

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Yên Châu Vì Văn Ngọc thông tin: Năm 2022, Khu Di tích lịch sử cách mạng Việt Nam - Lào rất vinh dự được Thủ Tướng Chính phủ quyết định công nhận là Khu Di tích cấp Quốc gia đặc biệt. Đây là niềm vinh dự, tự hào của nhân dân các dân tộc trong huyện, đồng thời cũng là trọng trách cao cả của Đảng bộ, chính quyền huyện Yên Châu. Để phát huy những giá trị của Khu Di tích Quốc gia đặc biệt này, Ủy ban nhân dân huyện chủ động phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bảo tàng tỉnh trong việc cơ cấu, kiện toàn lại Ban Quản lý Di tích; đồng thời nghiên cứu, sưu tầm bổ sung các tư liệu, hiện vật liên quan để trưng bày, giới thiệu di tích với du khách; tăng cường tập huấn, nâng cao kỹ năng cho đội ngũ hướng dẫn viên người địa phương, đảm bảo truyền tải đầy đủ nội dung, giá trị, ý nghĩa của di tích tới du khách. Huyện tăng cường phối hợp với các cơ quan Thông tấn, báo chí Trung ương và địa phương tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá về Khu Di tích... để thu hút khách du lịch; phối hợp với huyện Xiềng Khọ, tỉnh Hủa-Phăn tổ chức các tour du lịch Lào tham quan di tích. Qua đó, tăng cường tình đoàn kết của nhân dân hai nước, tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân sinh sống gần di tích.

Mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Cay-xỏn Phôm-vi-hản trực tiếp gây dựng nền móng, được các thế hệ lãnh đạo của hai Đảng, hai nước cùng nhân dân quý trọng, nâng niu và dày công vun đắp, là tài sản vô giá của hai dân tộc.

Quang Quyết

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Đua ghe Ngo là một trong những nội dung hấp dẫn của lễ hội Oóc Om Bóc, một trong 3 lễ hội lớn của người Khmer, bên cạnh Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây và lễ cúng ông bà Sen Đôn-ta. Ảnh: An Hiếu

Khám phá nét độc đáo qua Lễ hội đua ghe Ngo truyền thống của đồng bào Khmer Sóc Trăng

Đối với đồng bào Khmer Sóc Trăng, chiếc ghe Ngo có vị trí vô cùng quan trọng, được xem là vị thần bảo vệ sự bình yên, là hiện thân của tình đoàn kết và sức mạnh thôn xóm. Ðua ghe Ngo ở Sóc Trăng ngày nay đã trở thành một lễ hội mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, một hoạt động văn hóa chung của cộng đồng, góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống…

Giữ lửa nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Mông trên đỉnh Hang Kia – Pà Cò

Giữ lửa nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Mông trên đỉnh Hang Kia – Pà Cò

Nằm trong vùng núi cao của huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, xã Hang Kia và Pà Cò là nơi sinh sống của cộng đồng dân tộc Mông, một dân tộc có nền văn hóa lâu đời với những giá trị truyền thống đặc sắc. Trong đó, nghề dệt, thêu thổ cẩm là một phần quan trọng trong đời sống của người dân nơi đây.

Với nghệ thuật kiến trúc đặc sắc và ấn tượng, với gam màu trắng làm chủ đạo, với các hoạt tiết trang trí ánh vàng ánh bắt mắt, Chùa Peam Buôl Thmây tọa lạc ở Khóm 5, Phường 4, Thành phố Sóc Trăng, đang là một trong những điểm "check in" lý tưởng khi du khách đặt chân đến Sóc Trăng. Ảnh: An Hiếu

Giá trị truyền thống từ các ngôi chùa Khmer tại Sóc Trăng

Sóc Trăng là vùng đất có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống với những ngôi chùa Khmer đồ sộ, công phu, cùng các công trình Phật giáo mang dấu ấn thế kỷ. Với đồng bào dân tộc Khmer, ngôi chùa là nơi chứa đựng những giá trị tâm linh, tín ngưỡng thiêng liêng, sâu sắc, nơi sinh hoạt tôn giáo, trung tâm sinh hoạt văn hóa của cộng đồng dân cư trong phum, sóc.

Đua ghe Ngo ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, một trong những môn thể thao truyền thống của đồng bào Khmer được duy trì tổ chức hằng năm vào dịp Lễ hội Oóc Om Bóc tại tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: An Hiếu

Sóc Trăng phát huy các giá trị di sản văn hóa Khmer

Những năm qua, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn 1 từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã hỗ trợ nguồn lực và tiếp thêm động lực cho công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào Khmer.

Phát triển kinh tế từ di sản văn hóa Huế

Phát triển kinh tế từ di sản văn hóa Huế

Là vùng đất giàu giá trị di sản và văn hóa, Thừa Thiên - Huế đang nỗ lực bảo tồn, khai thác hiệu quả hệ thống di sản đồ sộ nhằm mang lại sức sống mới cho di sản đồng thời mang về nguồn thu lớn cho cộng đồng, thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững.

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

UBND tỉnh Quảng Trị đã quyết định phê duyệt Dự án “Công viên Thống nhất tại khu di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải” và Dự án “Khu di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu, bảo vệ Thành cổ Quảng Trị". Hai dự án có tổng kinh phí đầu tư 170 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách Trung ương.

48 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc "80 năm Quân đội Anh hùng"

48 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc "80 năm Quân đội Anh hùng"

Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, ngày 17/12, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức trao giải Cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam và Quốc phòng toàn dân năm 2024 với chủ đề "80 năm Quân đội Anh hùng".

Hàng tuần, nhà hát nghệ thuật hát bội thành phố Hồ Chí Minh vẫn sáng đèn phục vụ người dân. Ảnh: An Hiếu

Hát bội - từ cung đình đến chốn dân gian

Hát bội là loại hình âm nhạc, diễn xướng xuất hiện trong cung đình hàng trăm năm trước, theo thời gian dần len lỏi vào cuộc sống người dân và trở thành văn hóa truyền thống, gắn với những lễ cúng đình, miếu của người dân Nam Bộ nói chung và tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.

Xuất bản Cuốn sách song ngữ về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh​

Xuất bản Cuốn sách song ngữ về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh​

Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa phát hành cuốn sách song ngữ Việt – Anh: “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tiểu sử và sự nghiệp” do Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch biên soạn đã khái quát về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Lan tỏa nét đẹp văn hóa trong Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024

Lan tỏa nét đẹp văn hóa trong Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024

Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 đã khai mạc tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị với sự tham gia của 1.500 nghệ nhân, diễn viên, vận động viên đến từ 16 tỉnh, thành trong cả nước. Sự kiện do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức. Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam - Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một thế giới hòa bình”, Ngày hội đã diễn ra với nhiều hoạt động sôi nổi.

Tưng bừng Ngày hội Văn hóa các dân tộc thiểu số và miền núi lần đầu ở Bình Thuận

Tưng bừng Ngày hội Văn hóa các dân tộc thiểu số và miền núi lần đầu ở Bình Thuận

Tối 11/12, tại thành phố Phan Thiết, Ngày hội Văn hóa các dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bình Thuận lần thứ nhất năm 2024 với chủ đề “Bảo tồn, phát huy và lan tỏa bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số và miền núi gắn với phát triển du lịch” chính thức khai mạc.

Phát huy giá trị Di sản văn hóa Chăm trong phát triển du lịch

Phát huy giá trị Di sản văn hóa Chăm trong phát triển du lịch

Tỉnh Ninh Thuận đang tập trung khai thác tối đa giá trị của các di sản văn hóa, đặc biệt là Di sản văn hóa Chăm để góp phần thúc đẩy phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đây không chỉ là định hướng mà còn là cơ hội để bảo tồn, quảng bá những giá trị văn hóa độc đáo của địa phương nhằm thu hút đông đảo du khách đến khám phá, trải nghiệm.