Giới thiệu bộ tài liệu hỗ trợ phục hồi chức năng cho trẻ em tự kỷ tại Việt Nam

Giới thiệu bộ tài liệu hỗ trợ phục hồi chức năng cho trẻ em tự kỷ tại Việt Nam
Hội thảo có sự tham dự của lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, Ủy ban Văn hóa, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, các chuyên gia y tế, giáo dục về vấn đề tự kỷ, đại diện phụ huynh có con bị tự kỷ và đại diện nhà tài trợ.

Hội thảo “Giới thiệu tài liệu hỗ trợ phục hồi chức năng cho trẻ em tự kỷ ở Việt Nam” nhằm đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức của cộng đồng về vấn đề trẻ em tự kỷ, tuyên truyền, phổ biến kiến thức về hỗ trợ trẻ em tự kỷ cho cha mẹ, người chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em tự kỷ, người làm công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em và cộng đồng; đồng thời góp phần xây dựng, thực hiện chính sách, biện pháp hỗ trợ can thiệp cho trẻ em tự kỷ theo Luật Người khuyết tật.

Tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã Hội Nguyễn Thị Hà cho biết, quá trình biên soạn bộ tài liệu trong một năm rưỡi qua có nhiều hoạt động phong phú, thiết thực như: Tọa đàm về vấn đề trẻ em tự kỷ; Đánh giá, khảo sát nhu cầu sử dụng tài liệu bao gồm cả trẻ em ở thành phố và vùng sâu, vùng xa; tập huấn thử nghiệm tài liệu tại các trung tâm để đánh giá mức độ ứng dụng. Sau hai lần được Hội đồng thẩm định trường Đại học Sư phạm Hà Nội góp ý, nghiệm thu, bộ tài liệu tiếp tục được hoàn chỉnh, Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội cấp phép xuất bản và phát hành.

Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà đánh giá, bộ tài liệu rất phong phú, hữu ích, cung cấp các kiến thức và kỹ năng cơ bản về rối loạn phổ tự kỉ, cách nhận biết các dấu hiệu, phương pháp can thiệp và xây dựng, thực hiện chương trình can thiệp cho trẻ tự kỷ. Trong bối cảnh hiện nay, khi có rất nhiều các nguồn thông tin chính thức và không chính thức; sự chênh lệch khá nhiều về tiếp cận kiến thức giữa các phụ huynh ở các vùng miền thì việc có một tài liệu như thế này sẽ giúp các phụ huynh có cách nhìn thống nhất, hiểu đúng về trẻ tự kỷ, từ đó định hướng được cách hỗ trợ tốt nhất cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ. Đặc biệt, các phụ huynh ở xa, chưa có nhiều điều kiện tiếp cận với các chuyên gia, nguồn thông tin, việc tìm hiểu các thông tin và kiến thức từ bộ tài liệu này cũng sẽ rất hữu ích.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi cho rằng, thông qua các hoạt động giáo dục, rèn luyện, phổ cập thì trẻ tự kỷ có thể phát triển tốt chỉ như mắc một dạng bệnh lý nhưng dù là bệnh hay tật thì các cơ quan, ban ngành cũng cần nghĩ giải pháp để chăm lo, giúp đỡ các cháu hòa nhập cộng đồng.

Bộ tài liệu “Hỗ trợ phục hồi chức năng cho trẻ em tự kỷ tại Việt Nam” gồm 2 cuốn sách: Tài liệu tự kỷ dành cho giáo viên, nhân viên kỹ thuật, can thiệp và tài liệu tự kỷ dành cho cha mẹ và người chăm sóc. Bộ tài liệu giúp cộng đồng hiểu đúng về rối loạn phổ tự kỷ, thực trạng gia tăng nhanh chóng số lượng trẻ rối loạn phổ tự kỷ tại Việt Nam, đồng thời cung cấp cho các giáo viên, kỹ thuật viên, nhân viên hỗ trợ và các cha mẹ đang chăm sóc trẻ em tự kỷ những kiến thức toàn diện và đúng đắn về dấu hiệu nhận biết, phương pháp can thiệp, cũng như xây dựng chương trình can thiệp phù hợp để giúp trẻ cải thiện hành vi.

Bộ tài liệu là kết quả của công trình nghiên cứu có quy mô lớn với sự tham gia của các nhà chuyên môn, các chuyên gia đầu ngành đến từ Đại học Sư phạm Hà Nội, Viện Khoa học Giáo dục và các Trung tâm can thiệp trên cả nước; trải qua 4 cuộc hội thảo khoa học cấp cao và được Khoa Giáo dục đặc biệt thuộc trường Đại học Sư phạm Hà Nội - một trong những cơ sở hàng đầu tại Việt Nam về nghiên cứu và đào tạo trong lĩnh vực giáo dục đặc biệt chủ trì biên soạn.

Bộ tài liệu là một phần của dự án "Nâng cao nhận thức về tự kỷ ở trẻ em Việt Nam" do Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam, Công ty Cổ phần vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) triển khai với tổng kinh phí hơn 32 tỷ đồng, thực hiện trong 5 năm (2018-2022).

Tính đến cuối năm 2018, Việt Nam có trên 200.000 trẻ tự kỷ, nhưng con số thực tế có thể lớn hơn nhiều. Các chuyên gia nhận định, tự kỷ ở trẻ em Việt Nam đang có chiều hướng gia tăng nhanh chóng, càng phức tạp hơn trong cuộc sống hiện đại (năm 2007, số lượng trẻ em mắc chứng tự kỷ đã tăng lên 50 lần so với năm 2000). Trong khi đó, nước ta vẫn còn thiếu những chương trình mang tính qui mô và có tính chuyên môn cao dành cho nhóm đối tượng này. Mặt khác, nhận thức của cộng đồng, gia đình, nhà trường… đối với các trẻ em tự kỷ vẫn chưa đúng, chưa đầy đủ, thiếu cơ sở khoa học, chưa có tài liệu chuẩn mực của quốc gia về trẻ tự kỷ, dẫn đến thực trạng khó khăn trong công tác hỗ trợ, chăm sóc, giúp các em hòa nhập cộng đồng.
Minh Huệ
TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Cảnh báo nguy cơ ngộ độc từ nấm độc, cá nóc, so biển, cây, củ quả rừng tự nhiên

Cảnh báo nguy cơ ngộ độc từ nấm độc, cá nóc, so biển, cây, củ quả rừng tự nhiên

Ngày 24/3, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn số 506/ATTP-NĐTT đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đơn vị chức năng tăng cường giám sát, triển khai các giải pháp kiểm soát an toàn thực phẩm trong thu hái, đánh bắt, tiêu dùng sản phẩm nông, lâm, thủy sản, sử dụng các loại nấm, cây, củ quả rừng tự nhiên…

Năm khuyến cáo của Bộ Y tế để phòng, chống bệnh sởi

Năm khuyến cáo của Bộ Y tế để phòng, chống bệnh sởi

Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi; các trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).

Cao Bằng: Bệnh nhân đầu tiên tử vong do nghi sởi

Cao Bằng: Bệnh nhân đầu tiên tử vong do nghi sởi

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cao Bằng thông tin, bệnh nhân Hoàng A.Q (sinh năm 2023, dân tộc Mông, trú tại Bản Oóng, xã Sơn Lập, huyện Bảo Lạc) đến khám và điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Pác Nặm (tỉnh Bắc Kạn) đã tử vong ngày 10/3, nghi liên quan đến bệnh sởi.

Phát hiện mới mở ra hy vọng ngăn ngừa ung thư

Phát hiện mới mở ra hy vọng ngăn ngừa ung thư

Ngày 17/3, Viện Nghiên cứu Y khoa Nhi (CMRI) tại thành phố Sydney công bố kết quả nghiên cứu mới cho thấy các nhà khoa học đã phát hiện một cơ chế đáng ngạc nhiên có thể giúp các tế bào trở thành “tấm khiên” ngăn ngừa ung thư.

Nga phát triển liệu pháp phóng xạ trị ung thư tuyến tiền liệt

Nga phát triển liệu pháp phóng xạ trị ung thư tuyến tiền liệt

Các nhà khoa học tại Đại học Bách khoa Tomsk (TPU), Nga, đã phát triển và được cấp bằng sáng chế cặp dược phẩm phóng xạ trị liệu (Theranostic) đầu tiên của Nga, mở ra một hướng đi mới đầy hứa hẹn trong việc chẩn đoán và điều trị căn bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Theo thông báo từ TPU, giai đoạn thử nghiệm lâm sàng ban đầu đã thành công.

Cảnh báo nguy cơ trẻ nhỏ ngộ độc do ăn đá bào chứa glycerol

Cảnh báo nguy cơ trẻ nhỏ ngộ độc do ăn đá bào chứa glycerol

Các nhà nghiên cứu ở Anh và Ireland mới đây đã đưa ra cảnh báo trẻ em dưới 8 tuổi không nên ăn đá bào có chứa glycerol. Lý do là bởi món giải khát có màu sắc bắt mắt, hấp dẫn trẻ nhỏ này tiềm ẩn nguy cơ gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

Tập luyện cơ bắp giúp cải thiện giấc ngủ ở người cao tuổi

Tập luyện cơ bắp giúp cải thiện giấc ngủ ở người cao tuổi

Theo một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Thái Lan, tập thể dục, đặc biệt là các bài tập tăng cường sức mạnh và tập aerobic, đã chứng minh hiệu quả đáng kể trong việc nâng cao chất lượng giấc ngủ so với các hoạt động thông thường.

Cà Mau: 4 người nhập viện cấp cứu vì ăn cá nóc

Cà Mau: 4 người nhập viện cấp cứu vì ăn cá nóc

Ngày 4/3, Bệnh viện Đa khoa Cái Nước (huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau) cho biết, bệnh viện tiếp nhận 4 bệnh nhân cùng ngụ tại thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân, bị ngộ độc sau khi ăn cá nóc, trong đó có 2 trường hợp vẫn đang phải thở máy.

Nghiên cứu từ Anh về "siêu thực phẩm" cho não bộ

Nghiên cứu từ Anh về "siêu thực phẩm" cho não bộ

Một nghiên cứu mới từ Đại học Reading, Vương quốc Anh, đã mang đến những phát hiện đáng chú ý về tác động tích cực của việc bổ sung hạt óc chó vào bữa sáng đối với khả năng nhận thức ở người trẻ.

Phòng tránh cúm trong thời điểm giao mùa

Phòng tránh cúm trong thời điểm giao mùa

Hiện đang là thời điểm giao mùa Đông - Xuân, với độ ẩm cao, tạo điều kiện thuận lợi cho virus phát triển và lây lan. Bên cạnh đó, nhu cầu đi lại, giao thương và các hoạt động lễ hội đầu năm gia tăng cũng làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, nhất là dịch cúm.

Thực phẩm lên men giúp giảm stress, trầm cảm

Thực phẩm lên men giúp giảm stress, trầm cảm

Một nghiên cứu mới từ các nhà khoa học Singapore vừa phát hiện mối liên hệ quan trọng giữa vi khuẩn đường ruột và sức khỏe tâm thần, mở ra hy vọng mới trong việc điều trị lo âu và trầm cảm thông qua chế độ ăn uống.

Người dân không chủ quan nhưng cũng không quá hoang mang, lo sợ vì bệnh cúm

Người dân không chủ quan nhưng cũng không quá hoang mang, lo sợ vì bệnh cúm

Những ngày qua, thông tin về diễn biến phức tạp của dịch cúm tại Việt Nam và trên thế giới khiến nhiều người dân hoang mang, lo lắng. Đặc biệt, sau khi một nữ diễn viên nổi tiếng người Đài Loan (Trung Quốc) tử vong do mắc cúm càng dấy lên những lo ngại về dịch bệnh tưởng như không còn xa lạ này.

Bệnh nhân có bệnh nền tim mạch cần lưu ý gì khi bị cúm mùa?

Bệnh nhân có bệnh nền tim mạch cần lưu ý gì khi bị cúm mùa?

“Cúm mùa có thể làm nặng lên các triệu chứng ở bệnh nhân suy tim và làm tăng nguy cơ các biến chứng tim mạch ở cả người khỏe mạnh và bệnh nhân có bệnh nền tim mạch” - Đây là khẳng định của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Hoài, Viện Trưởng Viện Tim Mạch quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai.

Giám sát, phát hiện sớm các bệnh lây truyền qua đường hô hấp

Giám sát, phát hiện sớm các bệnh lây truyền qua đường hô hấp

Để chủ động công tác phòng, chống bệnh cúm mùa, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, ngày 13/2, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang Hoàng Việt Phương cho biết đã yêu cầu Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh thực hiện rà soát đối tượng tiêm chủng để tổ chức tiêm bù, tiêm vét cho những đối tượng chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đủ các mũi vaccine phòng bệnh sởi.

Không nên chủ quan trước cúm mùa

Không nên chủ quan trước cúm mùa

Bệnh nhân nam T.V.L, 78 tuổi, ở Từ Liêm, Hà Nội, được chuyển từ bệnh viện gần nhà đến Trung tâm Bệnh Nhiệt đới - Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng sốt cao, khó thở mỗi lúc một tăng. Bệnh nhân có tiền sử huyết áp cao, bệnh Alzheimer, test dương tính cúm A. Trước tình trạng bệnh nhân bị suy hô hấp, các y bác sỹ đã phải mở nội khí quản, cho bệnh nhân thở máy và điều trị tích cực.