Gìn giữ, bảo tồn vẻ đẹp cổ kính nhà thờ cổ Tùng Sơn

Trải qua hơn 117 năm xây dựng, nhà thờ cổ Tùng Sơn (Đà Nẵng) gần như vẫn giữ được nguyên vẹn nét cổ kính, độc đáo, hiếm có trong vẻ đẹp của kiến trúc và chất liệu xây dựng đặc biệt là bằng đá.

Gin giu, bao ton ve dep co kinh nha tho co Tung Son hinh anh 1Vẻ đẹp cổ kính của Nhà thờ cổ Tùng Sơn. Ảnh: Trần Lê Lâm – TTXVN

 Vẻ đẹp cổ kính, độc đáo

Nhà thờ cổ Tùng Sơn tọa lạc ở thôn Tùng Sơn xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Nhà thờ được xây dựng từ trước năm 1904, bằng đá và được dùng chất liệu kết dính rất đặc biệt gồm: vôi, nhớt cây bời lời, dây tơ hồng trộn lại đắp lên các tảng đá được xếp chồng lên nhau.

Gin giu, bao ton ve dep co kinh nha tho co Tung Son hinh anh 2Nhà thờ vẫn giữ nguyên được những kiến trúc hoa văn độc đáo từ xưa. Ảnh: Trần Lê Lâm – TTXVN

Ông Huỳnh Văn Ngọc, người Công giáo ở thôn Tùng Sơn cho hay, nhà thờ cổ Tùng Sơn là nhà thờ nhánh của nhà thờ Phú Thượng, được xây dựng và tồn tại hơn 117 năm nay, Nhà thờ do ông bà tổ tiên là người Công giáo ngày xưa ở địa phương lên núi chọn những cây gỗ thẳng, to, đẹp, chắc chắn để về làm cột dựng nhà thờ. Bên ngoài, nhà thờ được xây dựng bằng đá và sử dụng vôi bột, vỏ cây bời lời được gọt ra để lấy nhớt và dây tơ hồng giã nhỏ, ba thứ này trộn lại với nhau để làm chất kết dính; sau đó người dân chất các tảng đá chồng lên nhau và sử dụng chất kết dính này để giữ cho các tảng đá được bằng phẳng, chắc cứng, đồng thời tô lên bề mặt thành đá để tạo thành tường xây dựng nên nhà thờ.

Gin giu, bao ton ve dep co kinh nha tho co Tung Son hinh anh 3Nhà thờ cổ Tùng Sơn tọa lạc trong một khuôn viên xanh mát. Ảnh: Trần Lê Lâm – TTXVN
Gin giu, bao ton ve dep co kinh nha tho co Tung Son hinh anh 4
Gin giu, bao ton ve dep co kinh nha tho co Tung Son hinh anh 5Những nét hoa văn trên các bộ cửa của nhà thờ phía sau vẫn còn nguyên vẹn. Ảnh: Trần Lê Lâm – TTXVN

Nhà thờ cổ Tùng Sơn được xây dựng theo kiến trúc của Pháp mang vẻ đẹp cổ kính, với 3 cánh cổng lớn hình vòm chóp nhọn, có tháp chuông nằm ngay trên hệ cổng, còn phía bên trong là giáo đường, gian cung thánh với hệ thống cột gỗ lớn, cửa sổ rộng, họa tiết độc đáo. Những thiết kế nhà thờ ban đầu kèm theo tất cả hạng mục phụ trợ trong khuôn viên rộng hơn 15 ngàn mét vuông của nhà thờ đều được người dân tại đây gìn giữ gần như nguyên vẹn. Đây là một trong những nhà thờ cổ còn sót lại ở thành phố Đà Nẵng.

Gìn giữ và bảo tồn di tích hơn 100 tuổi

Linh mục nhà thờ Tùng Sơn, Augustino Trần Như Huynh cho biết: Trải qua thời gian hơn 117 năm, nhà thờ cổ Tùng Sơn gần như vẫn giữ được nguyên vẹn nét cổ kính, độc đáo, hiếm có trong vẻ đẹp của kiến trúc và chất liệu xây dựng. Nhiều đồ sinh hoạt và thờ tự hầu như vẫn còn được lưu giữ đầy đủ của các cha dùng trong buổi lễ thời xưa. Nhìn vào nhà thờ có thể nhìn thấy được chặng đường lịch sử đi qua của người dân và đời sống văn hóa tinh thần của người dân tại đây.

Gin giu, bao ton ve dep co kinh nha tho co Tung Son hinh anh 6Kiến trúc cột gỗ bên trong nhà thờ cổ Tùng Sơn. Ảnh: Trần Lê Lâm – TTXVN
Gin giu, bao ton ve dep co kinh nha tho co Tung Son hinh anh 7 Bên trong nhà thờ cổ Tùng Sơn 117 năm tuổi . Ảnh: Trần Lê Lâm – TTXVN
Gin giu, bao ton ve dep co kinh nha tho co Tung Son hinh anh 8Đồ sinh hoạt và thờ tự hầu như vẫn còn đầy đủ của những buổi lễ thời xưa. Ảnh: Trần Lê Lâm – TTXVN
Gin giu, bao ton ve dep co kinh nha tho co Tung Son hinh anh 9Những tác động của thời gian đã làm lộ ra những tảng đá được xếp chồng lên nhau và được kết dính bởi vôi, nhớt cây bời lời, dây tơ hồng để dùng xây dựng nhà thờ. Ảnh: Trần Lê Lâm - TTXVN
Gin giu, bao ton ve dep co kinh nha tho co Tung Son hinh anh 10Vẻ đẹp cổ kính của Nhà thờ cổ Tùng Sơn. Ảnh: Trần Lê Lâm – TTXVN

Theo Linh mục Augustino Trần Như Huynh, Nhà thờ được giữ gìn bảo tồn nguyên vẹn các kiến trúc cổ từ xưa và duy trì các hoạt động tín ngưỡng tại nhà thờ; đồng thời hướng đến gìn giữ, phát huy những giá trị về văn hóa và tinh thần của người dân nơi đây.

Trong không khí rộn ràng đón Giáng sinh năm 2021, đồng bào Công giáo tại giáo họ Tùng Sơn đã tự tay làm những chiếc lồng đèn đủ các hình dáng, màu sắc, kích thước khác nhau để trang trí cho nhà thờ cổ Tùng Sơn.

Ông Huỳnh Văn Ngọc cho hay, tất cả các vật dụng trang trí đều do chính người Công giáo tự làm bằng các vật liệu thân thiện với môi trường, như cây tre có sẵn trong trong vườn nhà để làm các lồng đèn, vừa đẹp, không mất tiền mua. Qua đó thể hiện tình cảm và tấm lòng của đồng bào Công giáo trong dịp lễ Giáng sinh, cùng nhau trang trí cho nhà thờ cổ Tùng Sơn đẹp nhất, lung linh nhất để cùng với các nhà thờ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đón một mùa Giáng sinh an lành, ấm áp đến với mọi nhà.

Trần Lê Lâm

Tin liên quan

Nhà thờ Tin Lành Plei Mơ Nú – Chốn bình yên của bà con giáo dân

Plei Mơ Nú, ngôi làng thuộc xã Chư Á nằm cách trung tâm thành phố Pleiku (Gia Lai) khoảng 8 km về hướng Đông. Mỗi dịp thứ Tư và Chủ Nhật hằng tuần, Nhà thờ Tin Lành Plei Mơ Nú trở thành điểm đến quen thuộc của hàng trăm giáo dân tín hữu dân tộc Jrai để gặp gỡ giao lưu, hát lên những khúc Thánh ca trong hạnh phúc, nghe giảng kinh nâng cao nhận thức về tư tưởng kính Chúa, yêu nước, yêu thương lẫn nhau, chấp hành tốt pháp luật, tin tưởng tuyệt đối vào Đảng, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng cuộc sống mới ấm no, hạnh phúc.


Nhà thờ Gỗ Kon Tum hơn 100 năm tuổi mang đậm sắc màu Tây Nguyên

Nhà thờ chánh tòa Kon Tum (hay còn gọi là nhà thờ gỗ), nằm trên đường Nguyễn Huệ, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum, do các linh mục người Pháp khởi dựng năm 1913 được hoàn thành năm 1918. Nhà thờ gỗ Kon Tum với hơn 100 năm tuổi đời được làm bằng gỗ cà chít (sến đỏ) (trần và tường được xây bằng đất trộn rơm) theo kiến trúc Roman, phối hợp với kiến trúc nhà sàn của người Ba Na từ đường nét, họa tiết đến những điểm nhấn trên chất liệu tạo nên sắc thái văn hóa, tín ngưỡng riêng của người Tây Nguyên.


Độc đáo kiến trúc Nhà thờ Đức Bà Paris

Nhắc tới nước Pháp người ta lại liên tưởng đến những công trình kiệt tác vĩ đại về kiến trúc gô tích đồ sộ, tại đây không thể không kể đến đó là Nhà thờ Đức Bà Paris.


Vẻ đẹp độc đáo của nhà thờ đá Phát Diệm

Nhà thờ chính tòa Phát Diệm (thường gọi là Nhà thờ đá Phát Diệm) là một quần thể nhà thờ Công giáo rộng khoảng 22 ha, nằm tại thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, cách Hà Nội khoảng 120 km về hướng Nam. Nơi đây được ví như “kinh đô công giáo” của Việt Nam.



Đề xuất