Festival Huế 2018: Lễ hội áo dài tôn vinh Quốc phục Việt Nam

Festival Huế 2018: Lễ hội áo dài tôn vinh Quốc phục Việt Nam
Trình diễn áo dài tại đêm diễn. Ảnh: Hoàng Hùng – TTXVN
Trình diễn áo dài tại đêm diễn. Ảnh: Hoàng Hùng – TTXVN

Sau màn hát múa "Thương về xứ Huế", chương trình được mở màn bằng bộ sưu tập của nhà thiết kế Thiệu Vy. Nhà thiết kế Thiệu Vy đưa bộ sưu tập áo dài mang tên “Khúc hoài niệm” tới Festival Huế. Các mẫu thiết kế truyền tải thông điệp về niềm tự hào dành cho giá trị văn hóa Việt. Lấy cảm hứng sáng tạo từ hai biểu tượng đại diện cho hình ảnh đất nước xinh đẹp, nhà thiết kế Thiệu Vy đã sáng tạo bộ sưu tập được ví như tác phẩm hội họa đầy màu sắc. Các mẫu thiết kế lần này là sự kết hợp hài hòa giữa Quốc phục và Quốc hoa.

Trình diễn áo dài tại đêm diễn. Ảnh: Hoàng Hùng – TTXVN
Trình diễn áo dài tại đêm diễn.
Ảnh: Hoàng Hùng – TTXVN

Bà Nguyễn Lan Vy, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần VKSTAR, Tổng đạo diễn chương trình áo dài "Huế Vàng Son" tại Festival Huế 2018 cho biết: Thời trang hòa quyện và gắn kết văn hóa là mục tiêu mà chương trình hướng đến, với mong muốn đưa khán giả quay ngược thời gian để tìm về lịch sử hình thành và phát triển của tà áo dài Việt Nam nói chung và tà áo dài truyền thống Huế nói riêng. Điểm nhấn chính của chương trình là các bộ sưu tập tập trung làm nổi bật văn hóa truyền thống Huế, đậm chất cung đình qua các thời kỳ. Hơn nữa, chúng tôi không tập trung vào biểu diễn thời trang áo dài sân khấu, mang tính biểu diễn mà nhấn mạnh vào những bộ sưu tập áo dài ứng dụng cao, để tạo ra thương hiệu cho áo dài Huế.

Hoa hậu Việt Nam 2016 Đỗ Thị Mỹ Linh trong trang phục áo dài của Nhà thiết kế Ngô Nhật Huy tại buổi trình diễn. Ảnh: Hoàng Hùng – TTXVN
Hoa hậu Việt Nam 2016 Đỗ Thị Mỹ Linh trong trang phục áo dài của Nhà thiết kế Ngô Nhật Huy tại buổi trình diễn. Ảnh: Hoàng Hùng – TTXVN

Với hơn 400 mẫu áo dài của hơn 10 nhà thiết kế từ 3 miền Bắc, Trung, Nam, chương trình đã mang lại nhiều phong cách thiết kế đa dạng và trên hết là tạo nên một đêm huyền thoại để tôn vinh chiếc áo dài - Quốc phục của người Việt. Trong đó, nổi bật trong chương trình có bộ sưu tập của nhà thiết kế Ngô Nhật Huy mang tên “Thuở Vàng Son” được lấy ý tưởng từ họa tiết hoa văn vân mây cung đình, những cung bậc cảm xúc một thời và sắc màu một thuở. Xung quanh nét vẽ tinh tế sang trọng, áo dài được tô điểm lên từng họa tiết, đính kèm pha lê lấp lánh tạo hiệu ứng lung linh. Chiếc áo dài được cắt tung hứng tạo độ sóng sánh theo từng bước đi, tất cả điều hòa quyện và tạo nên một bức tranh thời trang cho bộ sưu tập, để gửi đến một thông điệp và câu chuyện kể thời trang về một thuở xa xưa. Hay bộ sưu tập của nhà thiết kế Việt Hùng mang tên “Huế Vàng Son", bao gồm 80 bộ thiết kế, mỗi bộ áo dài có sự bức phá, vẫn mang âm hưởng cung đình, nhưng có sự hoành tráng khi tà áo dài hơn, lộng lẫy, huyền bí hơn. Họa tiết cung đình Huế càng được tôn vinh trên nền màu vàng.

Trình diễn áo dài tại đêm diễn. Ảnh: Hoàng Hùng – TTXVN
Trình diễn áo dài tại đêm diễn. Ảnh: Hoàng Hùng – TTXVN

Nhà thiết kế Minh Hùng với bộ sưu tập “Một Thoáng Quê Hương”  đem đến điểm nhấn mới lạ với mẫu thiết kế áo dài trên nền sắc hoa tươi khắc họa trên áo dài nước Việt. Đây là bộ sưu tập kết hợp đầy nghệ thuật của gam màu tươi mới, trẻ trung, họa tiết lãng mạn, dịu ngọt như tâm hồn các cô thiếu nữ Việt bâng khuâng mỗi khi chiều về, là những hoài niệm nhẹ nhàng về một mùa xưa êm đềm thanh thản. Bộ sưu tập của nhà thiết kế Bella Moda có chủ đề “Giao hòa” cũng lấy ý tưởng từ trang phục cung đình qua các thời của nhà Nguyễn”.

Lễ hội áo dài là một điểm nhấn tại kỳ Festival Huế lần thứ 10, là nơi hội tụ các nhà thiết kế Áo dài nổi tiếng của cả nước. Ngoài các bộ sưu tập, sự góp mặt của các ca sĩ Vân Khánh, Long Nhật, Hồ Quỳnh Hương ... cùng với các phần hát múa phụ họa của các nghệ sỹ, vũ công cũng để lại ấn tượng mạnh trong lòng người xem...
TTXVN

Có thể bạn quan tâm