Trường Đại học Trà Vinh vừa nghiên cứu thành công giống dừa sáp bằng công nghệ cấy mô. Đây là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam về nuôi cấy mô dừa, đặc biệt là dừa sáp, được các chuyên gia Hội đồng nghiệm thu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá cao.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh, thực hiện Chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị dừa và phát triển vùng nguyên liệu dừa chất lượng cao, sau 3 năm nông dân trong tỉnh đã trồng mới hơn 4.000 ha vườn dừa, nâng tổng diện tích hiện có của tỉnh đạt hơn 27.800 ha, đứng thứ 2 cả nước (sau tỉnh Bến Tre).
Thông tin từ Ban Tổ chức Festival 100 năm Dừa sáp Trà Vinh và Tuần lễ Vu lan Thắng hội huyện Cầu Kè, tổng doanh thu dịch vụ và tổng mức bán lẻ hàng hóa của huyện Cầu Kè dịp lễ hội (từ ngày 28-31/8) đạt gần 42 tỷ đồng, cao gấp 2,5 lần so với Tuần lễ Vu lan Thắng hội huyện Cầu Kè năm trước; trong đó, riêng đối với dừa sáp đạt doanh thu trên 10,8 tỷ đồng.
Ngày 15/7, Ban Tổ chức cho biết, Festival 100 năm Dừa sáp Trà Vinh và Tuần lễ Vu lan Thắng hội huyện Cầu Kè sẽ khai mạc vào ngày 25/8 tại Quảng trường huyện Cầu Kè.
Gần 100 năm cây dừa sáp đầu tiên của Việt Nam “bén duyên” ở vùng đất Cầu Kè (Trà Vinh), đến nay, địa phương này đã có trên 171.000 cây dừa sáp, được trồng trên diện tích gần 780 ha, với sản lượng trung bình mỗi năm trên 3,3 triệu quả. Hiện quả dừa sáp được bán với giá từ 30.000-100.000 đồng/quả, nên mang lại hiệu quả kinh tế rất cao so với các giống dừa thường, cải thiện đáng kể thu nhập của gần 2.600 hộ trồng dừa sáp huyện Cầu Kè; trong đó, hộ Khmer chiếm trên 70%.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có quyết định công nhận sản phẩm dừa sáp sợi Vicosap của Công ty TNHH Dừa sáp Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh (Vicosap) đạt thứ hạng sản phẩm OCOP 5 sao cấp quốc gia. Đây là sản phẩm OCOP thứ 8 đạt thứ hạng 4 và 5 năm sao được chế biến từ trái dừa sáp được trồng ở tỉnh Trà Vinh.
Ban Chỉ đạo xây dựng phát triển sản phẩm OCOP, thương hiệu, truy xuất nguồn gốc sản phẩm và phát triển thương mại điện tử tỉnh Trà Vinh đang triển khai các hoạt động hỗ trợ cho hộ sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp chủ động nguồn nguyên liệu cho sản phẩm OCOP, nhất là các sản phẩm OCOP từ dừa sáp đạt hạng 5 sao.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh đang khuyến khích nông dân mở rộng diện tích 550 ha dừa sáp trên địa bàn các huyện Cầu Kè, Châu Thành, Càng Long, Tiểu Cần, nâng tổng diện tích dừa sáp toàn tỉnh đạt khoảng 1.200 ha.
Được bao bọc bởi dòng sông Hậu, vùng đất Cầu Kè từ lâu nổi tiếng là xứ vườn trù phú nhất của tỉnh Trà Vinh. Những dãy đất cù lao ở huyện Cầu Kè, như: Tân Qui I, Tân Qui II, cồn An Lộc… bốn mùa quanh năm xum xuê cây trái. Trong số những trái cây đặc sản, như: măng cụt, cam sành, bưởi năm roi, nhãn tiêu…, Cầu Kè còn có dừa sáp được nhiều người tôn vinh là “ông hoàng” của trái cây đặc sản.
Ngày 16/7, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh đã công bố 3 sản phẩm trái cây đặc sản được chứng nhận thương hiệu, gồm: dừa sáp Hoà Tân, măng cụt Tân Qui, cam sành Trà Ốt.
Ngày 18/6, Ban Điều phối Dự án Thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long tại tỉnh Trà Vinh (AMD Trà Vinh) cho biết, trao giấy chứng nhận VietGAP cho Hợp tác xã Dừa sáp Hoà Tân, huyện Cầu Kè. Đây là hợp tác xã đầu tiên chuyên trồng dừa sáp ở tỉnh Trà Vinh được chứng sản xuất thực hành nông nghiệp tốt.
Dừa sáp hay còn gọi là dừa đặc ruột là một loại dừa thuộc dạng quý hiếm, chỉ có ở huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. Trong những năm qua, do không được chăm sóc đúng kỹ thuật cũng như cách nhân giống, nên loại dừa này bị thoái hóa, tỉ lệ sáp thấp và có nguy cơ bị xóa sổ. Trước thực trạng này, các nhà khoa học đã cùng nông dân xây dựng mô hình nông dân trồng dừa sáp ở xã Hòa Tân.