Bài 2: Vào cuộc khai thác “mỏ vàng”
Việt Nam đang được đánh giá là “mỏ vàng” để phát triển du lịch trực tuyến. Các doanh nghiệp du lịch Việt Nam dù chậm hơn doanh nghiệp nước ngoài 2 thập kỷ, nhưng đến nay đã có những bước tiến đáng kể để khai thác du lịch trực tuyến.
Cơ hội từ những cú nhấp chuột
Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) công bố báo cáo cho biết du lịch trực tuyến đang phát triển mạnh và góp phần tạo ra cơ hội mới giúp ngành du lịch phát triển đột phá. Tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử của Việt Nam năm 2017 đạt trên 25% và có thể được duy trì trong giai đoạn 2018-2020. Đáng chú ý là tốc độ tăng trưởng của du lịch trực tuyến lên lới 50%, gấp đôi tốc độ tăng trưởng chung của thương mại điện lử.
Một khảo sát với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam năm 2017 cho thấy: Có tới 71% du khách tham khảo thông tin điểm đến trên internet; 64% đặt chỗ và mua dịch vụ trực tuyến cho chuyến đi đến Việt Nam.
Ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó Giám đốc Công ty Du lịch TransViet cho rằng: Du lịch trực tuyến đang là xu hướng bùng nổ và phát triển ở Việt Nam, thế giới. TransViet cũng tích cực triển khai kinh doanh du lịch trực tuyến, tạo điều kiện cho khách hàng tìm kiếm tour, đặt tour, thanh toán trực tuyến chỉ bằng những cú click chuột trên các thiết bị nối mạng internet. TransViet tiến hành nghiên cứu và nhận thấy người tiêu dùng lên website, tra cứu trên điện thoại rất phổ biến. Do đó, công ty đã đưa vào sử dụng phần mềm cài trên điện thoại di động, dễ dàng cài đặt và thao tác nhanh tra cứu, đặt tour... mà không cần phải đến giao dịch trực tiếp tại quầy. Ứng dụng này còn giúp Công ty liên kết, tích hợp thông tin của khách hàng, từ đó hiểu hơn nhu cầu của khách, đưa ra gợi ý tour thích hợp… Các ứng dụng thông minh, tự động hóa giúp giảm tải công sức, thời gian, nhân lực trong các khâu nhập dữ liệu, từ đó giảm chi phí tour, công ty dành nhiều thời gian chăm sóc khách hàng, hiểu hơn nhu cầu của khách.
Ông Nguyễn Công Hoan, Phó Tổng Giám đốc Công ty HaNoi Redtours cho hay: Du lịch là ngành có không gian bán hàng rộng, khoảng cách địa lý giữa người mua hàng và người cung cấp dịch vụ có thể rất xa nên công nghệ thông tin tạo thuận lợi cho quảng bá, bán tour. Hanoi Redtour luôn quan tâm đến vấn đề này, các website bán hàng được đặc biệt đầu tư, ngoài quảng bá sản phẩm, bán hàng thì việc tương tác với khách cũng được đầu tư lớn, thanh toán online trên mạng đảm bảo bảo mật. Bên cạnh đó, công ty còn phối hợp với nhiều kênh bán hàng khác như Agoda, Booking để mở rộng kênh tương tác du khách. HaNoi Redtour cũng đã ứng dụng công nghệ đăng ký thanh toán tour bằng mã QR trên điện thoại thông minh...
Ông Nguyễn Công Hoan tin chắc rằng công nghệ thông tin giúp ngành du lịch nhanh chóng mở rộng sản phẩm dịch vụ đến du khách nội địa, quốc tế, tiết kiệm chi phí truyền thông quảng bá. Nếu như trước kia website chỉ dừng ở việc quảng bá tour, đưa lịch trình tour thì nay còn kết hợp hình ảnh tĩnh, động, kết nối với nhà cung cấp dịch vụ ảo, chuyển điểm đến thành 3D, du khách có thể được trải nghiệm trực tiếp điểm đến nơi mình sẽ đến. Xu hướng tương lai là tự động chuyển đổi ngôn ngữ để du khách khắp nơi trên thế giới có thể tìm hiểu thông tin một cách thuận lợi nhất...
Viện Nghiên cứu phát triển du lịch (Tổng cục Du lịch) cũng chỉ rõ: Đáp ứng nhu cầu giao dịch, tương tác với khách hàng trong thời đại du lịch trực tuyến, nhiều doanh nghiệp đã giới thiệu giải pháp công nghệ mới, ứng dụng di động. Công ty ADT Creative ra mắt phần mềm ứng dụng du lịch thông minh (smart tourism) bằng công nghệ 360, thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR) và sử dụng ứng dụng trên màn hình tương tác… Công ty Tripi, Gotadi, Mytour… cũng giới thiệu ứng dụng di động tích hợp đặt phòng khách sạn, vé tàu xe, tự động gợi ý gói du lịch thông minh trong khoảng thời gian khách hàng yêu cầu, cung cấp thông tin du lịch cho khách hàng…
Cần sự vào cuộc đồng bộ
Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist) - một đơn vị dẫn đầu trong ngành du lịch cũng đã ứng dụng giải pháp công nghệ trực tuyến từ năm 2004 nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng khả năng tiếp cận khách hàng... Tuy vậy, doanh thu từ du lịch trực tuyến vẫn kém xa loại hình du lịch truyền thống.
Nhiều doanh nghiệp lữ hành khác cũng chung ý kiến cho rằng: Du lịch trực tuyến thực sự là xu hướng phát triển toàn cầu, mang lại nhiều lợi ích nhưng ở Việt Nam loại hình này vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức. Tỷ lệ người Việt sử dụng internet tăng nhanh nhưng thói quen, tập quán tiêu dùng online còn hạn chế, năng lực sử dụng công cụ ứng dụng còn yếu, nhất là thanh toán trực tuyến. Mặt khác, phương thức, nền tảng thanh toán ở Việt Nam còn khiến nhiều người e ngại về tính bảo mật, phần đông khách nội địa vẫn thích sử dụng kênh truyền thống. Do đó, doanh thu từ du lịch truyền thống vẫn đang chiếm phần lớn doanh thu của doanh nghiệp du lịch.
Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình cho hay: Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển lớn mạnh của thương mại điện tử toàn cầu, trong đó có lĩnh vực du lịch, hướng tới cung cấp dịch vụ, sản phẩm cho khách hàng một cách thuận lợi, chi phí thấp nhất. Tuy nhiên, việc phát triển du lịch trực tuyến ở nước ta cần có sự vào cuộc đồng bộ của các cơ quan quản lý, chính quyền các cấp, đặc biệt là sự năng động của đội ngũ doanh nghiệp du lịch… Sự thay đổi này không chỉ là phương thức kinh doanh mà đòi hỏi các đơn vị phải thay đổi tư duy, phương thức làm việc, có kiến thức chuyên môn phù hợp. Cơ sở pháp lý chưa hoàn thiện cũng là một rào cản lớn đối với phát triển du lịch trực tuyến. Thêm vào đó, các doanh nghiệp trong nước thường gặp khó khăn tài chính, công nghệ, kết nối với các công ty công nghệ chưa tốt, cần có sự “bắt tay” mạnh mẽ hơn nữa giữa các doanh nghiệp du lịch và công nghệ. Hiệp hội Du lịch Việt Nam sẽ sớm thành lập câu lạc bộ các doanh nghiệp du lịch trực tuyến để tìm ra hướng hợp tác phát triển phù hợp nhất...
Nhà nước cũng đã có những quy định “mở đường” cho du lịch trực tuyến phát triển. Trong đó, Luật Du lịch 2017 có quy định liên quan đến giao dịch điện tử trong lĩnh vực du lịch tại Điều 5; Điều 73. Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 4/5/2017 về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, giảm thiểu tác động tiêu cực của làn sóng này ở Việt Nam, trong đó nêu rõ du lịch là một trong những ngành kinh tế được ưu tiên xây dựng chiến lược chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm thúc đẩy du lịch thông minh ở Việt Nam. Ngày 25/1/2017, Chính phủ ban hành Nghị định số 07/2017/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam, áp dụng cho công dân của 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các doanh nghiệp đề xuất nâng cao hơn tốc độ truy cập website thị thực điện tử này để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dùng...
Việt Nam đang được đánh giá là “mỏ vàng” để phát triển du lịch trực tuyến. Các doanh nghiệp du lịch Việt Nam dù chậm hơn doanh nghiệp nước ngoài 2 thập kỷ, nhưng đến nay đã có những bước tiến đáng kể để khai thác du lịch trực tuyến.
Khung cảnh thiên nhiên hoang sơ tại Tam Cốc - Bích Động. Ảnh: Minh Đức - TTXVN |
Cơ hội từ những cú nhấp chuột
Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) công bố báo cáo cho biết du lịch trực tuyến đang phát triển mạnh và góp phần tạo ra cơ hội mới giúp ngành du lịch phát triển đột phá. Tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử của Việt Nam năm 2017 đạt trên 25% và có thể được duy trì trong giai đoạn 2018-2020. Đáng chú ý là tốc độ tăng trưởng của du lịch trực tuyến lên lới 50%, gấp đôi tốc độ tăng trưởng chung của thương mại điện lử.
Một khảo sát với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam năm 2017 cho thấy: Có tới 71% du khách tham khảo thông tin điểm đến trên internet; 64% đặt chỗ và mua dịch vụ trực tuyến cho chuyến đi đến Việt Nam.
Ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó Giám đốc Công ty Du lịch TransViet cho rằng: Du lịch trực tuyến đang là xu hướng bùng nổ và phát triển ở Việt Nam, thế giới. TransViet cũng tích cực triển khai kinh doanh du lịch trực tuyến, tạo điều kiện cho khách hàng tìm kiếm tour, đặt tour, thanh toán trực tuyến chỉ bằng những cú click chuột trên các thiết bị nối mạng internet. TransViet tiến hành nghiên cứu và nhận thấy người tiêu dùng lên website, tra cứu trên điện thoại rất phổ biến. Do đó, công ty đã đưa vào sử dụng phần mềm cài trên điện thoại di động, dễ dàng cài đặt và thao tác nhanh tra cứu, đặt tour... mà không cần phải đến giao dịch trực tiếp tại quầy. Ứng dụng này còn giúp Công ty liên kết, tích hợp thông tin của khách hàng, từ đó hiểu hơn nhu cầu của khách, đưa ra gợi ý tour thích hợp… Các ứng dụng thông minh, tự động hóa giúp giảm tải công sức, thời gian, nhân lực trong các khâu nhập dữ liệu, từ đó giảm chi phí tour, công ty dành nhiều thời gian chăm sóc khách hàng, hiểu hơn nhu cầu của khách.
Nhiều du khách nước ngoài tìm đến chiêm ngắm vẻ đẹp hoang sơ, tự nhiên trong mùa sen ở Tam Cốc - Bích Động. Ảnh: Minh Đức - TTXVN |
Ông Nguyễn Công Hoan, Phó Tổng Giám đốc Công ty HaNoi Redtours cho hay: Du lịch là ngành có không gian bán hàng rộng, khoảng cách địa lý giữa người mua hàng và người cung cấp dịch vụ có thể rất xa nên công nghệ thông tin tạo thuận lợi cho quảng bá, bán tour. Hanoi Redtour luôn quan tâm đến vấn đề này, các website bán hàng được đặc biệt đầu tư, ngoài quảng bá sản phẩm, bán hàng thì việc tương tác với khách cũng được đầu tư lớn, thanh toán online trên mạng đảm bảo bảo mật. Bên cạnh đó, công ty còn phối hợp với nhiều kênh bán hàng khác như Agoda, Booking để mở rộng kênh tương tác du khách. HaNoi Redtour cũng đã ứng dụng công nghệ đăng ký thanh toán tour bằng mã QR trên điện thoại thông minh...
Ông Nguyễn Công Hoan tin chắc rằng công nghệ thông tin giúp ngành du lịch nhanh chóng mở rộng sản phẩm dịch vụ đến du khách nội địa, quốc tế, tiết kiệm chi phí truyền thông quảng bá. Nếu như trước kia website chỉ dừng ở việc quảng bá tour, đưa lịch trình tour thì nay còn kết hợp hình ảnh tĩnh, động, kết nối với nhà cung cấp dịch vụ ảo, chuyển điểm đến thành 3D, du khách có thể được trải nghiệm trực tiếp điểm đến nơi mình sẽ đến. Xu hướng tương lai là tự động chuyển đổi ngôn ngữ để du khách khắp nơi trên thế giới có thể tìm hiểu thông tin một cách thuận lợi nhất...
Viện Nghiên cứu phát triển du lịch (Tổng cục Du lịch) cũng chỉ rõ: Đáp ứng nhu cầu giao dịch, tương tác với khách hàng trong thời đại du lịch trực tuyến, nhiều doanh nghiệp đã giới thiệu giải pháp công nghệ mới, ứng dụng di động. Công ty ADT Creative ra mắt phần mềm ứng dụng du lịch thông minh (smart tourism) bằng công nghệ 360, thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR) và sử dụng ứng dụng trên màn hình tương tác… Công ty Tripi, Gotadi, Mytour… cũng giới thiệu ứng dụng di động tích hợp đặt phòng khách sạn, vé tàu xe, tự động gợi ý gói du lịch thông minh trong khoảng thời gian khách hàng yêu cầu, cung cấp thông tin du lịch cho khách hàng…
Khung cảnh thiên nhiên hoang sơ đẹp như tranh tại Tam Cốc - Bích Động. Ảnh: Minh Đức - TTXVN |
Cần sự vào cuộc đồng bộ
Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist) - một đơn vị dẫn đầu trong ngành du lịch cũng đã ứng dụng giải pháp công nghệ trực tuyến từ năm 2004 nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng khả năng tiếp cận khách hàng... Tuy vậy, doanh thu từ du lịch trực tuyến vẫn kém xa loại hình du lịch truyền thống.
Nhiều doanh nghiệp lữ hành khác cũng chung ý kiến cho rằng: Du lịch trực tuyến thực sự là xu hướng phát triển toàn cầu, mang lại nhiều lợi ích nhưng ở Việt Nam loại hình này vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức. Tỷ lệ người Việt sử dụng internet tăng nhanh nhưng thói quen, tập quán tiêu dùng online còn hạn chế, năng lực sử dụng công cụ ứng dụng còn yếu, nhất là thanh toán trực tuyến. Mặt khác, phương thức, nền tảng thanh toán ở Việt Nam còn khiến nhiều người e ngại về tính bảo mật, phần đông khách nội địa vẫn thích sử dụng kênh truyền thống. Do đó, doanh thu từ du lịch truyền thống vẫn đang chiếm phần lớn doanh thu của doanh nghiệp du lịch.
Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình cho hay: Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển lớn mạnh của thương mại điện tử toàn cầu, trong đó có lĩnh vực du lịch, hướng tới cung cấp dịch vụ, sản phẩm cho khách hàng một cách thuận lợi, chi phí thấp nhất. Tuy nhiên, việc phát triển du lịch trực tuyến ở nước ta cần có sự vào cuộc đồng bộ của các cơ quan quản lý, chính quyền các cấp, đặc biệt là sự năng động của đội ngũ doanh nghiệp du lịch… Sự thay đổi này không chỉ là phương thức kinh doanh mà đòi hỏi các đơn vị phải thay đổi tư duy, phương thức làm việc, có kiến thức chuyên môn phù hợp. Cơ sở pháp lý chưa hoàn thiện cũng là một rào cản lớn đối với phát triển du lịch trực tuyến. Thêm vào đó, các doanh nghiệp trong nước thường gặp khó khăn tài chính, công nghệ, kết nối với các công ty công nghệ chưa tốt, cần có sự “bắt tay” mạnh mẽ hơn nữa giữa các doanh nghiệp du lịch và công nghệ. Hiệp hội Du lịch Việt Nam sẽ sớm thành lập câu lạc bộ các doanh nghiệp du lịch trực tuyến để tìm ra hướng hợp tác phát triển phù hợp nhất...
Nhà nước cũng đã có những quy định “mở đường” cho du lịch trực tuyến phát triển. Trong đó, Luật Du lịch 2017 có quy định liên quan đến giao dịch điện tử trong lĩnh vực du lịch tại Điều 5; Điều 73. Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 4/5/2017 về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, giảm thiểu tác động tiêu cực của làn sóng này ở Việt Nam, trong đó nêu rõ du lịch là một trong những ngành kinh tế được ưu tiên xây dựng chiến lược chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm thúc đẩy du lịch thông minh ở Việt Nam. Ngày 25/1/2017, Chính phủ ban hành Nghị định số 07/2017/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam, áp dụng cho công dân của 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các doanh nghiệp đề xuất nâng cao hơn tốc độ truy cập website thị thực điện tử này để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dùng...
Thanh Giang