Ở cực Nam đất nước, Cà Mau có nhiều hệ sinh thái đặc trưng như: rừng ngập mặn, rừng tràm trên đất ngập nước than bùn... thuận lợi phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Đây còn là vùng đất hội tụ nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể đặc sắc, giàu truyền thống lịch sử cách mạng, tạo tiềm năng hình thành các sản phẩm du lịch gắn di tích lịch sử, văn hóa, lễ hội, làng nghề. Từ thế mạnh, Cà Mau triển khai nhiều giải pháp xây dựng, khai thác và kết nối sản phẩm du lịch hiệu quả, tăng sức hút cho du lịch địa phương.
Tối 13/3, tại thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, Lễ Nghinh Ông Sông Đốc đã chính thức khai mạc với chủ đề “Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc - Cà Mau 100 năm hình thành và phát triển”.
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau, địa phương đang tập trung thực hiện các chương trình kích cầu du lịch; chú trọng tuyên truyền, quảng bá gắn với tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát chất lượng cơ sở kinh doanh du lịch, dịch vụ, đảm bảo an toàn cho du khách trong phạm vi quản lý.
Nhằm tiếp tục quảng bá, giới thiệu tiềm năng thế mạnh du lịch Cà Mau, UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành Chương trình sự kiện ''Cà Mau - Điểm đến 2023''. Tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương tập trung công tác chuẩn bị điều kiện, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức thành công các sự kiện lớn về lĩnh vực du lịch theo hướng đảm bảo an toàn, chuyên nghiệp, tiết kiệm và hiệu quả.
Tỉnh Cà Mau đang tập trung xây dựng Đề án phát triển du lịch đến năm 2025 theo hướng phát triển sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch xanh. Đồng thời, địa phương chú trọng phát triển các loại hình khác như du lịch biển, đảo, du lịch văn hóa, lịch sử, tâm linh, mua sắm, nghỉ dưỡng... hướng tới đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
Ngày 4/5, đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau cho biết, từ ngày 30/4 đến 3/5, tỉnh đón hơn 83.000 lượt khách đến tham quan các khu, điểm du lịch và di tích trên địa bàn tỉnh, tổng mức doanh thu đạt trên 77 tỷ đồng.
Ngày 12/4, đại diện Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau cho biết, tỉnh thu hút hơn 82.000 lượt khách du lịch với mức doanh thu ước đạt trên 47 tỷ đồng trong dịp nghỉ Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (từ ngày 9-11/4). Trong đó, khách tham quan các khu, điểm du lịch là gần 72.000 lượt, khách lưu trú hơn 10.440 lượt. Các điểm du lịch thu hút đông khách là Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau, Khu du lịch Hòn Đá Bạc, Khu du lịch Lý Thanh Long...
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, ngành du lịch Cà Mau đã chịu nhiều ảnh hưởng, các hoạt đồng gần như “đóng băng”. Để chủ động thực hiện một số hoạt động, từng bước kích thích, khôi phục du lịch trong tình hình mới, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau đã xây dựng kế hoạch cụ thể phục hồi, phát triển du lịch những tháng cuối năm, tạo tiền đề phát triển cho những năm tiếp theo.
Ngày 25/8, đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau cho biết, những tháng cuối năm 2020, ngành Du lịch tỉnh tập trung hoàn thiện nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Mũi Cà Mau; tham mưu xây dựng Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ phát triển một số sản phẩm du lịch trên địa bàn tỉnh đến năm 2030; liên kết hợp tác, mở rộng thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp du lịch tổ chức khảo sát, kết nối và phát triển sản phẩm du lịch.
Khi bàn đến lĩnh vực phát triển du lịch của Cà Mau, nhiều chuyên gia trong và ngoài nước chỉ ra rằng, tỉnh đang có lợi thế lớn về phát triển du lịch cần được đầu tư khai thác xứng tầm.
Với lịch sử hơn 300 năm hình thành và phát triển, Cà Mau là vùng đất thiêng liêng mà mỗi người dân Việt Nam đều ao ước một lần được đặt chân đến. Những năm gần đây, ngành Du lịch Cà Mau đang từng bước phát triển nhanh nhưng để khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế sẵn có vẫn còn một khoảng cách xa.