Năm 2024 và 3 tháng đầu của năm 2025, ngành du lịch Cao Bằng đón nhận nhiều tín hiệu tích cực, lượng khách đến đã phục hồi sau đại dịch COVID-19. Ban Quản lý, Công viên địa chất Non nước Cao Bằng đã nắm bắt cơ hội, định hướng, hỗ trợ các cơ sở kinh doanh du lịch phát triển sản phẩm mới theo hướng bền vững, chất lượng cao, có đặc trưng riêng gắn với bảo vệ các giá trị di sản, giữ vững danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO.
Bắc Giang đang vươn mình để trở thành một điểm sáng trong thu hút đầu tư và phát triển kinh tế. Trên hành trình đó, tỉnh không ngừng chú trọng vào các dự án trọng điểm, đặc biệt là lĩnh vực du lịch. Trong số những điểm đến tiềm năng, khu du lịch Khuôn Thần đang được xem là "viên ngọc xanh" triển vọng, hứa hẹn trở thành điểm nhấn du lịch sinh thái của miền Bắc.
Là một trong 5 tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, Đắk Nông hiện còn trên 248.340 ha rừng, trong đó có hơn 196.358 ha rừng tự nhiên. Đây là tiềm năng rất lớn để tỉnh phát triển kinh tế rừng. Du lịch sinh thái gắn với bảo vệ rừng được Đắk Nông xác định là ưu tiên hàng đầu để phát triển kinh tế rừng bền vững.
Công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế ảo tăng cường (AR) tạo ra trải nghiệm sống động, hấp dẫn, giúp hỗ trợ du khách khám phá các tour, tuyến, điểm đến, sản phẩm du lịch từ xa, tăng trải nghiệm cá nhân, làm phong phú các hoạt động du lịch. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng giàu tiềm năng du lịch, nhưng việc ứng dụng VR/AR phát triển du lịch còn nhiều hạn chế.
Thành phố Nha Trang, thủ phủ của tỉnh Khánh Hòa đang trong dịp kỷ niệm 100 năm xây dựng và phát triển (1924 - 2024). Thời điểm khởi đầu đó, vùng đất Nha Trang còn khá hoang sơ, dân cư thưa thớt thuộc huyện Vĩnh Xương, tỉnh Khánh Hòa. Năm 1924, vua Khải Định ra Đạo dụ thành lập thị trấn Nha Trang trực thuộc tỉnh Khánh Hòa - vùng đất thuộc hạ nguồn sông Cái, tiếp giáp với Biển Đông và từ đây, địa danh Nha Trang chính thức được hình thành. Lúc mới thành lập, thị trấn Nha Trang có 4 làng: Xương Huân, Phương Câu, Vạn Thạnh và Phương Sài.
Chiều 12/11, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Tỉnh ủy Gia Lai phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học: “Phát triển bền vững du lịch văn hóa và du lịch sinh thái vùng Tây Nguyên trong giai đoạn hiện nay" với sự tham gia của các trường đại học, các viện nghiên cứu, các trường chính trị; sở, ban, ngành ở Gia Lai và các tỉnh vùng Tây Nguyên: Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.
Ngày 5/7, tin từ UBND tỉnh Cà Mau cho biết vừa phê duyệt Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí Vườn Quốc gia U Minh Hạ đến năm 2030 với tổng kinh phí thực hiện khoảng 1.458 tỷ đồng, trong đó có 1.400 tỷ đồng vốn xã hội hóa.
Ninh Thuận là một trong những địa phương có tốc độ phục hồi khá nhanh về hoạt động du lịch sau COVID-19. Để bảo đảm phát triển du lịch bền vững, bên cạnh việc đa dạng hóa các sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, tỉnh tăng cường quản lý, thu gom xử lý rác thải, đặc biệt là rác thải nhựa ven biển để xây dựng cảnh quan, môi trường xanh - sạch - đẹp, tạo ấn tượng tốt với du khách.
Chiều 16/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức tọa đàm "Phát triển sản phẩm du lịch Vĩnh Phúc năm 2023", nhằm đẩy mạnh việc cung cấp thông tin du lịch, tăng cường tuyên truyền, quảng bá hình ảnh các khu, điểm du lịch tiêu biểu của Vĩnh Phúc đến với cơ quan truyền thông và doanh nghiệp lữ hành du lịch.
Ngày 5/1, tại Hà Nội, Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam tổ chức Hội thảo "Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc Dao trong mối quan hệ với phát triển du lịch bền vững", thu hút sự tham dự của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý văn hóa.
Du lịch xanh chắc chắn là xu hướng du lịch bền vững cho Việt Nam và thế giới. Du lịch xanh là thân thiện, có trách nhiệm với môi trường và xã hội, du lịch tuần hoàn, du lịch bền vững và là một thành phần của nền kinh tế xanh. Quảng Nam là địa phương tiên phong đưa ra và thực hiện tiêu chí du lịch xanh. Ở cấp độ quốc gia, Việt Nam cũng cần xây dựng một bộ tiêu chí du lịch xanh để hỗ trợ, giúp cho xu hướng này phát triển hiệu quả, lâu dài.
Sau đại dịch COVID-19, du khách có xu hướng yêu chuộng và lựa chọn du lịch xanh. Xu hướng này cũng là cơ hội để Việt Nam trở thành điểm đến được lựa chọn hàng đầu, tạo ra nhiều trải nghiệm hấp dẫn, thân thiện với du khách quốc tế và thực hiện mục tiêu phát triển du lịch bền vững.
Ngày 5/7, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Vườn Quốc gia Cúc Phương tổ chức hội thảo báo cáo kết quả tham vấn về xây dựng mô hình 3D có sự tham gia của cộng đồng tại Vườn. Hội thảo nhằm mục đích báo cáo các kết quả dữ liệu thu được, ghi nhận đóng góp của các bên, bàn giao mô hình cùng các kết quả cho Ban Quản lý Vườn Quốc gia Cúc Phương chuẩn hóa, số hóa, quản lý và sử dụng vào công tác quản lý bảo vệ tài nguyên thiên nhiên tại khu vực này.
Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum, trong 4 tháng đầu năm, tỉnh Kon Tum đã thu hút được gần 500.000 lượt khách, đạt trên 53% kế hoạch và tăng gấp 3,8 lần so với cùng kỳ năm 2021, qua đó mang về doanh thu trên 110 tỷ đồng, tăng 81,5% so với cùng kỳ. Đây là những tín hiệu khả quan đối với ngành du lịch – ngành kinh tế bị đánh giá là phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của địa phương. “Sức bật” trong những tháng đầu năm cũng là tiền đề để tỉnh Kon Tum hướng đến xây dựng du lịch bền vững, gắn liền với lợi ích của người dân, nhất là cộng đồng các dân tộc thiểu số trong giai đoạn hậu COVID-19.
Vượt qua những làn sương sớm, trên những cung đường uốn lượn như đi trên mây, thung lũng Vân Sơn, thuộc xã Vân Sơn, huyện Tân Lạc (Hòa Bình) dần hiện ra trước mắt du khách với nhiều cung bậc cảm xúc khác lạ bởi cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, khí hậu trong lành mát mẻ. Cùng với những nét văn hóa truyền thống lâu đời, sự cởi mở và hiếu khách của người dân bản địa, tất cả đang tạo nên một điểm đến thu hút du khách trong nước và quốc tế.
Những năm gần đây, người Mông thuộc 2 xã Hang Kia và Pà Cò của huyện Mai Châu (Hòa Bình) đã tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, giữ tài nguyên thiên nhiên gắn với phát triển du lịch sinh thái bền vững. Mô hình này đang thu hút du khách, tạo nguồn thu và góp phần bảo vệ môi trường.
Quảng Ninh được thiên nhiên ưu đãi, ban tặng nhiều cảnh quan, di sản có giá trị. Là nơi có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, có biển, có rừng, có đồng bằng, có hải đảo, có đường biên giới quốc gia. Là một trong những tỉnh có kho di sản văn hóa lớn, phong phú, đa dạng, đặc sắc với hơn 600 di sản văn hóa vật thể là những đình, chùa, đền, miếu, danh lam thắng cảnh, di sản, kỳ quan thiên nhiên thế giới và gần 3000 hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể là những phong tục, tập quán, trò chơi dân gian, lễ hội của hơn 20 dân tộc.
Thời gian qua, du lịch Việt Nam phát triển vượt bậc, năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam liên tục được cải thiện trên bảng xếp hạng của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF). Năm 2019, Việt Nam được Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) xếp hạng 6 trong số 10 quốc gia đạt tốc độ tăng trưởng khách du lịch hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh những tín hiệu tích cực, ngành du lịch Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức để phát triển bền vững.
Nằm trong chuỗi các hoạt động của Tuần văn hóa - du lịch Mũi Cà Mau 2019, sáng 10/12, tại thành phố Cà Mau (tỉnh Cà Mau) đã diễn ra buổi tọa đàm kết nối và hợp tác phát triển du lịch.
Những năm gần đây, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang, tích cực triển khai các hoạt động thu hút đầu tư phát triển du lịch, đặc biệt là phát triển du lịch cộng đồng. Cách làm này nhằm tạo sinh kế, từng bước nâng cao đời sống của người dân, đồng thời hướng tới phát triển bền vững ngành công nghiệp không khói.
Hà Tiên (Kiên Giang) là một thành phố trẻ nơi miền biên thùy phía Tây Nam Tổ quốc. Hiếm có nơi nào như thành phố này, nằm ở cửa sông, ven biển, có đồi núi, hang động, sông rạch, lại có cả vũng vịnh và biển đảo. Với lợi thế đó, nhiều năm qua, Hà Tiên đã xác định du lịch - thương mại và dịch vụ là ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương. Tuy nhiên, để phát triển bền vững, hiệu quả ngành "công nghiệp không khói", Hà Tiên vẫn cần nhiều nguồn lực, giải pháp đồng bộ, góp phần xây dựng thành phố theo hướng thành phố văn hóa du lịch xanh - sạch - đẹp. Nội dung này được phóng viên Thông tấn xã Việt Nam đề cập qua hai bài viết với chủ đề: Phát triển du lịch bền vững - nhìn từ thành phố trẻ Hà Tiên.
Hà Tiên (Kiên Giang) là một thành phố trẻ nơi miền biên thùy phía Tây Nam Tổ quốc. Hiếm có nơi nào như thành phố này, nằm ở cửa sông, ven biển, có đồi núi, hang động, sông rạch, lại có cả vũng vịnh và biển đảo. Với lợi thế đó, nhiều năm qua, Hà Tiên đã xác định du lịch - thương mại và dịch vụ là ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương. Tuy nhiên, để phát triển bền vững, hiệu quả ngành "công nghiệp không khói", Hà Tiên vẫn cần nhiều nguồn lực, giải pháp đồng bộ, góp phần xây dựng thành phố theo hướng thành phố văn hóa du lịch xanh - sạch - đẹp. Nội dung này được phóng viên Thông tấn xã Việt Nam đề cập qua hai bài viết với chủ đề: Phát triển du lịch bền vững - nhìn từ thành phố trẻ Hà Tiên.
Thông tin từ Ban quản lý Chương trình du lịch bền vững Thụy Sỹ (STTP) cho biết: Chương trình du lịch bền vững đầu tiên cho Việt Nam do Cục Hợp tác kinh tế Liên bang Thụy Sỹ hỗ trợ đã chính thức khởi động. Đây là chương trình có ý nghĩa thiết thực của Thụy Sỹ nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh và tính bền vững của du lịch Việt Nam thông qua hợp tác chặt chẽ với khối doanh nghiệp tư nhân.
Nhằm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, hướng đến tăng trưởng du lịch bền vững, thành phố Đà Nẵng tăng cường kiểm soát tour giá rẻ trên địa bàn, từng bước phát triển thị trường du khách chất lượng và hiệu quả hơn.
Sở hữu một khu rừng đặc dụng với các cảnh quan tiêu biểu, các hệ sinh thái đất ngập nước đặc thù, Vườn quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp) trở thành khu Ramsar thứ tư của Việt Nam, thứ 2000 của thế giới. Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, Vườn quốc gia Tràm Chim đang từng bước tận dụng cơ hội để phát triển loại hình du lịch sinh thái theo hướng bền vững.