Để thu được kết quả trên, một nhóm các nhà khoa học gồm các nhà giải phẫu thần kinh và kỹ sư đã nghiên cứu và thử nghiệm trong hơn 10 năm liệu pháp điện xung mục tiêu kích thích các cơ riêng lẻ theo đúng trình tự vận hành của não bộ. Các xung điện này có được là nhờ một thiết bị được cấy vào cột sống liên kết chặt chẽ với những vùng kiểm soát các cơ ở phần dưới cơ thể.
Theo nhà khoa học thần kinh Gregoire Courtine, sau vài tháng áp dụng liệu pháp xung điện mục tiêu, cả 3 bệnh nhân tham gia thử nghiệm đã có thể vận động các cơ bị liệt mà không phải kích thích điện. Điều đáng ngạc nhiên là tất cả đã có thể tự bước đi mà không cần bất kỳ sự hỗ trợ nào, kể cả đôi tay.
Các nhà nghiên cứu cho rằng việc sử dụng liệu pháp điện xung mục tiêu, kết hợp với chương trình trị liệu tích cực, dường như đã phát huy hiệu quả trong việc phục hồi các liên kết thần kinh vốn đã bị mất đi khi bệnh nhân bị thương. Trong quá trình điều trị, các nhà nghiên cứu bắt đầu quá trình xung điện hướng vào một cơ nhằm thôi thúc bệnh nhân bắt đầu di chuyển. Các cảm ứng trên chân phát hiện chuyển động nay như giai đoạn ban đầu của một bước đi. Sau đó, các nhà khoa học tiếp tục tiến hành các xung điện mục tiêu nhằm kích thích các chuyển động cơ cần thiết để hoàn thành bước đi. Trong suốt quá trình lặp đi lặp lại, các bệnh nhân đã nghĩ về việc di chuyển các cơ và bước đi.
Do các tế bào thần kinh trong não được kích thích gần như cùng lúc với xung điện, nên liệu pháp này được cho là đã "kết nối lại" não bộ với cơ. Chính vì vậy, bệnh nhân có thể chỉ huy cơ chuyển động mà không cần xung điện.
Nghiên cứu này đã nhận được đánh giá cao từ các chuyên gia thần kinh, gọi đây là "bước nhảy khổng lồ" trong việc điều trị chấn thương tủy sống. Tuy nhiên, nhà khoa học thần kinh Courtine cảnh báo vẫn phải nghiên cứu và điều chỉnh liệu pháp trên, bởi cả 3 bệnh nhân mới chỉ bước được các bước đi ngắn và vẫn dựa chủ yếu vào xe lăn.
Công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ này được công bố trên tạp chí Nature số ra ngày 31/10.
Theo nhà khoa học thần kinh Gregoire Courtine, sau vài tháng áp dụng liệu pháp xung điện mục tiêu, cả 3 bệnh nhân tham gia thử nghiệm đã có thể vận động các cơ bị liệt mà không phải kích thích điện. Điều đáng ngạc nhiên là tất cả đã có thể tự bước đi mà không cần bất kỳ sự hỗ trợ nào, kể cả đôi tay.
Các nhà nghiên cứu cho rằng việc sử dụng liệu pháp điện xung mục tiêu, kết hợp với chương trình trị liệu tích cực, dường như đã phát huy hiệu quả trong việc phục hồi các liên kết thần kinh vốn đã bị mất đi khi bệnh nhân bị thương. Trong quá trình điều trị, các nhà nghiên cứu bắt đầu quá trình xung điện hướng vào một cơ nhằm thôi thúc bệnh nhân bắt đầu di chuyển. Các cảm ứng trên chân phát hiện chuyển động nay như giai đoạn ban đầu của một bước đi. Sau đó, các nhà khoa học tiếp tục tiến hành các xung điện mục tiêu nhằm kích thích các chuyển động cơ cần thiết để hoàn thành bước đi. Trong suốt quá trình lặp đi lặp lại, các bệnh nhân đã nghĩ về việc di chuyển các cơ và bước đi.
Do các tế bào thần kinh trong não được kích thích gần như cùng lúc với xung điện, nên liệu pháp này được cho là đã "kết nối lại" não bộ với cơ. Chính vì vậy, bệnh nhân có thể chỉ huy cơ chuyển động mà không cần xung điện.
Nghiên cứu này đã nhận được đánh giá cao từ các chuyên gia thần kinh, gọi đây là "bước nhảy khổng lồ" trong việc điều trị chấn thương tủy sống. Tuy nhiên, nhà khoa học thần kinh Courtine cảnh báo vẫn phải nghiên cứu và điều chỉnh liệu pháp trên, bởi cả 3 bệnh nhân mới chỉ bước được các bước đi ngắn và vẫn dựa chủ yếu vào xe lăn.
Công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ này được công bố trên tạp chí Nature số ra ngày 31/10.
Ngọc Hà