Những người được điều trị thí điểm là các bệnh nhân có đột biến gien BRCA - một đặc tính di truyền và làm gia tăng nguy cơ bị mắc bệnh ung thư ở tụy, buồng trứng, tuyến tiền liệt và vú. Sự đột biến gien này ảnh hưởng đến khả năng tự phục hồi các nhiễm sắc thể ADN bị tổn thương trong cơ thể - tình trạng có thể gây ra bởi nhiều yếu tố như hấp thụ quá nhiều ánh nắng Mặt Trời hay tiếp xúc với amiăng...
Trưởng nhóm nghiên cứu Hedy Kindler - bác sĩ chuyên khoa ung thư tại Trung tâm y tế Đại học Chicago, cho biết: "Các tế bào bình thường có thể tự phục hồi sau tổn thương, nhưng các tế bào đột biến thì không thể mà ngược lại còn phát triển theo hướng bất thường". Các nhà khoa học đã tạo ra "chất ức chế PARP" với mục đích giúp các tế bào bị tổn thương tự hồi phục.
Thử nghiệm đã được thực hiện đối với hơn 3.300 người bị ung thư tuyến tụy, xác định khoảng 250 người có gien bị lỗi. Các nhà khoa học chia các bệnh nhân thành 2 nhóm, trong đó một nhóm được cung cấp một loại thuốc tên là Olaparib, còn nhóm khác được cung cấp giả dược.
Kết quả cho thấy Olaparib có thể giảm nguy cơ phát triển bệnh tới 47% và những người được điều trị bằng thuốc này có thể kiểm soát bệnh lý của mình trong thời gian dài gần gấp đôi (7,4 tháng so với 3,8 tháng) so với những bệnh nhân được điều trị giả dược.
Trình bày phát hiện này tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Ung thư lâm sàng Mỹ, bác sỹ Kindler cho biết có tới 1/4 số bệnh nhân được điều trị với Olaparib ghi nhận tình trạng khối u co nhỏ lại, và diễn biến tích cực này được duy trì trong hơn hai năm. Bà nêu rõ: "Ý nghĩa của nghiên cứu này đó là bạn có thể biến một căn bệnh dự đoán sẽ gây chết người khác thành một căn bệnh mãn tính, ít nhất là trong một khoảng thời gian, và có thể kiểm soát nó".
Phát hiện mới này cũng được nhiều chuyên gia tại hội nghị đánh giá là "một bước tiến lớn trong nghiên cứu điều trị bệnh nhân ung thư tuyến tụy di căn".
Trưởng nhóm nghiên cứu Hedy Kindler - bác sĩ chuyên khoa ung thư tại Trung tâm y tế Đại học Chicago, cho biết: "Các tế bào bình thường có thể tự phục hồi sau tổn thương, nhưng các tế bào đột biến thì không thể mà ngược lại còn phát triển theo hướng bất thường". Các nhà khoa học đã tạo ra "chất ức chế PARP" với mục đích giúp các tế bào bị tổn thương tự hồi phục.
Thử nghiệm đã được thực hiện đối với hơn 3.300 người bị ung thư tuyến tụy, xác định khoảng 250 người có gien bị lỗi. Các nhà khoa học chia các bệnh nhân thành 2 nhóm, trong đó một nhóm được cung cấp một loại thuốc tên là Olaparib, còn nhóm khác được cung cấp giả dược.
Kết quả cho thấy Olaparib có thể giảm nguy cơ phát triển bệnh tới 47% và những người được điều trị bằng thuốc này có thể kiểm soát bệnh lý của mình trong thời gian dài gần gấp đôi (7,4 tháng so với 3,8 tháng) so với những bệnh nhân được điều trị giả dược.
Trình bày phát hiện này tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Ung thư lâm sàng Mỹ, bác sỹ Kindler cho biết có tới 1/4 số bệnh nhân được điều trị với Olaparib ghi nhận tình trạng khối u co nhỏ lại, và diễn biến tích cực này được duy trì trong hơn hai năm. Bà nêu rõ: "Ý nghĩa của nghiên cứu này đó là bạn có thể biến một căn bệnh dự đoán sẽ gây chết người khác thành một căn bệnh mãn tính, ít nhất là trong một khoảng thời gian, và có thể kiểm soát nó".
Phát hiện mới này cũng được nhiều chuyên gia tại hội nghị đánh giá là "một bước tiến lớn trong nghiên cứu điều trị bệnh nhân ung thư tuyến tụy di căn".
Thanh Phương