Sáng 27/2, 28 Thánh đường và Tiểu Thánh đường Hồi giáo tại tỉnh An Giang trang trọng tổ chức lễ đón mừng Tháng lễ Ramadan Hồi lịch 1446 - Dương lịch 2025. Đây là lễ quan trọng, linh thiêng nhất của người theo đạo Hồi Islam.
Sáng 23/10, tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Thuận tổ chức hội nghị thông tin tuyên truyền, lắng nghe ý kiến nhân dân, các nhân sĩ trí thức, chức sắc tôn giáo và người có uy tín trong tỉnh.
Đồng bào Chăm là một cộng đồng dân tộc thiểu số sinh sống rất lâu đời ở Bình Thuận. Trong suốt chiều dài lịch sử, họ đã sáng tạo ra nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể mang bản sắc riêng biệt, đặc sắc, góp phần làm phong phú, đa dạng nền văn hóa Bình Thuận và đất nước. Mới đây, khi Linga vàng được công nhận là Bảo vật quốc gia lại càng làm phong phú hơn bộ sưu tập các di sản văn hóa của người Chăm tại Bình Thuận.
Chiều 1/10, Lễ hội Katê năm 2024 của đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn tỉnh Ninh Thuận đã khai mạc tại sân vận động thôn Hữu Đức (xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước). Đông đảo đồng bào Chăm, người dân và du khách tham dự sự kiện văn hóa truyền thống đặc sắc này.
Những ngày này, về các làng Chăm ở huyện An Phú, Châu Phú, Châu Thành, thị xã Tân Châu và thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang), đồng bào Chăm theo đạo Hồi Islam đang hân hoan đón mừng Tháng ăn chay Ramadan năm 2024 Dương lịch - 1445 Hồi lịch.
Ngày 14/3, đại diện lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Thuận cùng một số sở, ngành đến thăm và chúc Tết cổ truyền Ramưwan năm 2024 của đồng bào Chăm theo Hồi giáo Bà Ni.
Sáng 9/3, đồng bào Chăm ở Bình Thuận đã tập trung về tại nghĩa trang người Chăm (hay còn gọi là động đỏ) tại huyện Bắc Bình để thực hiện nghi thức tảo mộ ông bà, tổ tiên, mở đầu cho Tết Ramưwan cổ truyền của người Chăm theo đạo Hồi giáo (Bà Ni) sống trên địa bàn.
Chiều 27/2, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã tiếp đoàn đại biểu chức sắc, chức việc, cốt cán tôn giáo vùng đồng bào Chăm tỉnh Ninh Thuận nhân dịp đoàn ra thăm Thủ đô Hà Nội.Tỉnh Ninh Thuận có dân số khoảng 600 nghìn người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 23% dân số toàn tỉnh, chủ yếu là dân tộc Chăm và Raglai.
Ninh Phước là huyện có đông đồng bào Chăm của tỉnh Ninh Thuận. Thời gian qua, các địa phương trong huyện đã tập trung thực hiện tốt các tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu và đạt được nhiều thành quả đáng kể. Nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào Chăm được nâng cao, góp phần xây dựng môi trường sống hài hòa, hiện đại.
Bình Thuận là địa phương có nền văn hóa đặc sắc với cộng đồng 35 dân tộc anh em sinh sống, trong đó có 34 dân tộc thiểu số. Mỗi dân tộc nơi đây đều có sắc thái văn hóa riêng. Do nhiều lý do, không ít các di sản văn hóa truyền thống, nhất là di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc thiểu số đang dần bị mai một. Chính vì vậy, Bình Thuận luôn chú trọng bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Nhằm tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong cộng người Chăm theo đạo Bàlamôn vui Lễ hội Katê năm 2023 (diễn ra từ ngày 13-15/10), đồng thời quảng bá, giới thiệu văn hóa, nghệ thuật dân gian truyền thống độc đáo của người Chăm, góp phần phát triển du lịch, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Trần Quốc Nam yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương tạo điều kiện thuận lợi, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao và du lịch chào mừng Lễ hội Katê vui tươi, lành mạnh, an toàn và tiết kiệm.
Ninh Phước là huyện có đồng bào Chăm sinh sống đông nhất ở tỉnh Ninh Thuận với 10.997 hộ, 49.729 nhân khẩu. Được chính quyền hỗ trợ các mô hình sinh kế, liên kết sản xuất hiệu quả, đời sống đồng bào Chăm đang ngày một khởi sắc…
Trong số các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, đồng bào Chăm có số lượng lớn nhất với 19.239 hộ, 85.343 khẩu, chiếm 11% dân số toàn tỉnh. Cùng với các chính sách hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước và địa phương, bà con đã đẩy mạnh đầu tư chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng cường liên kết sản xuất. Nhờ đó, đời sống kinh tế - xã hội của đồng bào nơi đây đã có nhiều khởi sắc.
Liên kết cùng sản xuất, hỗ trợ nhau nâng cao tay nghề, áp dụng kỹ thuật dệt truyền thống kết hợp đưa máy móc vào sản xuất để làm nên những sản phẩm chất lượng, các mô hình dệt thổ cẩm của đồng bào Chăm tại làng dệt Mỹ Nghiệp (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) đang góp phần mang lại sức sống mới cho nghề dệt thổ cẩm đã tồn tại hàng thế kỷ.
Sáng 25/10, Lễ hội Katê năm 2022 của đồng bào Chăm theo đạo Bà-la-môn tỉnh Bình Thuận chính thức được khai mạc tại tháp Pô Sah Inư, thành phố Phan Thiết. Lễ hội năm nay thu hút rất đông du khách và người dân địa phương tham gia.
Sáng 24/10 (tức ngày 1/7 Chăm lịch), hàng ngàn đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn và du khách tập trung về Di tích Quốc gia đặc biệt tháp Pô Klong Garai, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận tổ chức đón mừng lễ hội Katê năm 2022
Chiều 23/10, Lễ hội Katê năm 2022 của đồng bào Chăm theo đạo Bà-la-môn tỉnh Ninh Thuận chính thức khai mạc tại sân vận động thôn Hữu Đức, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước. Sự kiện thu hút sự tham gia của hàng ngàn người dân địa phương và du khách.
Nhiều hộ đồng bào Chăm ở thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận đã mạnh dạn học hỏi, cải tạo đồng trũng, ruộng bùn sình lầy thành những cánh đồng hoa sen để làm du lịch sinh thái. Mô hình thu hút đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh đến vui chơi, thưởng lãm.
Tối 8/5, tại Công viên thị trấn An Phú (huyện An Phú), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang phối hợp UBND huyện An Phú tổ chức lễ khai mạc Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Chăm tỉnh An Giang lần thứ IX năm 2022 với nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc, mang đậm nét văn hóa của đồng bào Chăm An Giang, nơi đầu nguồn sông Hậu.
Tết cổ truyền Ramưvan của đồng bào Chăm theo Hồi giáo Bàni và Hồi giáo Islam ở tỉnh Ninh Thuận sẽ diễn ra trong 3 ngày (31/3-2/4). Những ngày này, đồng bào Chăm theo đạo ở các địa phương trong tỉnh nô nức chuẩn bị tươm tất lễ vật đi tảo mộ, cung kính ông bà tổ tiên.
Sáng 29/3, Trưởng Ban Đại diện cộng đồng Hồi giáo Islam tỉnh An Giang Haji Jacky cho biết, hiện các xóm, ấp Chăm trong tỉnh đã trang trọng tổ chức Lễ đón mừng Tháng ăn chay Ramadan 2022 Dương lịch - 1443 Hồi lịch.
Từ ngày 4 đến 6/10, đồng bào Chăm ở tỉnh Bình Thuận vui đón tết Katê năm 2021. Đây là tết cổ truyền của cộng đồng người Chăm theo đạo Bàlamôn; là dịp để con cháu tưởng nhớ về tổ tiên, các vị thần đã độ trì cho mưa thuận gió hòa, sản xuất được mùa, người dân được no cơm, ấm áo.
Sáng 13/7, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã đến thăm và tặng quà đồng bào dân tộc Chăm bị ảnh hưởng dịch COVID-19 trên địa bàn Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh.
Để đồng bào Chăm theo đạo Bàni và Islam vui đón năm mới, Tết cổ truyền Ramưwan năm 2021 thật sự vui tươi, an toàn, UBND tỉnh Ninh Thuận đề nghị các sở, ngành liên quan và chính quyền các địa phương có đồng bào Chăm theo đạo sinh sống tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, đảm bảo an ninh, an toàn để bà con hưởng mùa tết thật đầm ấm.
Sinh ra và lớn lên ở làng Chăm Mỹ Nghiệp, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước (tỉnh Ninh Thuận) – nơi có nghề dệt thổ cẩm truyền thống từ rất lâu đời, từ nhỏ bà Thuận Thị Trụ (sinh năm 1948) đã học hỏi được nghề dệt thổ cẩm từ người mẹ truyền dạy. Qua năm tháng, bà Trụ đã hiểu rõ từng đường tơ, kẻ chỉ và tự ngồi vào khung cửi dệt nên những sản phẩm thổ cẩm với nét hoa văn độc đáo, mang đậm hơi thở, nét truyền thống của đồng bào Chăm.
Sáng 16/10, Lễ hội Katê năm 2020 của đồng bào Chăm theo đạo Bà-la-môn ở tỉnh Bình Thuận đã diễn ra tại tháp chính Pô Sah Inư, phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết. Lễ hội diễn ra trang trọng, chu đáo và đặc sắc theo đúng nghi thức tín ngưỡng truyền thống của đồng bào Chăm.
Sáng 16/10, tại Di tích Quốc gia đặc biệt tháp Pô Klong Garai (thành phố Phan Rang-Tháp Chàm), hàng nghìn người dân địa phương và du khách đã tham dự Lễ hội Katê truyền thống của đồng bào Chăm, trong đó có người Chăm tỉnh Ninh Thuận.
Những năm gần đây, đời sống đồng bào các dân tộc ở vùng biên Tây Ninh đã được cải thiện rõ rệt; tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo giảm còn hơn 4% tổng số hộ dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn.
Tết Ramưval năm 2020 của Đồng bào Chăm theo đạo Hồi giáo (Bàni và Islam) ở Ninh Thuận được diễn ra trong các ngày 22, 23 và 24/4. Trước bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến hết sức phức tạp, nguy cơ lây nhiễm cao trong cộng đồng, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Lưu Xuân Vĩnh đề nghị và mong muốn bà con theo đạo dừng một số hoạt động tín ngưỡng không cần thiết, tổ chức Tết thật gọn gàng, tiết kiệm để cùng hưởng một mùa Tết thực sự lành mạnh và an toàn.