Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Lê Văn Bình cho biết, dịp này, UBND tỉnh quyết định kết hợp Lễ hội Katê với lễ công bố và đón bằng chứng nhận Lễ hội Katê của người Chăm Ninh Thuận được đưa vào danh mục Di sản vật thể cấp quốc gia tại ba khu vực tháp Pô Klong Garai, tháp Pô Rômê và đền Pô Inưgar vào sáng 19/10.
Tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, Mặt trận, đoàn thể và các địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở thờ tự, các vị chức sắc và tín đồ tổ chức Lễ hội Katê tại các đền, tháp; tổ chức các hoạt động thể thao, văn hóa, văn nghệ truyền thống phục vụ lễ hội tại các khu vực trung tâm của đồng bào dân tộc Chăm Bàlamôn. Tỉnh tổ chức các đoàn thăm hỏi, động viên các vị chức sắc, các gia đình chính sách, một số gia đình tiêu biểu, tích cực tham gia công tác xã hội và thực hiện tốt phong trào thi đua yêu nước tại địa phương.
Niềm vui đón lễ hội Katê năm 2017 được nhân lên khi hai vụ sản xuất đông xuân và hè thu năm nay tại các vùng đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn trên địa bàn tỉnh đều được mùa. Các làng nghề như Mỹ Nghiệp, Chung Mỹ, Bàu Trúc được Nhà nước hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển giao công nghệ, xúc tiến thương mại gắn xây dựng điểm đến du lịch, tạo ra cơ hội cho bà con sản xuất kinh doanh, tăng nguồn thu từ các sản phẩm làng nghề.
Theo Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận Châu Thanh Hải, Katê là lễ hội quan trọng nhất trong năm của đồng bào dân tộc Chăm theo đạo Bàlamôn tại tỉnh Ninh Thuận, thu hút đông đảo lượng du khách trong nước và quốc tế đến các đền tháp, làng nghề Chăm để tham quan, tìm hiểu nét văn hóa của đồng bào Chăm. Du khách đến Ninh Thuận trong dịp này không những được chứng kiến nghi thức các lễ như: Rước y phục, mở của tháp, tắm tượng thần mà còn được thưởng thức một nền nghệ thuật độc đáo, với những điệu trống Gi Năng và kèn Saranai cùng vang lên, hòa nhập với các điệu múa và làn điệu dân ca làm náo nức lòng người./.
Tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, Mặt trận, đoàn thể và các địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở thờ tự, các vị chức sắc và tín đồ tổ chức Lễ hội Katê tại các đền, tháp; tổ chức các hoạt động thể thao, văn hóa, văn nghệ truyền thống phục vụ lễ hội tại các khu vực trung tâm của đồng bào dân tộc Chăm Bàlamôn. Tỉnh tổ chức các đoàn thăm hỏi, động viên các vị chức sắc, các gia đình chính sách, một số gia đình tiêu biểu, tích cực tham gia công tác xã hội và thực hiện tốt phong trào thi đua yêu nước tại địa phương.
Niềm vui đón lễ hội Katê năm 2017 được nhân lên khi hai vụ sản xuất đông xuân và hè thu năm nay tại các vùng đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn trên địa bàn tỉnh đều được mùa. Các làng nghề như Mỹ Nghiệp, Chung Mỹ, Bàu Trúc được Nhà nước hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển giao công nghệ, xúc tiến thương mại gắn xây dựng điểm đến du lịch, tạo ra cơ hội cho bà con sản xuất kinh doanh, tăng nguồn thu từ các sản phẩm làng nghề.
Theo Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận Châu Thanh Hải, Katê là lễ hội quan trọng nhất trong năm của đồng bào dân tộc Chăm theo đạo Bàlamôn tại tỉnh Ninh Thuận, thu hút đông đảo lượng du khách trong nước và quốc tế đến các đền tháp, làng nghề Chăm để tham quan, tìm hiểu nét văn hóa của đồng bào Chăm. Du khách đến Ninh Thuận trong dịp này không những được chứng kiến nghi thức các lễ như: Rước y phục, mở của tháp, tắm tượng thần mà còn được thưởng thức một nền nghệ thuật độc đáo, với những điệu trống Gi Năng và kèn Saranai cùng vang lên, hòa nhập với các điệu múa và làn điệu dân ca làm náo nức lòng người./.
Đức Ánh