Tại hội thảo, đại diện các ngành chức năng, lãnh đạo địa phương đã có những tham luận xoay quanh các vấn đề chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc, các vùng khó khăn và cơ chế chính sách liên quan nhằm tháo gỡ khó khăn cho các địa phương trong việc giảm nghèo, giảm nghèo bền vững…; đồng thời giới thiệu một số mô hình sinh kế hỗ trợ, nhân rộng mô hình giảm nghèo, phát triển sản xuất cho các hộ dân ở vùng khó khăn, các xã thuộc chương trình 135.
Theo ông Lương Minh Quyết, giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng, trong những năm gần đây, tỉnh đã huy động, tranh thủ các nguồn vốn lồng ghép, đã giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo, hiện còn dưới 15%, giảm gần 10% so với 5 năm trước.
Nhiều mô hình thoát nghèo, giảm nghèo được tỉnh triển khai như mô hình lúa tôm, chuyên canh rau màu, đưa hoa màu xuống chân ruộng, kết hợp trồng cỏ chăn nuôi bò, nuôi bò sữa, trồng cây ăn trái kết hợp thủy sản, lúa đặc sản… đã góp phần giúp hàng chục ngàn hộ thoát nghèo, nâng cao đời sống người dân cả về vật chất lẫn tinh thần.
Còn ông Tạ Hữu nghĩa, Trưởng phòng Giảm nghèo và an sinh xã hội nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho rằng, giai đoạn 2016-2020, Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo nông thôn có chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất với nhiều Dự án, tiểu dự án như: Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo ở huyện nghèo, xã bãi ngang, xã thuộc Chương trình 135 và cả ở xã ngoài chương trình 135, 30a… nhằm mục tiêu hỗ trợ phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với quy hoạch, thích ứng với biến đổi khí hậu, tăng thu nhập, đa dạng hóa sinh kế, dịch vụ, giảm nghèo có hiệu quả, tiếp cận các chính sách, nguồn lực thị trường…
Qua đó, hiệu quả mang lại là giúp người dân biết rõ chính sách, được sự hỗ trợ của các cấp, được tư vấn làm kinh tế, kỹ thuật sản xuất, chăn nuôi… tăng thu nhập, cải thiện đời sống.
Các đại biểu, đại diện các xã nghèo cũng đã chia sẻ, nêu lên thực trạng khó khăn, bất cập trong các chính sách đồng thời trao đổi kinh nghiệm để cùng nhau thực hiện các chính sách, quy định của nhà nước được tốt hơn.
Ông Ma Quang Trung, Cục Trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển Nông thôn – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, buổi Hội thảo, đối thoại chính sách về hỗ trợ phát triển sản xuất thực sự có ý nghĩa; qua đó, Cục, ngành chức năng nắm thêm những khó khăn, vướng mắc, của các địa phương, trong việc hỗ trợ phát triển sản xuất, giảm nghèo nông thôn, chỗ nào khó khăn, vướng mắc sẽ được giải đáp hoặc cùng nhau tháo gỡ, cùng vì mục tiêu giúp người dân giảm nghèo, giảm nghèo bền vững.
Theo ông Lương Minh Quyết, giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng, trong những năm gần đây, tỉnh đã huy động, tranh thủ các nguồn vốn lồng ghép, đã giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo, hiện còn dưới 15%, giảm gần 10% so với 5 năm trước.
Nhiều mô hình thoát nghèo, giảm nghèo được tỉnh triển khai như mô hình lúa tôm, chuyên canh rau màu, đưa hoa màu xuống chân ruộng, kết hợp trồng cỏ chăn nuôi bò, nuôi bò sữa, trồng cây ăn trái kết hợp thủy sản, lúa đặc sản… đã góp phần giúp hàng chục ngàn hộ thoát nghèo, nâng cao đời sống người dân cả về vật chất lẫn tinh thần.
Còn ông Tạ Hữu nghĩa, Trưởng phòng Giảm nghèo và an sinh xã hội nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho rằng, giai đoạn 2016-2020, Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo nông thôn có chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất với nhiều Dự án, tiểu dự án như: Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo ở huyện nghèo, xã bãi ngang, xã thuộc Chương trình 135 và cả ở xã ngoài chương trình 135, 30a… nhằm mục tiêu hỗ trợ phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với quy hoạch, thích ứng với biến đổi khí hậu, tăng thu nhập, đa dạng hóa sinh kế, dịch vụ, giảm nghèo có hiệu quả, tiếp cận các chính sách, nguồn lực thị trường…
Qua đó, hiệu quả mang lại là giúp người dân biết rõ chính sách, được sự hỗ trợ của các cấp, được tư vấn làm kinh tế, kỹ thuật sản xuất, chăn nuôi… tăng thu nhập, cải thiện đời sống.
Các đại biểu, đại diện các xã nghèo cũng đã chia sẻ, nêu lên thực trạng khó khăn, bất cập trong các chính sách đồng thời trao đổi kinh nghiệm để cùng nhau thực hiện các chính sách, quy định của nhà nước được tốt hơn.
Ông Ma Quang Trung, Cục Trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển Nông thôn – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, buổi Hội thảo, đối thoại chính sách về hỗ trợ phát triển sản xuất thực sự có ý nghĩa; qua đó, Cục, ngành chức năng nắm thêm những khó khăn, vướng mắc, của các địa phương, trong việc hỗ trợ phát triển sản xuất, giảm nghèo nông thôn, chỗ nào khó khăn, vướng mắc sẽ được giải đáp hoặc cùng nhau tháo gỡ, cùng vì mục tiêu giúp người dân giảm nghèo, giảm nghèo bền vững.
Trung Hiếu