Độc đáo Lễ hội Trung thu Tuyên Quang

Độc đáo Lễ hội Trung thu Tuyên Quang
Các mô hình đèn lồng tham gia diễn diễu trong đêm hội thành Tuyên năm 2017 . Ảnh: Quang Cường – TTXVN
Các mô hình đèn lồng tham gia diễn diễu trong đêm hội thành Tuyên năm 2017 . Ảnh: Quang Cường – TTXVN

Đặc sắc Lễ hội Trung thu thành Tuyên

Khoảng hơn 10 năm nay, Lễ hội Trung thu tại Tuyên Quang trở nên nổi tiếng khắp cả nước bởi sự độc đáo trong lễ hội. Độc đáo nhất là những chiếc đèn lồng, đèn kéo quân ở đây có kích thước “siêu khủng” và hình thức “siêu đẹp”. Khác hoàn toàn với  những đèn lồng, đèn ông sao, ông sư truyền thống, cũng hoàn toàn không có nét gì giống những đèn lồng của Trung Quốc, đèn trung thu mang thương hiệu Tuyên Quang là một sản phẩm văn hóa độc đáo, sáng tạo, đậm chất dân gian và giàu tính nghệ thuật của người dân nơi đây. 

Mô hình đèn lồng Tuyên Quang được xây dựng theo ý tưởng về hoạt động xung quanh lễ hội cổ truyền trông trăng rằm, phá cỗ diễn ra trong tháng 8 âm lịch của dân tộc Việt Nam. Đèn lồng có nhiều hình dáng, màu sắc thể hiện sinh động các nhân vật, biểu tượng trong các câu chuyện lịch sử, truyền thuyết dân gian hoặc từ thực tiễn đời sống, lao động sản xuất... Đặc biệt, khi internet, công nghệ, mạng xã hội phát triển, những người thợ làm đèn lồng Tuyên Quang đã “nhạy bén” với thị hiếu và sự phát triển của vật liệu, máy móc, công nghệ để cho ra đời nhiều nhiều mô hình hiện đại, ứng dụng khoa học công nghệ một cách sáng tạo, mà vẫn gìn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống. 

Mỗi chiếc đèn lồng của Tuyên Quang có kích cỡ “khổng lồ” to hơn cả chiếc xe buýt. Đèn được làm bằng khung sắt nên cái to có thể nặng đến cả tạ, những cái vừa cũng khoảng 60 - 70 kg. Chị Hà Thị Vân (phường Tân Quang, thành phố Tuyên Quang) chia sẻ: mỗi tổ dân phố ở đây chọn một ý tưởng cho mô hình chung. Với công nghệ máy tính, những người trẻ ở khu phố sẽ tìm hình mẫu ý tưởng trên mạng và in bản mẫu 3D. Tuy nhiên, để làm một chiếc đèn từ hình mẫu 3D là không hề dễ. “Vừa làm vừa cân đối, vừa chỉnh, cứ hàn vào rồi lại tháo ra nhiều lần mới có thể có một khung hình hoàn chỉnh, ưng ý được”- ông Đoàn Văn Thành (phường Phan Thiết, thành phố Tuyên Quang) chia sẻ. Để làm một đèn lồng to, ông Thành cùng gia đình và đội thợ mất gần từ 10 đến 20 ngày. Đặc biệt năm nay, nhà xưởng nhà ông Thành sản xuất là đèn lồng mang biểu tưởng “Rồng châu Âu” với chiều cao gần 10m và bộ khung nặng 100kg với mong muốn gửi thông điệp đến bạn bè thế giới về một Việt Nam giàu bản sắc văn hóa, hòa bình và thịnh vượng.

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh phát biểu tại đêm hội thành Tuyên năm 2017. Ảnh: Thế Duyệt – TTXVN
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh phát biểu tại đêm hội thành Tuyên năm 2017. Ảnh: Thế Duyệt – TTXVN

Sau khi đã có khung hoàn chỉnh, người thợ đưa đèn phát sáng vào trong khung rồi bao phủ bằng lớp ni-lông dày để đảm bảo mưa nắng không ảnh hưởng đến thiết bị điện bên trong đèn. Tiếp đến, để đèn lồng sinh động, cử động được, động cơ được thiết kế và đưa vào các bộ phận của đèn như cổ, đầu, mắt, cánh của các đèn hình gà, công, rồng phượng, rùa thỏ (những con vật tượng trong truyền thống có trong lễ hội Trăng rằm được cách điệu theo các tích truyện cổ tích, truyền thuyết)... 

Công đoạn cầu kỳ nhất là việc cắt ni-lông theo các chi tiết như loại vẩy của các loài động vật, lông của chim, cánh hoa... rồi đính lên thân đèn. Để có chiếc đèn hoàn thiện, đẹp và sống động, công đoạn này được người dân vẽ và làm thủ công hoàn toàn bởi hầu như không một chi tiết nào của đèn giống chi tiết nào nên không thể có khuôn, mẫu được. 

Khâu cuối cùng là sơn mầu theo hình mẫu hoặc thực tế để thổi hồn cho những cây đèn lồng. Tận mắt chứng kiến, tận tay sờ vào lớp ni-lông bọc đèn mới thấy độ tinh xảo, khéo léo, tài hoa của người thợ làm đèn. Có thể nói họ trang trí đèn không chỉ với bàn tay, khối óc mà còn bằng trái tim, bằng lòng tự hào và tinh thần đoàn kết làm việc tập thể, vừa phấn kích, vừa có tính cạnh tranh bởi đèn sẽ tham gia thi giải, vừa thể hiện tinh thần đoàn kết của những người dân trong một tổ dân phố và người dân các tổ trong cả tỉnh Tuyên Quang.
 
Ông Phạm Minh Huấn, Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang chúc mừng các em thiếu nhi nhân dịp Tết trung thu 2017. Ảnh: Quang Cường – TTXVN Thiếu nhi trong đêm hội. Ảnh: Quang Cường – TTXVN Thiếu nhi trong đêm hội. Ảnh: Quang Cường – TTXVN
Ông Phạm Minh Huấn, Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang chúc mừng các em thiếu nhi nhân dịp Tết trung thu 2017. Ảnh: Quang Cường – TTXVN
 
Ông Phạm Minh Huấn, Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang chúc mừng các em thiếu nhi nhân dịp Tết trung thu 2017. Ảnh: Quang Cường – TTXVN Thiếu nhi trong đêm hội. Ảnh: Quang Cường – TTXVN Thiếu nhi trong đêm hội. Ảnh: Quang Cường – TTXVN
Thiếu nhi trong đêm hội. Ảnh: Quang Cường – TTXVN
 
Ông Phạm Minh Huấn, Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang chúc mừng các em thiếu nhi nhân dịp Tết trung thu 2017. Ảnh: Quang Cường – TTXVN Thiếu nhi trong đêm hội. Ảnh: Quang Cường – TTXVN Thiếu nhi trong đêm hội. Ảnh: Quang Cường – TTXVN
Thiếu nhi trong đêm hội. Ảnh: Quang Cường – TTXVN

Để đưa đèn di chuyển được trên phố, người thợ làm đèn đã chế tạo từ động cơ xe máy, máy kéo... thành một cỗ xe có sàn rộng, có khung sắt để đặt toàn bộ đèn lồng lên trên. Xe chạy bằng xăng và trên xe có hệ thống ắc quy để vận hành ánh sáng, cử động của đèn cũng như âm nhạc cho xe. 

Với khung sắt, đèn điện bên trong, lớp áo ni-lông bên ngoài, chiếc đèn vừa sặc sỡ mầu sắc, được ánh điện làm sáng lên lấp lánh, bắt mắt, sự chuyển động của các bộ phận, tiếng nhạc phát ra và đặt trên chiếc “xa giá” chạy chầm chậm dọc các tuyến phố... chiếc đèn lồng trở thành linh hồn của đêm hội Trung Thu. 

Khi rước đèn trên phố, phụ họa cho mỗi xe còn có đội múa Lân với các nhân vật quen thuộc như chú Cuội, chị Hằng, ông Địa, Lân, Sư... xiêm y lộng lẫy, nhảy múa pha trò trong tiếng trống đặc trưng của lễ hội Trăng rằm tháng 8 tạo nên một không gian đậm chất văn hóa cổ truyền. Đặc sắc hơn cả là xe đèn có thể trở theo hang trăm trẻ nhỏ, và người lớn vây quanh chiếc đèn lồng. Những gia đình chậm chân không tranh được chỗ trên xe có thể bám xung quanh thành xe để vừa tham gia đoàn diễu hành, vừa hỗ trợ đẩy xe chạy chầm chậm. 

Dù trời nóng hay mưa, đoàn xe tối nào cũng diễu hành qua các khu phố làm nóng dần không khí trung thu từ ngay những ngày cuối tháng 7 âm lịch. Người dân Tuyên Quang mong chờ, chuẩn bị cho Tết Trung thu rất kỹ bởi “Trung Thu ở đây to hơn vui hơn, kéo dài hơn cả Tết Nguyên đán, Tết Nguyên tiêu, thể hiện đậm nét văn hóa đặc biệt của dân tộc Việt Nam”. 
 
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh trao quà cho các cháu thiếu nhi trong đêm hội thành Tuyên năm 2017. Ảnh: Thế Duyệt – TTXVN Các đại biểu trao quà cho các cháu thiếu nhi trong đêm hội thành Tuyên năm 2017 . Ảnh: Quang Cường – TTXVN Các mô hình đèn lồng tham gia diễn diễu trong đêm hội thành Tuyên năm 2017 . Ảnh: Thế Duyệt – TTXVN Các mô hình đèn lồng tham gia diễn diễu trong đêm hội thành Tuyên năm 2017 . Ảnh: Thế Duyệt – TTXVN
 Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh trao quà cho các cháu thiếu nhi trong đêm hội thành Tuyên năm 2017. Ảnh: Thế Duyệt – TTXVN
 
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh trao quà cho các cháu thiếu nhi trong đêm hội thành Tuyên năm 2017. Ảnh: Thế Duyệt – TTXVN Các đại biểu trao quà cho các cháu thiếu nhi trong đêm hội thành Tuyên năm 2017 . Ảnh: Quang Cường – TTXVN Các mô hình đèn lồng tham gia diễn diễu trong đêm hội thành Tuyên năm 2017 . Ảnh: Thế Duyệt – TTXVN Các mô hình đèn lồng tham gia diễn diễu trong đêm hội thành Tuyên năm 2017 . Ảnh: Thế Duyệt – TTXVN
 Các đại biểu trao quà cho các cháu thiếu nhi trong đêm hội thành Tuyên năm 2017 . Ảnh: Quang Cường – TTXVN
 
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh trao quà cho các cháu thiếu nhi trong đêm hội thành Tuyên năm 2017. Ảnh: Thế Duyệt – TTXVN Các đại biểu trao quà cho các cháu thiếu nhi trong đêm hội thành Tuyên năm 2017 . Ảnh: Quang Cường – TTXVN Các mô hình đèn lồng tham gia diễn diễu trong đêm hội thành Tuyên năm 2017 . Ảnh: Thế Duyệt – TTXVN Các mô hình đèn lồng tham gia diễn diễu trong đêm hội thành Tuyên năm 2017 . Ảnh: Thế Duyệt – TTXVN
Các mô hình đèn lồng tham gia diễn diễu trong đêm hội thành Tuyên năm 2017 . Ảnh: Thế Duyệt – TTXVN
 
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh trao quà cho các cháu thiếu nhi trong đêm hội thành Tuyên năm 2017. Ảnh: Thế Duyệt – TTXVN Các đại biểu trao quà cho các cháu thiếu nhi trong đêm hội thành Tuyên năm 2017 . Ảnh: Quang Cường – TTXVN Các mô hình đèn lồng tham gia diễn diễu trong đêm hội thành Tuyên năm 2017 . Ảnh: Thế Duyệt – TTXVN Các mô hình đèn lồng tham gia diễn diễu trong đêm hội thành Tuyên năm 2017 . Ảnh: Thế Duyệt – TTXVN
Các mô hình đèn lồng tham gia diễn diễu trong đêm hội thành Tuyên năm 2017 . Ảnh: Thế Duyệt – TTXVN

Câu chuyện về đèn lồng “chơi chung” 

Tất cả đều bắt đầu từ khi chiếc đèn Trung thu vốn chỉ là đồ chơi của trẻ con vào đêm trăng tròn tháng Tám. Những cải tiến từ chiếc đèn Trung thu truyền thống, mỗi trẻ có thể cầm 1 cái, cùng nhau rước đèn, trông trăng, phá cỗ thành một chiếc thật to để mọi nhà, mọi người có thể “chơi chung”. Nhận thấy đây là một ý tưởng độc đáo, mang đậm tính đoàn kết dân tộc, các hộ gia đình trong các khu dân phố, tổ dân phố đã cùng nhau thực hiện một chiếc đèn lồng thật to, đại diện cho khu phố, tổ dân phố của mình. 

Như vậy, cứ khoảng 1-2 tháng trước thời điểm tháng 8 âm lịch, các hộ gia đình đã họp bàn, bầu ra ban đại diện, chịu trách nhiệm làm thành công một cây đèn lồng hoàn chỉnh. 

Theo anh Hà Quyết Thắng (thành phố Tuyên Quang), cái khó khăn nhất là nguồn kinh phí để làm đèn lồng. Với mức giá thị trường hiện nay, một đèn lồng có thể dao động từ khoảng 20 triệu đến 100 triệu đồng. Với một khu, tổ dân phố, đây là một số tiền không hề nhỏ. 

“Chúng tôi mỗi hộ gia đình có trẻ con sẽ đóng 200 nghìn, không có trẻ con đóng 100 nghìn. Còn lại chúng tôi huy động các đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm trên địa bàn khu phố” – chị Nguyễn Thị Hà (phường Tân Quang, thành phố Tuyên Quang) chia sẻ. 

Khi có nguồn kinh phí, các tổ sẽ họp bàn thống nhất ý tưởng của đèn lồng năm nay. Thông thường, các ý tưởng làm đèn lồng thường bám chặt và các tích truyện dân gian, mang ý nghĩa giáo dục trẻ nhỏ, giới thiệu về những nét văn hoá đặc sắc của dân tộc. 

Đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang cho biết, năm 2017, lễ hội đèn lồng thành Tuyên được tổ chức nhằm tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá về truyền thống văn hóa, lịch sử, tiềm năng du lịch, hình ảnh đất và người Tuyên Quang với chủ đề "Thủ đô khu giải phóng, Thủ đô kháng chiến" tới bạn bè trong nước và quốc tế. 
 
Lễ hội Thành Tuyên từng được sách Kỷ lục Guiness Việt Nam xác nhận là Lễ hội có nhiều mô hình đèn Trung thu độc đáo, lớn nhất Việt Nam.
Lễ hội Thành Tuyên từng được sách Kỷ lục Guiness Việt Nam xác nhận là Lễ hội có nhiều mô hình đèn Trung thu độc đáo, lớn nhất Việt Nam.

Đèn lồng Tuyên Quang vươn xa 

So với các năm trước, số lượng đèn năm nay có tăng do lễ hội ngày càng được mọi người quan tâm và yêu mến, thu hút không chỉ người dân ở Tuyên Quang mà còn ở cả các địa phương lân cận đến tham dự, chia vui. Điều đáng mừng là lễ hội này ngày càng được rổ chức chuyên nghiệp hơn, hoành tráng hơn song chất dân gian không hề bị mai một mà còn được người dân chú trọng đầu tư. Một điểm mới là khi internet phát triển, nhiều ý tưởng đèn lồng mới lạ, du nhập từ phương Tây, từ các nước láng giềng cũng được chọn làm đèn lồng. 

“Mỗi năm, đèn lồng Tuyên Quang đều có những đổi mới, sáng tạo”, anh Nguyễn Trần Phương (Hà Nội) đưa con gái lên Tuyên Quang chiêm ngưỡng đèn lồng và không khí trung thu nơi đây đã 4 - 5 năm nay nhận xét. Theo anh, đèn lồng ở Tuyên Quang không chỉ đậm nét dân gian mà còn mang tính hiện đại, thu hút ngày càng nhiều du khách đổ về Tuyên Quang chiêm ngưỡng...  
 
Mô hình đèn lồng tham gia diễn diễu trong đêm hội thành Tuyên năm 2017 . Ảnh: Thế Duyệt – TTXVN Mô hình đèn lồng tham gia diễn diễu trong đêm hội thành Tuyên năm 2017 . Ảnh: Thế Duyệt – TTXVN
Mô hình đèn lồng tham gia diễn diễu trong đêm hội thành Tuyên năm 2017 . Ảnh: Thế Duyệt – TTXVN
 
Mô hình đèn lồng tham gia diễn diễu trong đêm hội thành Tuyên năm 2017 . Ảnh: Thế Duyệt – TTXVN Mô hình đèn lồng tham gia diễn diễu trong đêm hội thành Tuyên năm 2017 . Ảnh: Thế Duyệt – TTXVN
Mô hình đèn lồng tham gia diễn diễu trong đêm hội thành Tuyên năm 2017 . Ảnh: Thế Duyệt – TTXVN

Từ khoảng cuối tháng 6, đầu tháng 7 âm lịch, các “lò” sản xuất đèn trung thu tại Tuyên Quang bắt đầu sản xuất. Cơ sở có thể là xưởng sửa xe ô tô, xưởng gò hàn, làm khung cửa sắt. Ông Đoàn Văn Thành (phường Phan Thiết, thành phố Tuyên Quang) chia sẻ, năm nay, việc làm đèn đã có nhiều cải tiến, khung đèn lồng từ vật liệu bằng tre, nứa, mây giang vót uốn, được thay bằng dây thép, dây đồng với phần khung đèn được hàn bằng sắt. Do đó, trung bình trọng lượng thân đèn dao động từ 60-100 kg. Từ hình ảnh được phác hoạ trên máy tính, in ra làm mẫu, những người thợ làm đèn ở đây dựng khung cho đèn. Phương thức vừa dựng, hàn gắn vừa chỉnh sửa. Làm từng phần rồi hàn ghép nối đến khi ngắm thấy ưng mắt và đẹp là được. Với thời gian, công sức và vật liệu như vậy, chi phí sản xuất một đèn Trung thu rơi vào khoảng 20-30 triệu đồng. Nếu tính thêm cả phụ kiện chuyển động, đèn, máy phát nhạc, ắc quy, xe đẩy... chi phí mỗi đèn có thể lên đến cả trăm triệu đồng. 

Tại thành phố Tuyên Quang hiện có khoảng 10 cơ sở chuyên sản xuất các đèn lồng. Ngoài ra các tổ dân phố có thể tự sản xuất đèn của đơn vị mình. Những mô hình này có độ bền rất tốt, hỏng đâu có thể sửa đó. Đặc biệt, khi cần vận chuyển những chiếc đèn lồng khổng lồ này, người thợ sẽ tháo các bộ phận của đèn ra để tiện sắp xếp và di chuyển. Chính vì vậy, đèn lồng sau khi trình diễn tại Tuyên Quang sẽ được các địa phương miền núi lân cận như Cao Bằng, Yên Bái, Lạng Sơn... mua về để trưng bày thêm 1-2 năm nữa. Đến thời điểm này, người làm đèn ở Tuyên Quang rất tự hào khi đèn lồng Tuyên Quang đã vươn xa khỏi ranh giới của địa phương, được nhiều người dân ở các vùng miền khác đánh giá cao. Lễ hội Thành Tuyên từng được sách Kỷ lục Guiness Việt Nam xác nhận là Lễ hội có nhiều mô hình đèn Trung thu độc đáo, lớn nhất Việt Nam. 
Ngọc Bích – Yến Nhi
TTXVN

Có thể bạn quan tâm