Độc đáo cầu ngói Thanh Toàn ở Thừa Thiên-Huế

Độc đáo cầu ngói Thanh Toàn ở Thừa Thiên-Huế
Độc đáo cầu ngói Thanh Toàn
Độc đáo cầu ngói Thanh Toàn

Là vợ một vị quan lớn dưới triều vua Lê Hiển Tông nhưng không có con, bà Trần Thị Ðạo cúng tiền cho làng xây dựng chiếc cầu gỗ vào năm 1776 để người dân qua lại được thuận tiện. Cũng vào năm này, chính vua Lê Hiển Tông đã ban sắc khen ngợi bà Trần Thị Ðạo, đồng thời miễn cho dân làng nhiều loại sưu dịch, để họ nhớ đến công ơn và noi theo tấm gương của bà, nên bà Đạo được dân làng tôn sùng, thờ phụng. Năm 1925, vua Khải Ðịnh cũng ban sắc phong thần cho bà là Dực Bảo Trung Hưng Linh Phò và lệnh cho dân lập bàn thờ ngay trên cầu để thờ cúng bà. 
 
Du khách nước ngoài tham quan chiếc cầu độc đáo này.
Du khách nước  ngoài tham quan chiếc cầu độc đáo này.

Theo ý của bà Trần Thị Đạo, cầu được xây dựng theo lối "thượng gia hạ kiều" (trên nhà, dưới cầu). Cầu dài 43 thước mộc (18,75m), rộng 14 thước mộc (5,82m), chia làm 7 gian, hai bên thân cầu có hai dãy bục gỗ và lan can để ngồi tựa lưng. Cầu có mái lợp ngói lưu ly. Tuy nhiều lần bị gió bão, lụt lội và chiến tranh tàn phá, nhưng chiếc cầu sau đó được người dân góp tiền và công sức tu sửa, tôn tạo, gìn giữ. Cầu được trùng tu, sửa chữa vào những năm 1847, 1906, 1956, 1971, qua các lần sửa chữa, chất liệu của cầu có thay đổi như trụ cầu bằng gỗ lim được làm bằng bê tông. Lần trùng tu gần nhất là năm 2016, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã đầu tư 13 tỷ đồng thực hiện dự án bảo tồn, tu bổ và tôn tạo di tích cầu ngói Thanh Toàn. 

Cầu ngói Thanh Toàn đã được Bộ Văn hóa nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp Bằng công nhận là Di tích cấp quốc gia vào năm 1990. Từ đó đến nay, số lượng khách du lịch đến với cầu ngói Thanh Toàn ngày càng tăng, vào mùa cao điểm (từ tháng 3 đến tháng 9 hàng năm) mỗi ngày có gần 200 lượt khách, chủ yếu là khách nước ngoài đến tham quan; vào mua thấp điểm, trừ những ngày mưa lũ, số lượng khách cũng lên đến gần 100 lượt/ngày. 
 
Chiếc cầu gỗ được xây dựng vào năm 1776
Chiếc cầu gỗ  được xây dựng vào năm 1776

Cầu ngói Thanh Toàn còn là một điểm đến thú vị trong các kỳ Fesstival Huế.
Cầu ngói Thanh Toàn còn là một điểm đến thú vị trong các kỳ Fesstival Huế.

Cầu ngói Thanh Toàn vào loại hiếm và có giá trị nghệ thuật cao nhất trong các loại cầu cổ ở Việt Nam.
Cầu ngói Thanh Toàn vào loại hiếm và có giá trị nghệ thuật cao nhất trong các loại cầu cổ ở Việt Nam. 

Hiện ngành Du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế đang phối hợp với Tổ chức JICA (Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản), triển khai xây dựng một mô hình phát triển du lịch nông thôn dựa vào cộng đồng tại xã Thủy Thanh - địa phương chủ sở hữu cây cầu ngói Thanh Toàn. Dự án với mục đích khai thác tài nguyên du lịch thiên nhiên, văn hóa vùng nông thôn của xã, nhằm phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nói chung và phát triển du lịch nói riêng. 

Bên cạnh cầu ngói Thanh Toàn, hiện có nhà trưng bày nông cụ như cày, bừa và quạt lúa. Vào nhà trưng bày nông cụ, du khách cỏ thể thấy những nông cụ mà ông cha ta đã sử dụng "cày sâu cuốc bẫm" để làm ra hạt lúa; hoặc chiếc nôi tre có "bốn tao" bằng dây thừng; chiếc xe đạp nước bằng gỗ. Tất cả đều gợi nhớ về không khí làng quê, các cặp vợ chồng nông dân vừa đạp nước vào ruộng vừa cất tiếng hò giữa đêm trăng thanh gió mát. Có những chiếc áo đi mưa chằm bằng lá tơi để tránh mưa vừa chống rét. Còn có rất nhiều những xe quạt lúa, máy xay lúa, chày cối giã gạo, cối xay bột, nồi đất, nồi đồng, mâm đồng... 

Theo ông Nguyễn Văn Phúc, Phó Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế, cầu ngói Thanh Toàn gắn liền với tổng thể không gian làng Thủy Thanh, trong đó bao gồm cả hệ thống nhà thờ họ, đình chùa, nhà vườn có kiểu kiến trúc và bài trí khá đặc sắc. Cách cầu ngói khoảng 5km còn có đình làng Vân Thê, nhà thờ Tôn Thất Thuyết - một di tích lịch sử cách mạng. 

Cầu ngói Thanh Toàn còn là một điểm đến thú vị trong các kỳ Fesstival Huế. Tất cả đều tạo nên sự đồng diệu, đa dạng hóa loại hình, sản phẩm du lịch, nhằm mục đích tạo sân chơi, kéo dài thời gian lưu trú của du khách làm cơ sở chuyển đổi cơ cấu kinh tế lấy ngành dịch vụ làm trọng tâm. Tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng địa phương tham gia làm du lịch, giải quyết vấn đề lao động và đem lại thu nhập cao cho người dân nơi đây.
Quốc Việt 
TTXVN

Có thể bạn quan tâm