Dịch COVID-19: Thêm 14.312 ca mắc mới, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ đều có trên 1.000 ca

Nhân viên y tế phường Bạch Mai lấy mẫu xét nghiệm cho người dân trong khu vực bị phong tỏa thuộc phường Bạch Mai. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
Nhân viên y tế phường Bạch Mai lấy mẫu xét nghiệm cho người dân trong khu vực bị phong tỏa thuộc phường Bạch Mai. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN

Bộ Y tế cho biết, từ 16 giờ ngày 4/12 đến 16 giờ ngày 5/12, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 14.314 ca mắc mới, trong đó 2 ca nhập cảnh và 14.312 ca ghi nhận trong nước (tăng 319 ca so với ngày trước đó) tại 61 tỉnh, thành phố, có 8.142 ca trong cộng đồng.

Dịch COVID-19: Thêm 14.312 ca mắc mới, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ đều có trên 1.000 ca ảnh 1Nhân viên y tế phường Bạch Mai lấy mẫu xét nghiệm cho người dân trong khu vực bị phong tỏa thuộc phường Bạch Mai. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Thành phố Hồ Chí Minh (1.491 ca), Cần Thơ (1.132 ca), Tây Ninh (792 ca), Sóc Trăng (775 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (710 ca), Đồng Tháp (690 ca), Bình Thuận (648 ca), Bến Tre (630 ca), Bình Phước (547 ca), Vĩnh Long (544 ca), Khánh Hòa (465 ca), Cà Mau (444 ca), Bình Định (428 ca), Hà Nội (400 ca), Bạc Liêu (398 ca), Kiên Giang (394 ca), Đồng Nai (355 ca), Bình Dương (355 ca), An Giang (350 ca), Thừa Thiên Huế (305 ca), Hậu Giang (295 ca), Tiền Giang (257 ca), Trà Vinh (212 ca), Hà Giang (160 ca), Bắc Ninh (113 ca), Đắk Nông (102 ca), Thanh Hóa (94 ca), Hải Phòng (91 ca), Long An (90 ca), Hải Dương (88 ca), Lâm Đồng (84 ca), Quảng Ngãi (81 ca), Đà Nẵng (78 ca), Ninh Thuận (75 ca), Quảng Nam (63 ca), Quảng Ninh (62 ca), Gia Lai (61 ca), Hưng Yên (60 ca), Nam Định (47 ca), Phú Thọ (45 ca), Thái Nguyên (35 ca), Vĩnh Phúc (34 ca), Phú Yên (31 ca), Thái Bình (28 ca), Quảng Bình (25 ca), Hòa Bình (23 ca), Yên Bái (21 ca), Tuyên Quang (16 ca), Kon Tum (13 ca), Bắc Giang (12 ca), Hà Tĩnh, Lạng Sơn (mỗi địa phương 11 ca), Lào Cai, Sơn La (mỗi địa phương 9 ca), Ninh Bình, Hà Nam, Cao Bằng (mỗi địa phương 5 ca), Quảng Trị (4 ca), Lai Châu (2 ca), Điện Biên, Bắc Kạn (mỗi địa phương 1 ca).

Các địa phương ghi nhận số ca mắc giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bạc Liêu (167 ca), Hồ Chí Minh (145 ca), Bến Tre (132 ca).

Các địa phương ghi nhận số ca mắc tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bình Định (225 ca), Cần Thơ (134 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (90 ca).

Trung bình số ca mắc mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 13.982 ca/ngày.

Từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 1.309.092 ca mắc, đứng thứ 35/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca mắc/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 149/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 13.280 ca mắc).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca mắc mới ghi nhận trong nước là 1.303.823 ca, trong đó có 1.006.460 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Có 2 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Bắc Kạn, Lai Châu.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Thành phố Hồ Chí Minh (478.309 ca), Bình Dương (284.263 ca), Đồng Nai (89.514 ca), Long An (38.697 ca), Tây Ninh (32.483 ca).

Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 1.711 ca, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 1.009.277 ca

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.854 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 4.618 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.376 ca; Thở máy không xâm lấn: 162 ca; Thở máy xâm lấn: 683 ca; ECMO: 15 ca.

Ngày 5/12, cả nước ghi nhận 199 ca tử vong; Tại Thành phố Hồ Chí Minh có 69 ca, trong đó có 4 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Bến Tre (2 ca), Đồng Tháp, Quãng Ngãi (mỗi địa phương 1 ca).

Tại các tỉnh, thành phố khác: Tây Ninh (20 ca), An Giang (19 ca), Kiên Giang (17 ca), Đồng Nai (12 ca), Tiền Giang (10 ca), Bình Dương (9 ca), Cần Thơ (7 ca), Sóc Trăng, Vĩnh Long (mỗi địa phương 6 ca), Đồng Tháp (5 ca), Bình Thuận, Cà Mau (mỗi địa phương 4 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (3 ca), Cao Bằng, Trà Vinh, Phú Thọ, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Khánh Hoà, Bình Phước, Bạc Liêu (mỗi địa phương 1 ca).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 197 ca/ngày.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 26.260 ca, chiếm tỷ lệ 2% so với tổng số ca mắc.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 33/234 vùng lãnh thổ, Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.

So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 9/49 (xếp thứ 5 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 6 ASEAN).

Trong 24 giờ qua, cả nước đã thực hiện 24.759 xét nghiệm cho 38.829 lượt người; từ 27/4/2021 đến nay đã xét nghiệm 26.887.231 mẫu cho 69.737.261 lượt người.

Trong ngày 4/12 có 502.169 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 127.353.020 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 73.251.913 liều, tiêm mũi 2 là 54.101.107 liều.

Bộ Y tế cho biết, tại nhiều địa phương vẫn ghi nhận số mắc COVID-19 hàng ngày trong cộng đồng, số mắc mới đang có xu hướng gia tăng trong những ngày gần đây. Dịch bệnh lưu hành rộng, luôn tiềm ẩn nguy cơ xuất hiện các ổ dịch mới trong cộng đồng, có khả năng bùng phát bất cứ lúc nào. Sự lây lan nhanh của biến thể mới Omicron trên thế giới cũng làm tăng nguy cơ xâm nhập của biến chủng mới vào nước ta.

Bộ Y tế tiếp tục yêu cầu các địa phương chủ động giám sát chặt chẽ người nhập cảnh, xây dựng kịch bản đáp ứng với các tình huống dịch COVID-19 trước biến thể mới; xét nghiệm cho người nhập cảnh theo quy định; tuyệt đối không để lây nhiễm trong các cơ sở cách ly và từ cơ sở cách ly ra ngoài cộng đồng, đặc biệt khi thực hiện cách ly tại các cơ sở lưu trú, khách sạn hay các đơn vị cách ly ngoài quân đội; xử lý nghiêm các trường hợp khai báo y tế không trung thực, không thực hiện cách ly theo quy định.

Theo các các chuyên gia y tế, những người đã được tiêm chủng vaccine vẫn có thể mắc bệnh nhưng thường là không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, rất nhẹ, ít có biểu hiện trở nặng. Những người đã được tiêm vaccine, khi mắc bệnh có xu hướng phục hồi tốt hơn nhóm chưa tiêm. Tuy vậy, những người đã tiêm vaccine, khi mắc bệnh vẫn sẽ là nguồn lây bệnh cho gia đình, cho cộng đồng, từ đó làm lây lan dịch bệnh, nhất là ở những vùng có tỉ lệ tiêm chủng thấp, đặc biệt dễ lây cho người lớn tuổi, người mắc bệnh nền, sức đề kháng kém và trẻ em. Mặt khác, khi một người đã được tiêm chủng đủ liều vaccine phòng COVID-19 thì khả năng miễn dịch cũng sẽ giảm dần theo thời gian và cần được tiêm tăng cường.

Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo: Không nên chỉ dựa vào vaccine mà lơ là phòng dịch COVID-19, không nên quá phụ thuộc vào việc tiêm phòng mà coi nhẹ các biện pháp bảo vệ khác. Việc tiêm phòng giúp giảm nguy cơ bệnh nặng và tử vong nhưng vẫn có nguy cơ nhiễm bệnh và lây bệnh cho người khác.

PV

TTXVN

Có thể bạn quan tâm