Bộ Y tế cho biết, từ 16 giờ ngày 22/4 đến 16 giờ ngày 23/4, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 10.365 ca mắc mới trong nước (giảm 795 ca so với ngày trước đó) tại 59 tỉnh, thành phố (có 7.412 ca trong cộng đồng).
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (978 ca), Phú Thọ (753 ca), Bắc Giang (556 ca), Quảng Ninh (538 ca), Nghệ An (456 ca), Yên Bái (440 ca), Vĩnh Phúc (397 ca), Tuyên Quang (338 ca), Lào Cai (334 ca), Gia Lai (318 ca), Đắk Lắk (318 ca), Thái Nguyên (314 ca), Thái Bình (276 ca), Quảng Bình (271 ca), Bắc Kạn (266 ca), Hải Dương (257 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (210 ca), Nam Định (208 ca), Hưng Yên (199 ca), Bắc Ninh (198 ca), Lâm Đồng (195 ca), Hòa Bình (183 ca), Cao Bằng (178 ca), Lạng Sơn (174 ca), Hà Giang (153 ca), Ninh Bình (144 ca), Điện Biên (129 ca), Hà Nam (125 ca), Sơn La (123 ca), Đà Nẵng (108 ca), Vĩnh Long (97 ca), Quảng Trị (87 ca), Lai Châu (82 ca), Bình Phước (80 ca), Thanh Hóa (79 ca), Hải Phòng (78 ca), Thành phố Hồ Chí Minh (76 ca), Tây Ninh (75 ca), Đắk Nông (74 ca), Bình Định (71 ca), Quảng Nam (63 ca), Cà Mau (42 ca), Phú Yên (42 ca), Bến Tre (40 ca), Quảng Ngãi (31 ca), Bình Dương (29 ca), Thừa Thiên Huế (27 ca), Kiên Giang (26 ca), Bạc Liêu (25 ca), Khánh Hòa (20 ca), Bình Thuận (19 ca), An Giang (15 ca), Long An (14 ca), Trà Vinh (12 ca), Đồng Nai (11 ca), Hậu Giang, Kon Tum (mỗi tỉnh 4 ca), Đồng Tháp (3 ca), Cần Thơ (2 ca).
Các địa phương ghi nhận số ca mắc giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Sơn La (150 ca), Hà Tĩnh (147 ca), Hải Dương (116 ca).
Các địa phương ghi nhận số ca mắc tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hải Phòng (78 ca), Quảng Bình (49 ca), Quảng Ninh (28 ca).
Trung bình số ca mắc mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 12.428 ca/ngày.
Từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 10.554.689 ca mắc, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca mắc/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 106.705 ca mắc ca).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca mắc ghi nhận trong nước là 10.546.941 ca, trong đó có 9.078.677 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.539.772 ca), Thành phố Hồ Chí Minh (607.962 ca), Nghệ An (479.143 ca), Bắc Giang (383.164 ca), Bình Dương (383.163 ca).
Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 2.229 ca, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 9.081.494 ca.
Số bệnh nhân đang thở ô xy là 685 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 505 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 93 ca; Thở máy không xâm lấn: 17 ca; Thở máy xâm lấn: 68 ca; ECMO: 2 ca.
Số bệnh nhân tử vong trong ngày là 6 ca.
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 10 ca/ngày.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.004 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca mắc.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Trong ngày 22/4 có 708.730 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 211.992.855 liều, trong đó:
Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 194.292.929 liều: Mũi 1 là 71.427.826 liều; Mũi 2 là 68.583.296 liều; Mũi 3 là 1.505.743 liều; Mũi bổ sung là 15.189.164 liều; Mũi nhắc lại là 37.586.900 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.325.671 liều: Mũi 1 là 8.873.048 liều; Mũi 2 là 8.452.623 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 374.255 liều (mũi 1).
*Theo Bộ Y tế, ở nước ta, dịch bệnh vẫn được kiểm soát trên phạm vi cả nước và có nhiều diễn biến tích cực khi có xu hướng giảm mạnh tại 4 tiêu chí trong 30 ngày qua gồm: Số ca cộng đồng cả nước giảm 56,5%, số ca tử vong giảm 60,5%, số ca đang điều trị tại bệnh viện giảm 44,9%, số ca nặng, nguy kịch giảm 38,6%.
Tuy nhiên, dự báo thời gian tới dịch bệnh vẫn còn diễn biến khó lường trên thế giới, không loại trừ xuất hiện các biến chủng mới lây lan nhanh hơn, nguy hiểm hơn. Vaccine vẫn là biện pháp quan trọng trong phòng, chống dịch; đồng thời tiếp tục đẩy mạnh tiêm chủng, chủ động xây dựng và triển khai các kịch bản, phương án đáp ứng với mọi tình huống dịch bệnh; tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác.
PV