Bộ Y tế cho biết, từ 17 giờ ngày 12/9 đến 17 giờ ngày 13/9, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 11.172 ca nhiễm mới, trong đó có 4 ca nhập cảnh và 11.168 ca ghi nhận trong nước.
Thành phố Hồ Chí Minh vẫn ghi nhận số ca mắc cao nhất nước (5.446 ca), Bình Dương (3.651 ca), Đồng Nai (768 ca), Long An (327 ca), Tiền Giang (161 ca), Tây Ninh (142 ca), Kiên Giang (77 ca), Cần Thơ (68 ca), Đồng Tháp (59 ca), Quảng Bình (57 ca), An Giang, Khánh Hòa (mỗi địa phương 44 ca), Bình Phước (42 ca), Hà Nội (41 ca), Bình Thuận (38 ca), Đắk Lắk (28 ca), Cà Mau (21 ca), Đắk Nông (20 ca), Thừa Thiên-Huế (18 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (16 ca), Đà Nẵng, Quảng Ngãi (mỗi địa phương 13 ca), Sóc Trăng (11 ca), Nghệ An (9 ca), Thanh Hóa, Quảng Nam, Phú Yên (mỗi địa phương 7 ca), Bạc Liêu (6 ca), Vĩnh Long, Bến Tre, Bình Định, Ninh Thuận (mỗi địa phương 5 ca), Trà Vinh (4 ca), Gia Lai (2 ca), Quảng Ninh (1 ca); trong đó có 5.926 ca trong cộng đồng.
Như vậy, so với số ca nhiễm trong ngày 12/9 thì số ca nhiễm ghi nhận trong nước của ngày hôm nay giảm 301 trường hợp, trong đó tại Thành phố Hồ Chí Minh giảm 712 ca, Bình Dương tăng 463 ca, Đồng Nai giảm 206 ca, Long An tăng 42 ca, Tiền Giang tăng 81 ca...
Trong 7 ngày qua trung bình số ca nhiễm mới trong nước là 12.446 ca/ngày.
Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 624.547 ca nhiễm, đứng thứ 49/222 quốc gia và vùng lãnh thổ về số lượng tuyệt đối; ở tỷ lệ ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 156/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 6.348 ca nhiễm).
Trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay) có 620.165 ca nhiễm mới được ghi nhận ở Việt Nam, trong đó có 383.004 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 13 trong số 62 tỉnh, thành phố có dịch đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hoà Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nam, Lào Cai.
Có 5 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Thái Bình, Phú Thọ, Kon Tum, Quảng Ninh, Ninh Bình.
Năm tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là Thành phố Hồ Chí Minh (303.475 ca), Bình Dương (160.669 ca), Đồng Nai (35.584 ca), Long An (28.486 ca), Tiền Giang (12.366 ca).
Trong ngày 13/9 số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh là 11.200, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên con số 385.778.
Theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.035 người, trong đó thở oxy qua mặt nạ là3.805 ca; thở oxy dòng cao HFNC là 1.131 ca; thở máy không xâm lấn là141 ca; thở máy xâm lấn là928 ca; ECMO (hệ thống oxy hóa qua màng ngoài cơ thể) là 30 ca.
Tổng hợp số liệu từ các Sở Y tế cho biết, có thêm 298 ca tử vong trong ngày, trong đó cao nhất là tại Thành phố Hồ Chí Minh (228 ca), tiếp đó là Bình Dương (32 ca), Đồng Nai (10 ca), Long An (7 ca), Tiền Giang, Đồng Tháp (mỗi địa phương 5 ca), Cần Thơ (3 ca), Khánh Hòa, Đà Nẵng (mỗi địa phương 2 ca), Phú Yên, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, An Giang (mỗi địa phương 1 ca).
Bộ Y tế bổ sung dữ liệu 83 ca tử vong từ thời gian trước đó, gồm tại Bình Dương (9 ca), Đồng Tháp (52 ca), An Giang (22 ca).
Trong 7 ngày qua trung bình số ca tử vong là 279 ca/ngày.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 15.660 trường hợp, chiếm 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4% so với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,1%).
Trong 24 giờ qua cả nước đã thực hiện 240.234 xét nghiệm cho 771.109 lượt người; từ ngày 27/4 đến nay đã xét nghiệm 15.207.904 mẫu cho 44.219.750 lượt người.
Trong ngày 12/9 có 1.066.948 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số vaccine đã được tiêm là 29.280.307 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 23.954.248 liều, tiêm mũi 2 là 5.326.059 liều.
Bộ Y tế kêu gọi người dân thực hiện Thông điệp 5T - “Pháo đài” chống dịch trong tăng cường giãn cách xã hội.
1. Tuân thủ nghiêm 5K
Thực hiện nghiêm giãn cách, “ai ở đâu ở đó”. Cách ly người với người, nhà với nhà, xã với xã; thực hiện nghiêm 5K khi phải ra khỏi nhà.
2. Thực phẩm đủ tại nhà
Cung cấp đủ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm để người dân an tâm ở nhà; đảm bảo an sinh xã hội tại nhà, đặc biệt quan tâm tới gia đình có người nhiễm, người có hoàn cảnh khó khăn, nhóm dễ bị tổn thương...
3. Thầy, thuốc đến tận gia
Bảo đảm mọi người dân được chăm sóc y tế; tổ chức trạm y tế lưu động tại các xã, phường để người dân được tiếp cận dịch vụ y tế; tổ chức quản lý, chăm sóc người nhiễm tại các địa phương áp dụng cách ly, điều trị F0 tại nhà; cung cấp túi thuốc cho người bệnh; sơ cấp cứu ban đầu và phát thuốc điều trị bệnh mãn tính cho nhân dân.
4. Test COVID tất cả
Thực hiện xét nghiệm toàn bộ người dân, đặc biệt là tại các địa bàn có nguy cơ rất cao, hoặc nguy cơ cao (vùng đỏ, vùng cam) để sàng lọc, phát hiện sớm người nhiễm, hạn chế lây lan ra cộng đồng và tổ chức chăm sóc người nhiễm phù hợp; hướng dẫn người dân tự xét nghiệm dưới sự giám sát của nhân viên y tế hoặc đội ngũ tình nguyện.
5. Tiêm chủng tại phường, xã
Tiêm vaccine phòng COVID-19 ngay ở xã, phường, tại trạm y tế hoặc điểm tiêm lưu động, bố trí nhiều điểm tiêm để người dân trong các nhóm đối tượng tiêm chủng được tiêm vaccine phòng COVID-19 sớm nhất, gần nhà nhất có thể.
PV