Dịch COVID-19: Bảo đảm tiến độ năm học

Dịch COVID-19: Bảo đảm tiến độ năm học
Điều chỉnh nội dung dạy học ở bậc phổ thông ở học kỳ 2 năm học 2019-2020

Chiều 31-3-2020, Bộ GD & ĐT đã có công văn hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học ở bậc phổ thông ở học kỳ 2 năm học 2019-2020. Theo đó có 3 cách điều chỉnh được áp dụng ở hầu hết tất cả các môn: Thứ nhất, không dạy một số môn, những bài học mang tính lý thuyết được giảm hẳn không thực hiện trên lớp. Thứ hai, khuyến khích học sinh học sinh tự đọc, tự làm: những nội dung không dạy trên lớp nhưng giáo viên giáo viên nên khuyến khích học sinh đọc thêm. Thứ ba là yêu cầu tự học có hướng dẫn.

Việc hướng dẫn học sinh có 2 dạng: hướng dẫn tích hợp, kết hợp các bài có cùng nội dung; và giảm nội dung trong 1 bài để giảm thời lượng. Ngoài ra, giảm một số nội dung trùng lặp trong một cấp và giữa các cấp.

Bộ GD&ĐT nhấn mạnh yêu cầu: "Không kiểm tra, đánh giá đối với những nội dung kiến thức đã tinh giản và các nội dung mà hướng điều chỉnh này yêu cầu "không dạy, không làm, không thực hiện; khuyến khích học sinh tự học".

Theo Bộ GD&ĐT, nội dung các bài dạy qua internet, dạy học trên truyền hình cũng căn cứ vào hướng dẫn điều chỉnh này để xây dựng bài giảng. Cụ thể:

Tinh giản bậc trung học

Trước tình hình diễn biến của dịch bệnh CCOVID-19, để đảm bảo hoàn thành chương trình giáo dục và kết thúc năm học, Bộ GD&ĐT  yêu cầu các sở thực hiện điều chỉnh nội dung dạy các môn học để phù hợp với thời gian của năm học 2019-2020.

Đối với các môn học Mỹ thuật, Âm nhạc, Thể dục, cơ sở giáo dục trung học chủ động điều chỉnh nội dung và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với điều kiện thực tiễn của cơ sở.

Bộ GD&ĐT cũng lưu ý, không kiểm tra, đánh giá những nội dung kiến thức đã tinh giản theo công văn số 5842/BGDĐT-GDTrH ngày 1-9-2011 và các nội dung "Không dạy", "Không làm", "Không thực hiện", "Khuyến khích học sinh tự học" theo hướng dẫn của công văn mới này.

Tinh giản bậc tiểu học

Hướng dẫn tinh giản bậc tiểu học được Bộ GD&ĐT xây dựng cụ thể cho từng môn học của từng lớp học từ lớp 1 đến lớp 5. Theo đó, có 9 môn học từ lớp 1 đến lớp 5 được điều chỉnh nội dung dạy học của học kỳ II, gồm: Toán; Tiếng Việt; Khoa học; Đạo đức; Tự nhiên và Xã hội; Lịch sử và Địa lý; Âm nhạc; Thủ công/Kỹ thuật; Thể dục. Việc tinh giản được hướng dẫn cụ thể theo từng tuần dạy học của chương trình, để đảm bảo các nhà trường thuận lợi trong triển khai việc thực hiện thống nhất trên phạm vi cả nước.

Các nội dung cơ bản được giữ để đảm bảo cung cấp kiến thức, kỹ năng nền tảng, cốt lõi của chương trình cho học sinh, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục phổ thông; chỉ tinh giản những nội dung nâng cao, yêu cầu vận dụng và vận dụng cao. Một số nội dung, yêu cầu trong bài học được giảm tải; một số bài học được chuyển thành bài tự chọn, bài tự học ở nhà hoặc không tổ chức dạy học; các nội dung tiết học gần nhau thuộc cùng một chủ đề được ghép thành một bài học theo chủ đề.

Nhiều trường đại học dạy online

Thực hiện chỉ đạo của Bộ GD&ĐT về chủ động triển khai các phương thức đào tạo từ xa để phòng, chống dịch bệnh COVID-19, nhiều trường đại  học đã chính thức bắt đầu học kỳ II của năm học 2019-2020 với việc dạy học online.

TS Trần Thanh Thưởng - Trưởng phòng Tuyển sinh và Công tác SV, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh (HCMUTE) cho biết: Mặc dù, một số khoa của trường đã triển khai dạy học online khi dịch bệnh COVID-19 mới xảy ra nhưng việc triển khai giữa các đơn vị không đồng đều nên trường điều chỉnh thời gian bắt đầu học kỳ II của năm học 2019-2020 từ ngày 30-3 và kết thúc trong khoảng 15 tuần.

Tương tự, để kịp tiến độ năm học 2019-2020, Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP Hồ Chí Minh (HUFLIT) cũng triển khai dạy học online. TS Nguyễn Anh Tuấn - Phó Hiệu trưởng phụ trách HUFLIT cho biết: Nhà trường đã đầu tư cơ sở hạ tầng hỗ trợ cho việc dạy online, đồng thời mua bản quyền một số phần mềm như Zoom… để bảo đảm học kỳ II của năm học được hoàn tất đúng tiến độ vào tháng 8-2020.

Trường Đại học Hoa Sen (HSU) cũng đã bắt đầu học kỳ II từ ngày 23-3 theo hình thức dạy học online. Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ - Phó Hiệu trưởng HSU, việc dạy học online tại trường được triển khai theo mô hình VLA (Videoconferecing + LCMS + Accreditation) gồm có 3 bước: Bước 1: GV, SV tương tác qua hệ thống Videoconferencing do nhà trường đầu tư phát triển. Hệ thống cho phép sử dụng webcam, micro và chia sẻ màn hình, làm việc nhóm đồng thời vài nghìn người. Bước 2: GV, SV tương tác qua hệ thống mlearning (LCMS). Thông qua hệ thống mlearning, SV thảo luận, đọc tài liệu, làm bài tập và các hoạt động khác như quiz, glossary, wiki, workshop... và GV cho phản hồi. Bước 3: Các phòng ban chức năng thực hiện công tác chấm công, kiểm định và bảo đảm chất lượng (Accreditation).

Tại Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh (HCMUE), học kỳ II của năm học 2019-2020 bắt đầu từ 16-3 với hình thức dạy học online. Theo ThS Lê Phan Quốc - Phó Trưởng phòng Đào tạo HCMUE, việc triển khai dạy học online cũng gặp một số khó khăn nhất định do đa số GV chưa chuẩn bị các điều kiện để sẵn sàng, đồng thời các yếu tố về cơ sở vật chất, điều kiện về công nghệ thông tin và một số tài liệu học thuật bằng giấy… Tuy nhiên, cùng với sự nỗ lực của GV, SV toàn trường nên những khó khăn cũng dần dần được tháo gỡ. Bên cạnh đó, HCMUE có lợi thế về đội ngũ chuyên gia về E-Learning rất mạnh nên kịp thời hỗ trợ kỹ thuật dạy học online cho GV các khoa. Khi SV đi học tập trung trở lại sẽ học một số môn thực hành. Đồng thời việc kiểm tra đánh giá cuối kỳ cũng sẽ làm trực tiếp” - ThS Lê Phan Quốc chia sẻ.

Tại Trường Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU), học kỳ II bắt đầu từ tháng 12-2019 nên khi dịch COVID-19 xảy ra trường chuyển sang hình thực dạy học online từ 10-2-2020 tới nay.
 
Diệp Ninh

Có thể bạn quan tâm

Phân bổ hơn 4.557 tỷ đồng để xoá nhà tạm, nhà dột nát

Phân bổ hơn 4.557 tỷ đồng để xoá nhà tạm, nhà dột nát

Thông tin ngày 30/3 từ Bộ Dân tộc và Tôn giáo cho hay, căn cứ Nghị quyết của Quốc hội về việc cho phép sử dụng từ nguồn tiết kiệm 5% kinh phí chi thường xuyên năm 2024 để hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định phân bổ 4.557,773 tỷ đồng để các địa phương triển khai chương trình này trên địa bàn. Đến nay, các địa phương đã nhận được 2.836,8 tỷ đồng từ các bộ, ngành, địa phương, ngân hàng, tập đoàn, đạt gần 82% theo phương án phân công của Ban Chỉ đạo trung ương.

Bộ Y tế yêu cầu siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Bộ Y tế yêu cầu siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Ngày 29/3, Bộ Y tế có văn bản hỏa tốc gửi Giám đốc các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Thủ trưởng Y tế các Bộ về việc tăng cường công tác phân luồng, thu dung, điều trị và kiểm soát lây nhiễm sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng ủng hộ Chương trình “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: Công Thử - TTXVN

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Ninh Thuận phải quyết tâm hoàn thành sớm mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát

Ninh Thuận phải cố gắng nỗ lực để là 1 trong 5 tỉnh, thành phố hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân khó khăn về nhà ở trong năm 2025. Đó là mong muốn, ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng trong chuyến công tác tại Ninh Thuận, Lễ phát động chiến dịch 90 ngày đêm “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” do tỉnh tổ chức sáng 29/3.

Đoàn đại biểu Quốc thảo luận ở tổ về cải cách tiền lương. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 4/2025: Quy định mới về tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước

Trong tháng 4/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực, nổi bật là các chính sách liên quan đến quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước; sửa đổi, bổ sung quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm.

Đóng góp đề xuất dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc

Đóng góp đề xuất dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc

Ngày 27/3, Thường trực Hội đồng Dân tộc Quốc hội phối hợp với Thành ủy, Hội đồng nhân dân thành phố Huế tổ chức khai mạc Hội thảo "Chính sách phát triển kinh tế vùng dân tộc thiểu số và miền núi; thực trạng và những đề xuất cho dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc".

Khuyến khích đặt tên xã, phường theo số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa

Khuyến khích đặt tên xã, phường theo số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa

Để thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và tạo cơ sở pháp lý thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp; trên cơ sở kết quả thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thời gian qua, Bộ Nội vụ đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức xây dựng dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính.

Các đối tượng được hưởng ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng trong tuyển sinh đại học, cao đẳng

Các đối tượng được hưởng ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng trong tuyển sinh đại học, cao đẳng

Theo hướng dẫn một số nội dung tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2025 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, trong thời hạn đăng ký dự thi tốt nghiệp (từ 21/4 đến 17 giờ ngày 28/4), thí sinh có nguyện vọng đăng ký xét tuyển sinh đại học, cao đẳng phải khai báo trên phần mềm đầy đủ, đúng các thông tin kèm minh chứng để hưởng ưu tiên trong xét tuyển.

Ban Chỉ đạo Trung ương ban hành Kế hoạch về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ban Chỉ đạo Trung ương ban hành Kế hoạch về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ngày 20/3/2025, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đã ban hành Công văn số 43-CV/BCĐ (Công văn số 43-CV/BCĐ) về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 51/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hội nhập quốc tế" (Chương trình).