Đi tìm Hà Nội qua triển lãm tranh - gốm “3 phố”

Đi tìm Hà Nội qua triển lãm tranh - gốm “3 phố”
3 họa sĩ chia sẻ ý tưởng tổ chức cuộc triển lãm tranh - gốm "3 phố" (từ trái sang: họa sĩ Lê Thiết Cương, họa sĩ Phương Bình và họa sĩ Phạm Trần Quân).
3 họa sĩ chia sẻ ý tưởng tổ chức
cuộc triển lãm tranh - gốm "3 phố" (từ trái sang: họa sĩ Lê Thiết Cương,
họa sĩ Phương Bình và họa sĩ Phạm Trần Quân).
“3 phố” lấy cảm hứng từ không gian của Hà Nội phố (xưa và nay) và được tái hiện thông qua những "góc nhìn” của từng họa sĩ. Từ nhiều chất liệu như: gốm, tranh sơn mài, giấy dó..., với khoảng 20 tác phẩm, triển lãm “3 phố” không bó hẹp ở ba con phố cụ thể nào mà là “những giai điệu màu sắc phố” được vẽ bởi những người đã gắn bó, thậm chí từng sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. 
Họa sĩ Phạm Trần Quân và họa sĩ Phương Bình vẽ trên chất liệu giấy dó.
Họa sĩ Phạm Trần Quân và
họa sĩ Phương Bình vẽ trên chất liệu giấy dó.
Phố trong “3 phố” có đủ rộn ràng, náo nhiệt, đủ thinh lặng, mơ hồ và đủ hoài niệm, bâng khuâng. Trung thành với lối vẽ tối giản và từng vẽ về phố nhiều năm trước nhưng phố trong tranh của họa sĩ Lê Thiết Cương “tối giản thêm một lần nữa”. Họa sĩ đã bỏ hết những nét (vốn để người xem có thể tưởng tượng ra “cái cửa ra vào, cái cổng, hay cửa sổ”) chỉ giữ lại cái bóng căn nhà phố cổ với hai mẫu đầu hồi in trên nền tường. Vì vậy, ở lần trở lại này, phố với họa sĩ Lê Thiết Cương “gần như chỉ còn là cái cớ” để buồn, để nhớ những gì Hà Nội đã mất.
 
Họa sĩ Phương Bình với lối vẽ loang nhòe, nhiều nét rơi, chảy phóng khoáng đã tạo cho phố một hơi thở chứa trong lòng cả sự mâu thuẫn, lẫn mơ hồ, quyến rũ. Phố của chị vừa như “đang trốn” vừa như bị che phủ, vừa như sắp tan biến bởi hiện tại, trước hiện tại. Lẫn vào trong đó là những mái nhà thờ, những ngôi nhà cổ mang theo tiếng thở dài. 
Tác phẩm sắp đặt ngẫu hứng "Phố ôm cây" của nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha...
Tác phẩm sắp đặt ngẫu hứng
"Phố ôm cây" của nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha...
...được lấy cảm hứng từ các ca khúc về Hà Nội theo năm tháng.
...được lấy cảm hứng từ
các ca khúc về Hà Nội theo năm tháng.

Họa sĩ Phạm Trần Quân gây ấn tượng thị giác bằng cách chia các đường nét, mảng màu xiên, dọc trong bức vẽ tạo nên chân dung phố của thời hiện đại đầy mảnh nối, mảng ghép. Người xem có cảm giác một không gian phố chật chội, bức bối trước sự cơi nới với đường dây điện chằng chịt. Phố với Phạm Trần Quân “như một cái giật mình, có lúc mê mải, có lúc hoang đường” trừu tượng mà vẫn hiển hiện trước mắt.
 
Đặc biệt, triển lãm có sự tham gia của nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha với tư cách khách mời. Nhạc sĩ đã trình diễn tác phẩm sắp đặt ngẫu hứng các ca khúc về Hà Nội theo năm tháng...
 
Một số tác phẩm tranh - gốm
của nhóm họa sĩ được trưng bày tại buổi triển lãm:

Triển lãm nhận được sự quan tâm của đông đảo người yêu thích nghệ thuật:

Có thể bạn quan tâm