Đề xuất những giải pháp xử lý môi trường biển miền Trung

Đề xuất những giải pháp xử lý môi trường biển miền Trung
Tuy vậy, tại 3 khu vực cách bờ 1,5km gồm khu vực Sơn Dương - Hà Tĩnh (rộng khoảng 300km2), cửa Nhật Lệ - Quảng Bình (khoảng 330km2), hòn Sơn Chà - Thừa Thiên - Huế (khoảng 160km2), do chịu tác động của dòng xoáy cục bộ nên một số thông số môi trường cao hơn các khu vực khác, nhưng vẫn nằm trong giới hạn cho phép, cần tiếp tục được giám sát và quan trắc thường xuyên. 

* Biển sẽ tự làm sạch 

Theo Giáo sư Tiến sĩ Mai Trọng Nhuận, Đại học Quốc gia Hà Nội thay mặt cho nhóm chuyên gia nghiên cứu đánh giá môi trường biển sau sự cố môi trường biển: Tuy hàm lượng phenol và xyanua giảm đến mức an toàn, các thông số khác đều giảm theo thời gian, nhưng vẫn cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá mới khẳng định được chính xác thời điểm biển khôi phục như xưa. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tiến sĩ Friedhelm Schroeder (Đức), là thành viên nhóm nghiên cứu cho rằng kết quả quan trắc cho thấy xyanua qua thời gian đã sạch; phenol vẫn còn nhưng có chiều hướng giảm dần và nằm trong ngưỡng cho phép. Nhưng vẫn còn một số hố, bẫy thủy lực cần giám sát thêm để theo dõi thông số phenol chìm sâu dưới đáy thay đổi như thế nào. “Cho dù cá nhỏ đã quay trở lại vùng biển 4 tỉnh miền Trung, nhưng khi được hỏi người dân đã có thể ăn hải sản đánh bắt ở khu vực này hay chưa, Bộ Y tế cần giám sát kỹ trước khi đưa ra những khuyến cáo cụ thể”- Tiến sĩ Friedhelm Schroeder lưu ý. 

Tiến sĩ Lê Văn Cát, Viện Hóa học - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam khẳng định không cần áp dụng công nghệ làm sạch biển vì điều đó không thể thực hiện được. Vì công nghệ làm sạch biển nếu hiểu theo nghĩa áp dụng các biện pháp giúp loại bỏ hết yếu tố gây hại cho cá thì hiện nay không hề có. Mà chỉ nên quan sát xem biển tự hồi phục đến mức độ nào vì biển có khả năng tự làm sạch, từ đó công bố khi nào có thể ăn cá, tôm, sò hến...Vì vậy nên theo dõi và đánh giá mà không áp dụng các biện pháp cưỡng bức hay dùng công nghệ can thiệp. Thực tế cho thấy qua 4 tháng nên các lớp chất độc mỗi ngày một mỏng đi do bị sóng đánh, còn độc tố bám trên chất rắn cũng bị phân hủy dần mỗi ngày. 

Đồng quan điểm với Tiến sĩ Lê Văn Cát, bàn về các giải pháp làm sạch môi trường biển bị ô nhiễm, Phó Giáo sư Tiến sĩ Trịnh Văn Tuyên, Viện trưởng Viện Công nghệ Môi trường - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam khẳng định: Biển tự hấp phụ và tự động nhả hấp phụ, nồng độ chỗ nào cao, tự chuyển sang nơi có nồng độ thấp. Độc tố sẽ hòa tan dần dần và giảm đi theo thời gian. Trong môi trường nước, kể cả trong nước biển, vi sinh tự phân hủy được. Nếu kết quả khảo sát hàm lượng chất độc trong biển không còn nhiều, theo thời gian biển có thể tự làm sạch. Hệ sinh thái sẽ tự hồi phục và rất nhanh bởi dòng chảy đáy là đới ven bờ và liên tục từ Bắc đến Nam (mức độ ô nhiễm chủ yếu là ở đới ven bờ và lan ra đến độ sâu khoảng 30m). Việc phục hồi này không cần phải can thiệp mà thiên nhiên sẽ làm. 

Các độc tố còn lại trên bề mặt nước dần sẽ bị pha loãng và theo thời gian nước biển sẽ trở lại bình thường vì dòng chảy không đứng yên. Những chất tích tụ ở dưới đáy biển một phần nào đó theo thời gian cũng sẽ phát tán lên dòng nước chảy ở đáy biển. Dòng chảy này liên tục chảy từ Bắc đến Nam và không cố định nên mức độ phát tán rất nhanh, làm cho độc tố sẽ dần hòa tan và giảm đi. Nhưng để giải pháp phục hồi tự nhiên trở thành hiện thực, biển phải không tiếp nhận thêm chất thải hay tác động từ hoạt động đánh bắt của con người, nếu không các chất độc sẽ tiếp tục cộng hưởng, môi trưởng biển tiếp tục ô nhiễm. "Dù áp dụng phương pháp hay công nghệ nào trong xử lý môi trường biển, quan trọng vẫn là quản lý khai thác nguồn lợi từ ngư dân và hệ thống xả thải từ hoạt động của con người ra biển" - tiến sĩ Vũ Thành Ca, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam nhận xét. 

Hiện có ý kiến cho rằng để xử lý thu hồi chất độc hại cần phải hút trầm tích ở đáy biển lên. Song nhiều nhà khoa học nhận định điều này là không tưởng. Do các chất độc tố không tập trung vào một chỗ mà phát tán toàn bộ đới biển ven bờ từ Hà Tĩnh vào đến Thừa Thiên - Huế, các chất này nằm ở trầm tích sét (trầm tích keo). Muốn hút được phải biết các chất này nằm ở đâu? Trong khi đó từ Hà Tĩnh cho đến Đà Nẵng có quá nhiều sông ngòi. Vật liệu phù sa ở trên núi được đưa ra biển có đất sét, cát… Dòng chảy ven bờ bao giờ cũng đi từ Bắc đến Nam. Các loại vật liệu này nặng nên nó sẽ trôi nổi dưới đáy biển. 

* Phục hồi rạn san hô bằng phương pháp nhân tạo 

Sự cố xả thải của Formosa đã gây hậu quả nghiêm trọng đối với hệ sinh thái. Theo các nhà khoa học có khả năng 50% rạn san hô bị phá hủy và mất ít nhất 50 năm hệ sinh thái biển của Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế mới có thể phục hồi như trước. Đối với các sự cố môi trường ở diện tích, khu vực nhỏ, để phục hồi các rặng san hô đã chết bởi nhiễm hóa chất độc sẽ phải dọn sạch hoặc di dời sang môi trường khác để phục hồi. Còn với những khu vực có diện tích bị nhiễm độc rộng sẽ tạo môi trường, tạo cá thể, dùng nguồn san hô ở nơi khác để cấy. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Thạc sĩ Nguyễn Trọng Lương, Viện Khoa học và Công nghệ Khai thác thủy sản -Đại học Nha Trang đề xuất: Để khôi phục, tái tạo nguồn thủy sinh vật tại các tỉnh miền Trung, có thể dùng phương pháp nhân tạo tạo các rạn. Trên thực tế, Viện Hải Dương học đã tiến hành thử nghiệm di trồng san hô sống trên giá thể cứng (rạn nhân tạo bằng bê tông) tại Hòn Ngang, tỉnh Bình Định; Núi Thành (Quảng Nam); Hòn Mun (Vịnh Nha Trang). Kết quả thử nghiệm san hô trồng trên các giá thể rạn sau 1 năm cho thấy san hô phát triển tốt, tỷ lệ sống đạt 82,5% và mức độ phát triển khoảng 5 - 6 cm/năm. Kết quả nghiên cứu này khẳng định việc thả rạn nhân tạo là một trong những giải pháp hữu hiệu, nhằm phục hồi rạn san hô và tăng cường nguồn lợi hải sản 4 tỉnh miền Trung hiện nay. Tuy vậy, để áp dụng phương pháp này phải kiểm tra xem trong nước có còn tồn tại những hoá chất độc không. Đồng thời cũng phải kiểm tra trong trầm tích lượng chất độc còn bao nhiêu. Nếu nước và trầm tích an toàn mới tính đến các biện pháp phục hồi. Nếu trong trầm tích những chất độc còn lắng đọng thì phục hồi cũng rất khó. 

Với mong muốn phục hồi nhanh hệ sinh thái biển nói chung, rạn san hô nói riêng tại 4 tỉnh miền Trung, các chuyên gia đề nghị cơ quan quản lý cần triệt để cấm đánh bắt cá bằng các hình thức hủy diệt và đánh bắt cạn kiệt, trong đó có các loài có lợi cho san hô như cá dìa, cá mó...Mặt khác cần quản lý chặt chẽ hoạt động xả thải của Công ty Formosa và các công ty có hệ thống xả thải ra biển ở những khu vực này.

* Tìm giải pháp công nghệ tối ưu 

Giáo sư Nguyễn Tác An, nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học cho biết, đặc điểm của vùng biển nhiệt đới là có khả năng tự làm sạch khá cao. Cơ chế tự làm sạch của biển được thực hiện qua 3 quá trình. Thứ nhất, các chất độc như phenol, xyanua sẽ trôi và pha loãng do dòng chảy hoặc mưa xuống. Thứ hai là nhờ cơ chế hóa học với các phản ứng tự nhiên giúp chuyển hóa từ chất này sang chất kia. Thứ ba là quá trình quang hóa khiến các chất ô nhiễm tự chuyển hóa hoặc phân hủy. Nhưng khả năng tự làm sạch của biển có giới hạn, khả năng này chỉ phát huy hiệu quả tốt nhất với các ô nhiễm phát sinh trong tự nhiên chứ không phải với chất độc do con người tạo ra. Để biển sạch, không thể chỉ dựa vào khả năng của biển, mà con người đóng vai trò quyết định bằng các giải pháp công nghệ tối ưu để đẩy nhanh sự hồi phục của hệ sinh thái. 

Bởi nếu để tự nhiên tự làm sạch thì các chất độc sẽ trôi từ vùng này đến vùng khác. Hơn nữa các chất độc đó chỉ được pha loãng chứ không tan hết ngay, trong thời gian nhất định chất độc có thể tích tụ ở một khu vực biển, làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái mới phục hồi. Do đó con người có thể tác động vào tự nhiên để sớm đạt được mục đích. Đơn cử như thông qua quá trình động lực học, con người định hướng dòng chảy đưa chất độc đến nơi nào đó vô hại. Hoặc tăng cường phản ứng hóa học để chuyển hóa các chất độc thành chất có lợi cho sinh vật...Tuy vậy, khi sử dụng giải pháp kỹ thuật cần thận trọng để tránh phát tán chất độc. 

Theo báo cáo hiện trạng môi trường biển miền Trung, thời gian qua hàm lượng các chất ô nhiễm giảm nhanh, có nơi giảm đến 90%. Hệ sinh thái từ chỗ bị hủy diệt đã bắt đầu hồi phục. Sau khi phân tích 1.080 mẫu (tháng 5), 331 mẫu (tháng 6) và 68 mẫu kiểm chứng (tháng 8), so sánh đối chiếu với quy chuẩn Việt Nam, nhóm chuyên gia cho biết các thông số lý hóa, dinh dưỡng, kim loại nặng trong giới hạn cho phép, đảm bảo với vùng bãi tắm, thể thao dưới nước, nuôi trồng thủy sản./. 
TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Cửa biển cạn dòng do thủy triều xuống bất thường khiến ngư dân gặp khó

Cửa biển cạn dòng do thủy triều xuống bất thường khiến ngư dân gặp khó

Nhiều ngày qua do thủy triều xuống thấp bất thường khiến mực nước cửa biển Lạch Vạn (huyện Diễn Châu) vốn đã nông càng trở nên cạn dòng, tàu thuyền của ngư dân không thể ra, vào cửa biển theo đúng lịch trình như thường lệ. Điều đáng ngại là nhiều tàu, thuyền đã mắc cạn khi vào cửa biển.

Dạy Giáo dục địa phương từ nguồn "tài nguyên sống"

Dạy Giáo dục địa phương từ nguồn "tài nguyên sống"

Học tập, tham quan tại bảo tàng, các di tích văn hóa, lịch sử hay trực tiếp từ các nghệ nhân dân gian, chuyên gia, già làng… đã mang lại những tiết học Giáo dục địa phương sống động cho học sinh ở Nghệ An. Những tiết học thực tế giúp học sinh tiếp thu kiến thức tự nhiên, hiệu quả, góp phần bồi dưỡng niềm tự hào, tình yêu quê hương, ứng dụng những điều đã học vào thực tiễn.

Bắc Kạn trồng mới rừng tập trung và cây phân tán đạt hơn 138%

Bắc Kạn trồng mới rừng tập trung và cây phân tán đạt hơn 138%

Theo UBND tỉnh Bắc Kạn, thực hiện Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025”, trong 4 năm (từ năm 2021 đến 2024), các cơ quan, đơn vị, địa phương, nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã hưởng ứng và tham gia tích cực các phong trào trồng cây, trồng rừng do UBND tỉnh và các ngành, địa phương phát động.

Hỗ trợ đổi mới công nghệ, giảm ô nhiễm tại các làng nghề

Hỗ trợ đổi mới công nghệ, giảm ô nhiễm tại các làng nghề

Các làng nghề không chỉ tạo việc làm thường xuyên, nâng cao thu nhập cho lao động tại chỗ ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc mà còn góp phần gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống của quê hương. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, sự phát triển làng nghề xen kẽ giữa khu dân cư đã và đang gây ra những hệ lụy không nhỏ về vấn đề ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người dân.

53/54 tỉnh có tỷ lệ tiêm vắc-xin phòng chống bệnh sởi đạt 95,2%

53/54 tỉnh có tỷ lệ tiêm vắc-xin phòng chống bệnh sởi đạt 95,2%

Theo thống kê của Bộ Y tế, đến hết ngày 3/4, có 53/54 tỉnh đã triển khai tiêm chủng vắc-xin phòng, chống bệnh sởi được 762.320/800.719 đối tượng, đạt 95,2%. Đặc biệt, thành phố Cần Thơ do đã hoàn thành việc tiêm chủng cho các nhóm đối tượng đạt tỷ lệ cao trong năm 2024 và đầu năm 2025 nên còn số ít đối tượng cần tiêm chủng và triển khai lồng ghép vào ngày tiêm chủng thường xuyên.

Xây dựng Bạc Liêu trở thành Trung tâm năng lượng sạch

Xây dựng Bạc Liêu trở thành Trung tâm năng lượng sạch

Chiều 4/4, Tỉnh ủy Bạc Liêu tổ chức hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW, ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Liên tiếp xảy ra 6 trận động đất tại khu vực huyện Kon Plông (Kon Tum)

Liên tiếp xảy ra 6 trận động đất tại khu vực huyện Kon Plông (Kon Tum)

Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, Viện Các khoa học Trái đất (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) thông tin, liên tiếp xảy ra 6 trận động đất tại khu vực huyện Kon Plông (Kon Tum) có độ lớn từ 2.6 đến 3.4. Trận động đất mới nhất có độ lớn 3.4 xảy ra lúc 12 giờ 32 phút 38 giây ngày 4/4 (giờ Hà Nội) có tọa độ 14.790 độ Vĩ Bắc-108.275 độ Kinh Đông, độ sâu chấn tiêu khoảng 8.1 km; độ rủi ro thiên tai cấp 0.

Hai cuộc đời được tiếp nối từ nghĩa cử hiến tạng của chàng trai người Nùng

Hai cuộc đời được tiếp nối từ nghĩa cử hiến tạng của chàng trai người Nùng

Sáng 4/4, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, hai bệnh nhân được ghép thận từ chàng trai người Nùng hiến tặng đã khỏe mạnh, xuất viện về nhà sau hơn 1 tháng phẫu thuật. Đây là hai ca ghép thận từ người cho chết não đầu tiên được thực hiện tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định, đánh dấu bước tiến quan trọng trong lĩnh vực ghép tạng của đơn vị.

Ninh Thuận ưu tiên bảo tồn đa dạng sinh học gắn với phát triển bền vững

Ninh Thuận ưu tiên bảo tồn đa dạng sinh học gắn với phát triển bền vững

Xác định vai trò quan trọng của đa dạng sinh học đối với sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, tỉnh Ninh Thuận triển khai đồng bộ các giải pháp tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn. Các nỗ lực này tập trung vào việc bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên, môi trường sống, nâng cao nhận thức và sự tham gia đóng góp của cộng đồng.

áp thấp nhiệt đới, vùng áp thấp, thời tiết ngày 14/2, gió mạnh, sóng biển, ngư dân, chủ tàu thuyền, ứng phó thời tiết

Thời tiết ngày 4/4/2025: Nam Bộ có nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, dự báo ngày và đêm 4/4, khu vực Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-36 độ C, có nơi trên 36 độ C, độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 45-50%. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ vẫn rét vào sáng sớm và đêm, nhưng ngày có nơi lên đến 29 độ C.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo lý giải cách quy đổi điểm tương đương trong xét tuyển đại học

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo lý giải cách quy đổi điểm tương đương trong xét tuyển đại học

Một trong những điểm mới của Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non năm nay đó là, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các cơ sở đào tạo sử dụng nhiều phương thức tuyển sinh phải xác định quy tắc quy đổi tương đương ngưỡng đầu vào và điểm trúng tuyển của các phương thức xét tuyển để đảm bảo công bằng, minh bạch với tất cả thí sinh. Chiều 3/4, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí để làm rõ các thông tin liên quan đến quy định này.

Giá xăng dầu tiếp tục tăng từ 15h chiều nay 3/4

Giá xăng dầu tiếp tục tăng từ 15h chiều nay 3/4

Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa quyết định điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu từ 15h chiều nay 3/4. Theo đó, giá xăng tiếp tục được điều chỉnh tăng cùng với giá dầu điêzen, dầu hoả, dầu madút.

Xác định nguyên nhân, khắc phục lúa chết bất thường cạnh cao tốc Cần Thơ - Cà Mau

Xác định nguyên nhân, khắc phục lúa chết bất thường cạnh cao tốc Cần Thơ - Cà Mau

Trước thông tin một số báo chí phản ánh, cánh đồng lúa vụ Đông Xuân của huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang ở hai bên đường cao tốc Cần Thơ - Cà Mau đang thi công bị thiệt hại do công trình bơm cát đắp nền, do hai bên cao tốc không có mương thoát nước nên phèn và nước mặn tràn thấm xuống ruộng.

Yên Bái tiếp nhận 36 tỷ đồng để xóa nhà tạm

Yên Bái tiếp nhận 36 tỷ đồng để xóa nhà tạm

Chiều 2/4, Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát tỉnh Yên Bái tổ chức Chương trình tiếp nhận hỗ trợ kinh phí chung tay xóa nhà tạm, dột nát năm 2025 từ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

Phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép gần 5 tấn chất độc ở Lào Cai

Phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép gần 5 tấn chất độc ở Lào Cai

Chiều 2/4, Công an tỉnh Lào Cai thông tin, lực lượng chức năng của đơn vị vừa đấu tranh triệt phá thành công một đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất độc (xyanua) với số lượng lớn; tàng trữ trái phép vật liệu nổ; vi phạm quy định về khai thác tài nguyên tại huyện Văn Bàn và bắt quả tang 47 đối tượng liên quan.

Đề nghị điều tra, xử lý vụ hành hung bác sỹ tại Gia Lai

Đề nghị điều tra, xử lý vụ hành hung bác sỹ tại Gia Lai

Ngày 2/4, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có công văn gửi Giám đốc Sở Y tế Gia Lai về vụ việc bác sỹ tại đơn vị Hồi sức cấp cứu, Trung tâm Y tế huyện Chư Sê, bị hành hung ngày 31/3. Vụ việc đã gây mất an ninh, trật tự, ảnh hưởng tiêu cực công tác khám, chữa bệnh, an toàn của người bệnh và nhân viên y tế.

Quảng Nam tái định cư, chống sạt lở cho đồng bào ở vùng “trước núi sau sông”

Quảng Nam tái định cư, chống sạt lở cho đồng bào ở vùng “trước núi sau sông”

Do địa hình có độ dốc cao, sông suối chia cắt mạnh cùng với phong tục tập quán, nhiều khu dân cư của đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam nằm rải rác ở lưng chừng núi. Nhiều nơi nằm trong vùng “trước núi sau sông” hoặc “trước sông sau núi” nên thường xuyên đối mặt với nguy cơ sạt lở núi và lũ quét. Nhiều năm qua, cùng với đầu tư cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Quảng Nam đã nỗ lực ứng phó hiệu quả với thiên tai, ổn định cuộc sống lâu dài cho đồng bào.

Thêm thu nhập, tăng động lực cho người dân tích cực bảo vệ rừng ở Điện Biên

Thêm thu nhập, tăng động lực cho người dân tích cực bảo vệ rừng ở Điện Biên

Nhờ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng được triển khai hiệu quả, tỷ lệ che phủ rừng tại Điện Biên đã liên tục tăng trong những năm qua. Chính sách này không những nâng cao được trách nhiệm của người dân đối với quản lý, bảo vệ rừng mà còn còn góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, cải thiện cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số.