Một số chương trình, chính sách còn chồng chéo, phân tán nguồn lực
Theo báo cáo giám sát của Hội đồng Dân tộc, tình hình đời sống, kinh tế, an ninh chinh trị, trật tự an toàn xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi trên cả nước cơ bản ổn định. Các vấn đề an sinh xã hội, thực hiện các chính sách dân tộc tiếp tục được quan tâm, chỉ đạo. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương vùng dân tộc thiểu số, miền núi năm 2017 vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế. Vấn đề cốt lõi để phát triển sản xuất, giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số triển khai chậm và chưa rõ hiệu quả. Nhiều địa phương gặp các khó khăn phát sinh do ảnh hưởng của thiên tai, bão lụt, biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm nhập mặn, đã tác động lớn đến sản xuất, đời sống, sinh hoạt của người dân trong đó có đồng bào vùng dân tộc thiểu số, miền núi, nhất là địa bàn các tỉnh miền núi phía Bắc (Yên Bái, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La) và một số vùng thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Tình hình trên cũng gây nên gia tăng số hộ nghèo ở một số địa phương.
Về nguyên nhân của những hạn chế trên, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành cho biết, qua giám sát của Quốc hội cho thấy hiện một số đề án, chính sách đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhưng đến nay chưa được bố trí vốn để triển khai thực hiện, hoặc được bố trí vốn hạn hẹp, chưa đáp ứng theo kế hoạch được duyệt. Kinh phí từ ngân sách địa phương rất hạn chế, thậm chí chưa bố trí để triển khai thực hiện.
Mặc dù Chính phủ đã có nhiều cố gắng trong việc bố trí ngân sách cho các chương trình, chính sách đối với vùng dân tộc thiểu số, miền núi nhưng kết quả còn rất hạn chế. Ngoài các chính sách được cấp cả gói trong dòng ngân sách phân bổ cho địa phương (giáo dục, y tế và một số chính sách xã hội khác) thì ngân sách phân bổ qua các chương trình mục tiêu quốc gia đều chậm. Các chương trình do Ủy ban Dân tộc của Chính phủ quản lý năm 2017 là hơn 4.500 tỷ đồng, tuy nhiên, tính đến tháng 9/2017 tiến độ cấp mới đạt 74%, giải ngân đạt 46%, nhiều hạng mục tiến độ cấp vốn và giải ngân rất thấp hoặc chưa giải ngân được. Một số chính sách đã được phê duyệt nhưng chưa được bố trí ngân sách.
Bên cạnh đó, công tác quản lý nhà nước, sự phối hợp giữa các bộ, ngành trong triển khai, hướng dẫn thực hiện chính sách dân tộc còn hạn chế. Công tác theo dõi địa bàn, nắm bắt tình hình vùng dân tộc thiểu số, miền núi của các bộ, ngành và địa phương chưa sâu sát, chậm tham mưu đề xuất giải quyết những vấn đề phát sinh, nhất là việc đánh giá tiến độ thực hiện nhiệm vụ, chưa chỉ rõ những khó khăn vướng mắc cần giải quyết.
Theo đại biểu Quốc hội Đinh Duy Vượt (Gia Lai), các chương trình, chính sách, dự án đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số, miền núi hiện nay có nhiều nội dung chồng chéo, thiếu tập trung, nhiều đầu mối quản lý, dẫn đến phân tán nguồn lực, khó khăn trong quản lý, chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Một số chính sách không phù hợp với đặc điểm từng vùng, từng dân tộc; chưa gắn kết phát triển kinh tế với giải quyết những vấn đề xã hội, nhu cầu cấp bách. Một số chính sách hiệu quả chưa cao cần được xem xét. Đây là những tồn tại bất cập đã được chỉ ra, nhưng chậm được giải quyết.
Đề xuất ban hành bộ tiêu chí mới về phân định vùng dân tộc thiểu số, miền núi
Theo chương trình hoạt động năm 2017, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã giám sát chuyên đề “Việc thực hiện phân định vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển; phân định xã, huyện, tỉnh là miền núi, vùng cao”.
Để có các căn cứ hoạch định chính sách, tạo các điều kiện, cơ chế đầu tư phát triển kinh tế - xã hội đối với vùng dân tộc thiểu số, miền núi, Chính phủ đã có chủ trương và tổ chức thực hiện phân định địa bàn miền núi, vùng cao; phân định vùng dân tộc thiểu số, miền núi theo trình độ phát triển. Việc phân định miền núi, vùng cao là cơ sở để ban hành chính sách quy định trong các Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Đầu tư, Luật Tổ chức chính quyền địa phương.... Phân định vùng dân tộc thiểu số theo trình độ phát triển là cơ sở để thực hiện các chính sách cho đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất, ổn định đời sống, xóa đói giảm nghèo; đồng thời áp dụng để thực hiện các nội dung chính sách về giáo dục, y tế, bảo đảm an ninh xã hội khác.
Tuy nhiên, sau một thời gian áp dụng, cách phân định xã, huyện, tỉnh là miền núi, vùng cao và phân định vùng dân tộc thiểu số, miền núi theo trình độ phát triển đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập, áp dụng không thống nhất. Các tiêu chí chính để xác định miền núi, vùng cao mới chỉ căn cứ yếu tố độ cao so với mặt nước biển và tiêu chí số đơn vị hành chính để xác định là là tỉnh, huyện, xã là vùng cao. Một số tiêu chí, yếu tố đặc thù về địa hình, địa chất, thổ nhưỡng, khí hậu có tác động thường xuyên tới sản xuất và đời sống của cư dân chưa được thể hiện.
Bên cạnh đó, việc phân định miền núi, vùng cao trên thực tế vừa qua chưa phản ảnh đúng tính chất, tương quan giữa các địa phương, các vùng, tạo nên sự chênh lệch đáng kể trong kết quả xếp loại. Nhiều nơi, địa bàn trung du, đồi thấp cũng được xếp loại vùng miền núi hay vùng núi một số tỉnh đồng bằng có tính khác biệt với miền núi, vùng cao. Điều này dẫn đến việc áp dụng các các chính sách thiếu sự đồng bộ, thiếu sự tập trung ưu tiên và phân tán nguồn lực.
Về hạn chế, bất cập trong phân định vùng dân tộc thiểu số, miền núi theo trình độ phát triển, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành cho biết, nhìn vào kết quả phân định xã khu vực 3 (xã đặc biệt khó khăn) trong gần 20 năm, số lượng xã hầu như không thay đổi. Điều này cho thấy còn hạn chế về hiệu quả đầu tư và kết quả thực hiện các mục tiêu của hệ thống chính sách đã, đang thực hiện trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng đặc biệt khó khăn.
Bên cạnh đó, trong các tiêu chí phân định cấp xã, thôn bản vùng dân tộc thiểu số, miền núi thành 3 khu vực, tiêu chí tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo là quan trọng số một, có ý nghĩa quyết định. Tuy nhiên, căn cứ này lại luôn có sự biến động hàng năm (chưa kể đến mức độ tin cậy và độ chính xác của kết quả đánh giá hộ nghèo của cơ sở), trong khi tính ổn định của bộ tiêu chí phân định là 5 năm, dẫn đến một số bất cập trong thực hiện chính sách đầu tư và thụ hưởng chính sách xã hội của rất nhiều đối tượng liên quan.
Thực tế đã có khá nhiều sự thay đổi, biến động, nhưng chưa có sự điều chỉnh, đánh giá kết quả phân định phù hợp. Bên cạnh đó là việc mở rộng các tiêu chí và kết quả phân định chưa chính xác ở một số địa phương dẫn đến sự chênh lệch đáng kể trong xếp loại giữa các vùng, thiếu trọng tâm, trọng điểm dẫn đến việc hoạch định, tổ chức thực hiện một số chính sách trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số đạt hiệu quả chưa cao, vừa thiếu, vừa chồng chéo, khó quản lý, khó thực hiện; đôi khi dẫn đến sự thiếu bình đẳng về đầu tư và chính sách an sinh xã hội.
Theo nhiều đại biểu, cần có sự thống nhất về tiêu chí phân định vùng dân tộc thiểu số, vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn. Trong đó, việc phân bổ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ cần tập trung theo hướng dựa vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các vùng dân tộc thiểu số, vùng cao. "Hiện các tiêu chí để phân định vùng dân tộc thiểu số, vùng núi có nhiều bất cập, không thống nhất dẫn đến việc áp dụng chính sách còn nhiều hạn chế. Phân bổ nguồn lực đầu tư, chính sách hỗ trợ cần dựa vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các vùng dân tộc thiểu số, vùng núi sẽ tránh được việc chính sách chồng chéo, khó quản lý, thực hiện; đồng thời phù hợp với điều kiện, đặc điểm từng vùng, từng dân tộc, tránh lãng phí nguồn lực" - đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) kiến nghị.
Tại hội nghị, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đề xuất với Chính phủ bổ sung, sửa đổi, ban hành bộ tiêu chí mới kèm các giải pháp thống nhất nhiệm vụ phân định đơn vị hành chính và địa bàn có các khó khăn đặc thù.
Kết luận Hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng khẳng định Đảng, Nhà nước luôn quan tâm chăm lo cho cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số. Vừa qua, việc ban hành và thực hiện nhiều chương trình, chính sách phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã đạt được những kết quả tích cực, kết cấu hạ tầng vùng miền núi được cải thiện, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào không ngừng được nâng lên.
Thời gian tới, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị Ủy ban Dân tộc phối hợp, chỉ đạo, tham mưu cho Chính phủ tiếp tục rà soát, hoàn thiện và tập trung thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách giảm nghèo, phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình 135 phát triển các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; Đề án phát triển kinh tế - xã hội vùng các dân tộc rất ít người và chính sách hỗ trợ người có uy tín…; Quan tâm phát triển các lĩnh vực có tiềm năng, mang bản sắc văn hóa đa dạng của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nhất là du lịch, phát triển dược liệu quý hiếm, bảo vệ, phát triển rừng, giữ nguồn sinh thủy.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị các bộ, ban, ngành Trung ương, cấp ủy chính quyền địa phương sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Ủy ban Dân tộc của Chính phủ trong việc tổ chức thực hiện, giám sát việc thực hiện chính sách dân tộc. Riêng Hội đồng nhân dân các tỉnh cần có những quyết định kịp thời, linh hoạt các chính sách được phân cấp quyết định, giám sát thực hiện tại địa phương theo thẩm quyền.
Theo báo cáo giám sát của Hội đồng Dân tộc, tình hình đời sống, kinh tế, an ninh chinh trị, trật tự an toàn xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi trên cả nước cơ bản ổn định. Các vấn đề an sinh xã hội, thực hiện các chính sách dân tộc tiếp tục được quan tâm, chỉ đạo. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương vùng dân tộc thiểu số, miền núi năm 2017 vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế. Vấn đề cốt lõi để phát triển sản xuất, giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số triển khai chậm và chưa rõ hiệu quả. Nhiều địa phương gặp các khó khăn phát sinh do ảnh hưởng của thiên tai, bão lụt, biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm nhập mặn, đã tác động lớn đến sản xuất, đời sống, sinh hoạt của người dân trong đó có đồng bào vùng dân tộc thiểu số, miền núi, nhất là địa bàn các tỉnh miền núi phía Bắc (Yên Bái, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La) và một số vùng thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Tình hình trên cũng gây nên gia tăng số hộ nghèo ở một số địa phương.
Về nguyên nhân của những hạn chế trên, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành cho biết, qua giám sát của Quốc hội cho thấy hiện một số đề án, chính sách đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhưng đến nay chưa được bố trí vốn để triển khai thực hiện, hoặc được bố trí vốn hạn hẹp, chưa đáp ứng theo kế hoạch được duyệt. Kinh phí từ ngân sách địa phương rất hạn chế, thậm chí chưa bố trí để triển khai thực hiện.
Mặc dù Chính phủ đã có nhiều cố gắng trong việc bố trí ngân sách cho các chương trình, chính sách đối với vùng dân tộc thiểu số, miền núi nhưng kết quả còn rất hạn chế. Ngoài các chính sách được cấp cả gói trong dòng ngân sách phân bổ cho địa phương (giáo dục, y tế và một số chính sách xã hội khác) thì ngân sách phân bổ qua các chương trình mục tiêu quốc gia đều chậm. Các chương trình do Ủy ban Dân tộc của Chính phủ quản lý năm 2017 là hơn 4.500 tỷ đồng, tuy nhiên, tính đến tháng 9/2017 tiến độ cấp mới đạt 74%, giải ngân đạt 46%, nhiều hạng mục tiến độ cấp vốn và giải ngân rất thấp hoặc chưa giải ngân được. Một số chính sách đã được phê duyệt nhưng chưa được bố trí ngân sách.
Bên cạnh đó, công tác quản lý nhà nước, sự phối hợp giữa các bộ, ngành trong triển khai, hướng dẫn thực hiện chính sách dân tộc còn hạn chế. Công tác theo dõi địa bàn, nắm bắt tình hình vùng dân tộc thiểu số, miền núi của các bộ, ngành và địa phương chưa sâu sát, chậm tham mưu đề xuất giải quyết những vấn đề phát sinh, nhất là việc đánh giá tiến độ thực hiện nhiệm vụ, chưa chỉ rõ những khó khăn vướng mắc cần giải quyết.
Theo đại biểu Quốc hội Đinh Duy Vượt (Gia Lai), các chương trình, chính sách, dự án đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số, miền núi hiện nay có nhiều nội dung chồng chéo, thiếu tập trung, nhiều đầu mối quản lý, dẫn đến phân tán nguồn lực, khó khăn trong quản lý, chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Một số chính sách không phù hợp với đặc điểm từng vùng, từng dân tộc; chưa gắn kết phát triển kinh tế với giải quyết những vấn đề xã hội, nhu cầu cấp bách. Một số chính sách hiệu quả chưa cao cần được xem xét. Đây là những tồn tại bất cập đã được chỉ ra, nhưng chậm được giải quyết.
Đề xuất ban hành bộ tiêu chí mới về phân định vùng dân tộc thiểu số, miền núi
Theo chương trình hoạt động năm 2017, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã giám sát chuyên đề “Việc thực hiện phân định vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển; phân định xã, huyện, tỉnh là miền núi, vùng cao”.
Để có các căn cứ hoạch định chính sách, tạo các điều kiện, cơ chế đầu tư phát triển kinh tế - xã hội đối với vùng dân tộc thiểu số, miền núi, Chính phủ đã có chủ trương và tổ chức thực hiện phân định địa bàn miền núi, vùng cao; phân định vùng dân tộc thiểu số, miền núi theo trình độ phát triển. Việc phân định miền núi, vùng cao là cơ sở để ban hành chính sách quy định trong các Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Đầu tư, Luật Tổ chức chính quyền địa phương.... Phân định vùng dân tộc thiểu số theo trình độ phát triển là cơ sở để thực hiện các chính sách cho đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất, ổn định đời sống, xóa đói giảm nghèo; đồng thời áp dụng để thực hiện các nội dung chính sách về giáo dục, y tế, bảo đảm an ninh xã hội khác.
Tuy nhiên, sau một thời gian áp dụng, cách phân định xã, huyện, tỉnh là miền núi, vùng cao và phân định vùng dân tộc thiểu số, miền núi theo trình độ phát triển đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập, áp dụng không thống nhất. Các tiêu chí chính để xác định miền núi, vùng cao mới chỉ căn cứ yếu tố độ cao so với mặt nước biển và tiêu chí số đơn vị hành chính để xác định là là tỉnh, huyện, xã là vùng cao. Một số tiêu chí, yếu tố đặc thù về địa hình, địa chất, thổ nhưỡng, khí hậu có tác động thường xuyên tới sản xuất và đời sống của cư dân chưa được thể hiện.
Bên cạnh đó, việc phân định miền núi, vùng cao trên thực tế vừa qua chưa phản ảnh đúng tính chất, tương quan giữa các địa phương, các vùng, tạo nên sự chênh lệch đáng kể trong kết quả xếp loại. Nhiều nơi, địa bàn trung du, đồi thấp cũng được xếp loại vùng miền núi hay vùng núi một số tỉnh đồng bằng có tính khác biệt với miền núi, vùng cao. Điều này dẫn đến việc áp dụng các các chính sách thiếu sự đồng bộ, thiếu sự tập trung ưu tiên và phân tán nguồn lực.
Về hạn chế, bất cập trong phân định vùng dân tộc thiểu số, miền núi theo trình độ phát triển, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành cho biết, nhìn vào kết quả phân định xã khu vực 3 (xã đặc biệt khó khăn) trong gần 20 năm, số lượng xã hầu như không thay đổi. Điều này cho thấy còn hạn chế về hiệu quả đầu tư và kết quả thực hiện các mục tiêu của hệ thống chính sách đã, đang thực hiện trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng đặc biệt khó khăn.
Bên cạnh đó, trong các tiêu chí phân định cấp xã, thôn bản vùng dân tộc thiểu số, miền núi thành 3 khu vực, tiêu chí tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo là quan trọng số một, có ý nghĩa quyết định. Tuy nhiên, căn cứ này lại luôn có sự biến động hàng năm (chưa kể đến mức độ tin cậy và độ chính xác của kết quả đánh giá hộ nghèo của cơ sở), trong khi tính ổn định của bộ tiêu chí phân định là 5 năm, dẫn đến một số bất cập trong thực hiện chính sách đầu tư và thụ hưởng chính sách xã hội của rất nhiều đối tượng liên quan.
Thực tế đã có khá nhiều sự thay đổi, biến động, nhưng chưa có sự điều chỉnh, đánh giá kết quả phân định phù hợp. Bên cạnh đó là việc mở rộng các tiêu chí và kết quả phân định chưa chính xác ở một số địa phương dẫn đến sự chênh lệch đáng kể trong xếp loại giữa các vùng, thiếu trọng tâm, trọng điểm dẫn đến việc hoạch định, tổ chức thực hiện một số chính sách trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số đạt hiệu quả chưa cao, vừa thiếu, vừa chồng chéo, khó quản lý, khó thực hiện; đôi khi dẫn đến sự thiếu bình đẳng về đầu tư và chính sách an sinh xã hội.
Theo nhiều đại biểu, cần có sự thống nhất về tiêu chí phân định vùng dân tộc thiểu số, vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn. Trong đó, việc phân bổ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ cần tập trung theo hướng dựa vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các vùng dân tộc thiểu số, vùng cao. "Hiện các tiêu chí để phân định vùng dân tộc thiểu số, vùng núi có nhiều bất cập, không thống nhất dẫn đến việc áp dụng chính sách còn nhiều hạn chế. Phân bổ nguồn lực đầu tư, chính sách hỗ trợ cần dựa vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các vùng dân tộc thiểu số, vùng núi sẽ tránh được việc chính sách chồng chéo, khó quản lý, thực hiện; đồng thời phù hợp với điều kiện, đặc điểm từng vùng, từng dân tộc, tránh lãng phí nguồn lực" - đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) kiến nghị.
Tại hội nghị, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đề xuất với Chính phủ bổ sung, sửa đổi, ban hành bộ tiêu chí mới kèm các giải pháp thống nhất nhiệm vụ phân định đơn vị hành chính và địa bàn có các khó khăn đặc thù.
Kết luận Hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng khẳng định Đảng, Nhà nước luôn quan tâm chăm lo cho cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số. Vừa qua, việc ban hành và thực hiện nhiều chương trình, chính sách phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã đạt được những kết quả tích cực, kết cấu hạ tầng vùng miền núi được cải thiện, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào không ngừng được nâng lên.
Thời gian tới, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị Ủy ban Dân tộc phối hợp, chỉ đạo, tham mưu cho Chính phủ tiếp tục rà soát, hoàn thiện và tập trung thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách giảm nghèo, phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình 135 phát triển các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; Đề án phát triển kinh tế - xã hội vùng các dân tộc rất ít người và chính sách hỗ trợ người có uy tín…; Quan tâm phát triển các lĩnh vực có tiềm năng, mang bản sắc văn hóa đa dạng của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nhất là du lịch, phát triển dược liệu quý hiếm, bảo vệ, phát triển rừng, giữ nguồn sinh thủy.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị các bộ, ban, ngành Trung ương, cấp ủy chính quyền địa phương sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Ủy ban Dân tộc của Chính phủ trong việc tổ chức thực hiện, giám sát việc thực hiện chính sách dân tộc. Riêng Hội đồng nhân dân các tỉnh cần có những quyết định kịp thời, linh hoạt các chính sách được phân cấp quyết định, giám sát thực hiện tại địa phương theo thẩm quyền.
Nguyễn Xuân Tùng