Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Đại Dương, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về khoa học, công nghệ tiếp tục được hoàn thiện với tư tưởng xuyên suốt là lấy doanh nghiệp làm trung tâm. Các cơ chế, chính sách khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, đổi mới công nghệ đã có những tác động tích cực. Bên cạnh đó, nhiều thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực y tế, nông nghiệp, thông tin, xây dựng..; hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đã bắt đầu hình thành và đang phát triển nhanh.
Về phân bổ, sử dụng ngân sách khoa học, công nghệ, Dự toán chi sự nghiệp khoa học, công nghệ năm 2017 đã được Quốc hội phê duyệt 11.243 tỷ đồng, trong đó sự nghiệp khoa học công nghệ Trung ương 8.731 tỷ đồng (chiếm 77,66%), sự nghiệp khoa học công nghệ địa phương 2.512 tỷ đồng (chiếm 22,34%). Số kinh phí còn lại dành cho chi đầu tư phát triển khoa học công nghệ, chi an ninh quốc phòng, chi dự phòng và an sinh xã hội.
Thảo luận tại phiên họp, các đại biểu đánh giá, so với các năm trước, nhìn chung, tình hình phân bổ và sử dụng kinh phí sự nghiệp khoa học của các địa phương năm 2017 đã được cải thiện theo chiều hướng tốt hơn. Phần lớn kinh phí được sử dụng đúng mục đích, dành cho hoạt động nghiên cứu triển khai và các hoạt động phục vụ quản lý nhà nước về khoa học công nghệ. Bên cạnh những kết quả đạt được, các thành viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho rằng, chính sách, giải pháp mạnh để tạo đột phá về khoa học, công nghệ trong các lĩnh vực mà Việt Nam có lợi thế còn thiếu; chưa hình thành được nhiều lĩnh vực khoa học, công nghệ mũi nhọn, có khả năng cạnh tranh bình đẳng với khu vực, thế giới. Ngoài ra, cơ chế tài chính cho khoa học, công nghệ đã được tháo gỡ nhưng vẫn còn bất cập, cần tiếp tục được hoàn thiện; đặc biệt thiếu cơ chế hấp dẫn để thu hút các nguồn lực xã hội, doanh nghiệp đầu tư cho khoa học, công nghệ.
Ông Nguyễn Trường Giang, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp, Bộ Tài chính thừa nhận, khả năng cân đối ngân sách chưa đáp ứng được số lượng và nhu cầu kinh phí sự nghiệp khoa học, đặc biệt là nhiệm vụ khoa học cấp quốc gia được phê duyệt. Ngoài ra, việc phê duyệt các đề tài, dự án khoa học công nghệ chưa “nhìn” vào khả năng ngân sách dẫn tới nhiều nhiệm vụ không được bố trí đủ vốn hoặc bố trí dàn trải. Đại diện Bộ Tài chính đề nghị các cơ quan quản lý khoa học lưu ý đến khả năng ngân sách khi phê duyệt các nhiệm vụ khoa học công nghệ, đặc biệt là nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp quốc gia.
Đại biểu Lê Công Nhường, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội nêu rõ, theo số liệu thống kê 5 năm từ 2011 – 2015, tổng chi cho sự nghiệp khoa học hàng năm chỉ tương ứng 1,54% tổng chi ngân sách và dự báo nguồn chi cho khoa học công nghệ năm 2018, mặc dù tăng so với năm 2017 nhưng cũng chưa tới 2%. Đại biểu Lê Công Nhường kiến nghị các bộ, ngành đặc biệt là Bộ Tài chính quan tâm về vấn đề này, bảo đảm mức đầu tư từ ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ không dưới 2% tổng chi ngân sách Nhà nước hàng năm như Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 11/4/2012 về Chiến lược phát triển Khoa học và Công nghệ giai đoạn 2011-2020.
Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chỉ rõ, kinh phí đầu tư cho nghiên cứu và chuyển giao khoa học, công nghệ trong nông nghiệp còn thấp so với yêu cầu; việc xã hội hoá nguồn kinh phí nghiên cứu khoa học còn chậm. Bên cạnh đó, nguồn kinh phí đầu tư cho khoa học, công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp do nhiều Bộ quản lý thông qua triển khai nhiều Chương trình, Đề án, Dự án cấp Nhà nước, cấp Bộ trong các lĩnh vực liên quan của ngành nên dẫn đến tình trạng dàn trải và thiếu tập trung. Đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị tăng mức đầu tư cho khoa học công nghệ, kể cả đầu tư phát triển, nghiên cứu chuyển giao, đào tạo cho lĩnh vực nông nghiệp.
Tại phiên thảo luận, các đại biểu kiến nghị Quốc hội và Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định tại các Luật có liên quan đến đầu tư, kinh doanh, các luật thuế,… để tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy hoạt động khoa học, công nghệ, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Các đơn vị cần tập trung sắp xếp các tổ chức khoa học, công nghệ trực thuộc theo Quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, từ đó tập trung có đầu tư có trọng điểm. Nhiều đại biểu đề nghị, Quốc hội, Chính phủ cân đối đủ 2% tổng chi ngân sách Nhà nước cho hoạt động khoa học, công nghệ.
Về phân bổ, sử dụng ngân sách khoa học, công nghệ, Dự toán chi sự nghiệp khoa học, công nghệ năm 2017 đã được Quốc hội phê duyệt 11.243 tỷ đồng, trong đó sự nghiệp khoa học công nghệ Trung ương 8.731 tỷ đồng (chiếm 77,66%), sự nghiệp khoa học công nghệ địa phương 2.512 tỷ đồng (chiếm 22,34%). Số kinh phí còn lại dành cho chi đầu tư phát triển khoa học công nghệ, chi an ninh quốc phòng, chi dự phòng và an sinh xã hội.
Thảo luận tại phiên họp, các đại biểu đánh giá, so với các năm trước, nhìn chung, tình hình phân bổ và sử dụng kinh phí sự nghiệp khoa học của các địa phương năm 2017 đã được cải thiện theo chiều hướng tốt hơn. Phần lớn kinh phí được sử dụng đúng mục đích, dành cho hoạt động nghiên cứu triển khai và các hoạt động phục vụ quản lý nhà nước về khoa học công nghệ. Bên cạnh những kết quả đạt được, các thành viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho rằng, chính sách, giải pháp mạnh để tạo đột phá về khoa học, công nghệ trong các lĩnh vực mà Việt Nam có lợi thế còn thiếu; chưa hình thành được nhiều lĩnh vực khoa học, công nghệ mũi nhọn, có khả năng cạnh tranh bình đẳng với khu vực, thế giới. Ngoài ra, cơ chế tài chính cho khoa học, công nghệ đã được tháo gỡ nhưng vẫn còn bất cập, cần tiếp tục được hoàn thiện; đặc biệt thiếu cơ chế hấp dẫn để thu hút các nguồn lực xã hội, doanh nghiệp đầu tư cho khoa học, công nghệ.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh và đoàn công tác thăm mô hình nuôi bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo tại xã Thanh Vân thuộc huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Ảnh: Minh Tâm-TTXVN |
Ông Nguyễn Trường Giang, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp, Bộ Tài chính thừa nhận, khả năng cân đối ngân sách chưa đáp ứng được số lượng và nhu cầu kinh phí sự nghiệp khoa học, đặc biệt là nhiệm vụ khoa học cấp quốc gia được phê duyệt. Ngoài ra, việc phê duyệt các đề tài, dự án khoa học công nghệ chưa “nhìn” vào khả năng ngân sách dẫn tới nhiều nhiệm vụ không được bố trí đủ vốn hoặc bố trí dàn trải. Đại diện Bộ Tài chính đề nghị các cơ quan quản lý khoa học lưu ý đến khả năng ngân sách khi phê duyệt các nhiệm vụ khoa học công nghệ, đặc biệt là nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp quốc gia.
Đại biểu Lê Công Nhường, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội nêu rõ, theo số liệu thống kê 5 năm từ 2011 – 2015, tổng chi cho sự nghiệp khoa học hàng năm chỉ tương ứng 1,54% tổng chi ngân sách và dự báo nguồn chi cho khoa học công nghệ năm 2018, mặc dù tăng so với năm 2017 nhưng cũng chưa tới 2%. Đại biểu Lê Công Nhường kiến nghị các bộ, ngành đặc biệt là Bộ Tài chính quan tâm về vấn đề này, bảo đảm mức đầu tư từ ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ không dưới 2% tổng chi ngân sách Nhà nước hàng năm như Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 11/4/2012 về Chiến lược phát triển Khoa học và Công nghệ giai đoạn 2011-2020.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh và đoàn công tác thăm mô hình trồng cây dược liệu của Công ty An Vy tại xã Quyết Tiến thuộc huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Ảnh: Minh Tâm-TTXVN |
Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chỉ rõ, kinh phí đầu tư cho nghiên cứu và chuyển giao khoa học, công nghệ trong nông nghiệp còn thấp so với yêu cầu; việc xã hội hoá nguồn kinh phí nghiên cứu khoa học còn chậm. Bên cạnh đó, nguồn kinh phí đầu tư cho khoa học, công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp do nhiều Bộ quản lý thông qua triển khai nhiều Chương trình, Đề án, Dự án cấp Nhà nước, cấp Bộ trong các lĩnh vực liên quan của ngành nên dẫn đến tình trạng dàn trải và thiếu tập trung. Đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị tăng mức đầu tư cho khoa học công nghệ, kể cả đầu tư phát triển, nghiên cứu chuyển giao, đào tạo cho lĩnh vực nông nghiệp.
Tại phiên thảo luận, các đại biểu kiến nghị Quốc hội và Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định tại các Luật có liên quan đến đầu tư, kinh doanh, các luật thuế,… để tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy hoạt động khoa học, công nghệ, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Các đơn vị cần tập trung sắp xếp các tổ chức khoa học, công nghệ trực thuộc theo Quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, từ đó tập trung có đầu tư có trọng điểm. Nhiều đại biểu đề nghị, Quốc hội, Chính phủ cân đối đủ 2% tổng chi ngân sách Nhà nước cho hoạt động khoa học, công nghệ.
Phan Phương