Các chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn được xem là giải pháp thiết thực góp phần tạo việc làm ổn định và nâng cao thu nhập cho người dân, đặc biệt đồng bào dân tộc thiểu số tại Gia Lai.
Nhằm tạo điều kiện cho học sinh đi thi tốt nghiệp trung học phổ thông, đi thi và nhập học vào các trường đại học, học viên, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, ngành đường sắt đang triển chương trình giảm giá vé tàu cho học sinh và người thân đi cùng bằng tàu.
Gắn kết dạy nghề với nhu cầu doanh nghiệp, thị trường lao động và việc làm, các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh Yên Bái không ngừng làm tốt công tác hướng nghiệp; nắm bắt nhu cầu thị trường, nhân lực của các doanh nghiệp để tuyển sinh, đào tạo phù hợp. Cùng với đó, các cơ sở chú trọng công tác đổi mới đào tạo nghề để có đội ngũ lao động kỹ thuật cung ứng cho thị trường.
Những năm gần đây, các cấp Hội Phụ nữ trên địa bàn tỉnh Bến Tre đã đẩy mạnh công tác dạy nghề, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho hội viên, đặc biệt là phụ nữ nông thôn. Đây được xem là giải pháp quan trọng nhằm cải thiện đời sống kinh tế, từ đó nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới, giảm nghèo bền vững.
Xuất phát từ nhu cầu của lao động nông thôn, các lớp dạy nghề ngắn hạn trên địa bàn huyện vùng sâu An Minh, tỉnh Kiên Giang đã thu hút nhiều lao động tham gia, góp phần giải quyết việc làm tại chỗ.
Tỉnh Quảng Trị đang tăng cường nguồn lực hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng sự cố môi trường biển, học nghề, tìm việc làm và xuất khẩu lao động nhằm chuyển đổi sinh kế để ổn định cuộc sống.
Thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong 10 năm qua (2008-2018), huyện miền núi Thạch Thành (Thanh Hóa) đã mở 248 lớp dạy nghề với 6.661 người được đào tạo.
Qua 5 năm thực hiện Chỉ thị 19-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn, thành phố Đà Nẵng đã đào tạo nghề cho hơn 5.000 lao động nông thôn, lao động đặc thù. Tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm sau học nghề là 82,46%; trong đó được doanh nghiệp hoặc đơn vị tuyển dụng 24,04%, tự tạo việc làm 70,47%, doanh nghiệp hoặc đơn vị bao tiêu sản phẩm và làm việc trong các tổ hợp tác, hợp tác xã 5,49%.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam vừa có ý kiến chỉ đạo các đơn vị trong Bộ và các địa phương từ nay đến năm và kế hoạch năm 2018, cần đổi mới mạnh khâu quản lý nhà nước, xác định nhu cầu đào tạo, huy động nguồn lực đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.
Ngày 24/2/2017, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức Hội nghị toàn quốc biểu dương, phát huy vai trò các tôn giáo tham gia hoạt động bảo trợ xã hội và dạy nghề. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân dự và chủ trì hội nghị.
Những năm gần đây, công tác dạy nghề và đào tạo nghề cho lao động nông thôn được huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang) thực hiện theo hướng sát với nhu cầu thực tế của người lao động ở từng địa phương. Trên cơ sở đó, việc đào tạo, hướng dẫn người lao động áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt, chế biến sản phẩm và tận dụng thời gian nông nhàn để có thêm thu nhập.
Nhiều năm qua, các trường nghề luôn hụt chỉ tiêu tuyển sinh, thậm chí nhiều trường đã rơi vào tình cảnh “chết lâm sàng”. Trước thực tế này, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quyết định sẽ rà soát, sắp xếp lại các cơ sở dạy nghề.